Thông tin

ẢO TƯỞNG CUỘC ĐỜI (tt)

ẢO TƯỞNG CUỘC ĐỜI (tt)

 

TRẦN TAM NGUYÊN

 

 

Những sử gia, tiền sử gia, những nhà nhân chủng học, sinh vật học, kế tiếp đến những nhà địa chấn học, những nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và dựa một cách liên tục trên những bài vở, trên những liên lạc thư từ, trên những chứng kiến, trên những mô tả, trên những hóa thạch, rồi trên những quan sát bầu trời, và trên lý thuyết, thứ này đến thứ khác làm sống trở lại dưới mắt chúng ta một quá khứ bất ngờ. Chúng ta hầu như biết tất cả các thời đại kể cả nguồn gốc của chữ viết, khởi đầu của canh nông, nghệ thuật, những cuộc di dân từ Phi châu sang Á châu và Âu châu, từ sự đi qua của những người sơ khai đứng lên và suy tư. Và hơn nữa những hình thức đầu tiên của sự sống, sự sắp đặt của hệ thống mặt trời, sự tách rời của những thiên hà, sự rời xa nhau giữa thiên hà này với thiên hà khác. Sự bắt đầu của mọi sự vật hình như nổi lên hơn trong những chuyện truyền kỳ và khoa học cho chúng ta biết đến vụ nổ lớn khởi nguồn.

Những gì khối óc dạy cho chúng ta biết là chúng ta đã đi ra từ một câu chuyện dài có nhiều dáng dấp của một thiên anh hùng ca, của một đại nhạc hội kịch trường, của tiểu thuyết với một bắt đầu và một kết thúc, với những nhân vật khác chính chúng ta, một loại trò chơi đối nghịch và một chút khủng khiếp diễn ra trong lúc đó. Chúng ta đi ra từ câu chuyện này nhưng chính chúng ta cho nó ý nghĩa, chúng ta sẽ chẳng là gì cả nếu không có câu chuyện đó, nhưng nó cũng chẳng là gì cả nếu không có chúng ta; chúng ta là những nhân vật của cuốn tiểu thuyết đầu tiên này, nhưng chính chúng ta đã viết ra nó, hay ít nhất là đã khám phá ra nó. Chúng ta ở giữa sự huy hoàng đó hay nói đúng hơn cuộc phiêu lưu duy nhất không hiện hữu đó. Tất cả những thứ khác, tất cả những gì chúng ta sống, sáng chế, kể lể, vẽ ra hay mơ ước, những gì chúng ta gọi là nghệ thuật, văn chương, kỹ nghệ, thực nghiệm, khám phá chỉ là sự bắt chước mờ ảo, một phần nhỏ, một sự tạo dựng trở lại vụng về, và chỉ một phần sự huy hoàng của nó.

Nhưng những thứ gần như không gì cả đó của thế giới này đã bị mang đi bởi thời gian. Những thứ đó ở dưới ánh mặt trời, người Hy Lạp gọi là thế giới tuyệt vời. Tôi rất sung sướng và hãnh diện là một con người được tham gia vào cuộc đời này bên cạnh những con mèo, con lừa, con voi, những cây ô-liu mà đối với tôi thật gần gũi và thân mến.

Tất cả những gì ở trong thời gian sẽ đi qua với thời gian, chẳng có gì thuộc về thế giới mỏng manh và tạm bợ này với chỉ được một chút tôn trọng, một chút bằng lòng hài hước xa vời. Người ta rất có thể chết một cách tốt đẹp, cho danh dự tổ quốc, cho sự tin tưởng và cho những gì yêu thương. Nhưng con người đã bị trói buộc vào sự vĩnh cửu một cách không dè dặt, không hạn chế.

Vĩnh cửu là gì? Chúng ta biết rất rõ ràng, đó là những gì chúng ta hằng mong muốn. Chúng ta đi đến vĩnh cửu bởi vì chúng ta được sinh ra và bởi vì chúng ta sẽ chết. Sự sống chỉ là chốn tiền đình và mở đầu cho sự chết. Sinh ra không khác gì là bắt đầu sự chết. Những sự vật trang nghiêm bắt đầu với sự chết. Chúng ta sống một ít thời gian và chúng ta sẽ chết mãi mãi dù cho chúng ta có tin hay không đến một vài thứ gì đó sau khi chết, tất cả chúng ta sẽ đi vào trong vĩnh cửu ngay khi chúng ta đi ra khỏi thời gian, nghĩa là lúc chúng ta chết. Vấn đề duy nhất là biết được sự vĩnh cửu này phải chăng trống rỗng, không có một chút ý nghĩa nào hay nó đầy một niềm hy vọng mù mịt, mờ tối có khả năng cho nó một ý nghĩa.

Sự thật là chúng ta tự cho quá to lớn, quá quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta bị xé ra giữa sự bé nhỏ và sự to lớn, giữa sự đói khổ và giàu mạnh. Chúng ta không là gì cả, không thể đối phó với quyền hành của một tinh thần khép kín trong một cơ thể đi đến chỗ vỡ tan, tàn rụi và chỉ xuất hiện để vội vàng biến mất. Mỗi người chúng ta là một ông vua đầy quyền hành, liên tục, huy hoàng, nghèo khó, cung hiến để biến thành những hạt bụi và gặm nhấm những hy vọng. Chúng ta không biết tại sao được sinh ra và cũng không biết chết là một đày đọa hay được ban ơn. Câu hỏi vang danh của Descartes là một trong những câu hỏi nổi tiếng trong triết học: “Tôi có hiện hữu không? Tôi có sống không? Tôi có là tôi không?” Tất cả là một trò đùa. Rất có thể rằng đời sống, lịch sử, vũ trụ chỉ là một loại của giấc mơ, nhưng không một ai cho rằng mình tham dự vào giấc mơ này hay nghĩ rằng mình là một diễn viên đi vào trong thời gian, chỉ cần chúng ta đau khổ, vui cười, có thú vui hay đau đớn, khó chịu để biết được, chắc chắn rằng chúng ta thuộc về thế giới này. Không một ai tự hỏi nó là gì, nhưng mỗi người chúng ta không bao giờ ngừng tự hỏi sẽ trở thành gì sau khi đã trả lại những gì mà chúng ta gọi một cách tế nhị cái "hơi thở cuối cùng".

Ném vào trong cuộc đời mà không hỏi gì cả, tôi tự hỏi không dứt là đã đến làm gì ở bên bờ sự bận rộn này, luôn luôn la lết trong bóng mờ và sinh trở lại dưới một hình thể khác. Đến từ kinh nghiệm của những người khác và một loại hiển nhiên nội tại, chỉ có một điều chắc chắn đó là cuối cùng cái chết chiến thắng, tôi sẽ chết và anh cũng thế.

Chúng ta không thể biết gì cả những gì chờ đợi chúng ta sau khi chết, tức là khi chúng ta đi ra khỏi thời gian. Có lẽ không có gì cả chăng? Có thể không gì cả, hay có thể vài thứ gì đó mà người ta không thể nói được gì cả, có điều đáng ghi nhận đó là sự cắt đứt rất rõ ràng giữa một bên là cuộc đời và thời gian và một bên nữa là cái chết và vĩnh cửu. Người ta có thể hầu như cho rằng tất cả đều được sắp đặt để chúng ta không biết gì cả về nguồn gốc, khởi đầu và kết thúc của chúng ta.

 Sự sống khiến chúng ta bận rộn rất nhiều. Spinoza nhắc nhở chúng ta rằng triết học là một sự suy ngẫm đời sống chứ không phải cái chết. Tất cả những gì dành sẵn cho chúng ta là cuộc đời và thời gian, duy chỉ có chúng cho phép chúng ta hành động, làm lụng, vui chơi và nói năng trò chuyện. Chúng ta có thể đi ra khỏi cuộc đời và thời gian đó, dĩ nhiên chúng ta đi ra khỏi chúng bằng một thứ tầm thường là cái chết, nhưng cái bí mật sâu xa nhất chung quanh con đường bắt buộc phải đi qua đó là những gì ở đằng sau nó. Vào lúc chết cũng như vào lúc sinh ra, người ta nói rằng chúng ta đi ra khỏi một sự thật để đi vào một giấc mơ, hay có thể rằng chúng ta đi ra khỏi một giấc mơ để đi vào một sự thật. Sự bắt đầu và kết cuộc đều là một bí mật. Và điều vướng bận đó là giữa chúng – cuộc đời, thời gian, lịch sử, vũ trụ - cũng là một bí mật. Nhưng chúng ta quá quen thuộc với bí mật này như cái cảm tưởng về một con cá sống ở trong nước. Sự vĩnh cửu làm chúng ta kinh động và sự chết làm chúng ta sợ hãi, ngược lại sự sống và thời gian dường như phù hợp với chúng ta. Thật lạ lùng nhưng con người quen thuộc những điều đó. Điều giản dị là sống ở đó khiến tôi luôn luôn kinh ngạc và sự bí mật của thời gian dường như không dò xét được.

Dĩ nhiên, tôi không tin và không ai có thể tin rằng con người từ nguồn đã đi qua trên trái đất này. Sự sống đã cho họ, hay đúng hơn cho vay mượn, họ không bước ra từ chỗ hư không. Tôi cũng không tin họ là kết quả của sự ngẫu nhiên. Tôi nhận thức được sự ngẫu nhiên đóng một vai trò to lớn trong vũ trụ, nhất là trong sự sống mà đến nỗi con người xem đó là chuyện bình thường, tự nhiên. Tôi không tin những giải thích như vô số những phép lạ trên đời sống hằng ngày về sự vận hành lịch sử của chúng ta. Mắt là một phép lạ, thấy là một phép lạ, tai và nghe là những phép lạ, thân của con bò cạp, con kiến, con ong, con cá, con người là một phép lạ. Tiến trình của những ngôi sao trong không gian bành trướng nhanh chóng là một phép lạ và diễn tiến lịch sử là một phép lạ. Phép lạ hơn nữa là sự điều chỉnh đúng nguyên tắc của những luật lệ vũ trụ. Trăm lần, ngàn lần, thế giới này sẽ có thể và phải có thể tự sụp đổ. Tất cả đều giữ vững, vận hành, dĩ nhiên rất tệ và khá hơn. Điều thường xuyên nhất của thế giới là có sự tồi tệ, bất công, ác liệt, đôi khi sụp đổ. Nhưng cuối cùng thế giới vẫn còn đó, nó có phía tốt đẹp, nó chống đỡ bão tố, nó giữ vững trong những sụp đổ thiên tai, ngay cả thỉnh thoảng nó đến được một mùa hè êm ả, một cặp yêu thương sung sướng, một đứa trẻ con nô đùa đâu đó. Tất cả đều chống đỡ và vận hành. Có thể nào cho đó là sự ngẫu nhiên phiêu lưu của vũ trụ và tiếp theo là của diễn tiến lịch sử hay không? Một, hai rồi ba ngẫu nhiên, không có gì tầm thường cả, cũng không có gì tự nhiên hơn trong một thế giới mà ở đó không dứt những con đường đi chéo nhau và những số phận của sự cần thiết.

Dĩ nhiên, con người tự do, hơn ba tỉ năm sự sống vượt qua một cách chậm chạp và thành công trong mọi giai đoạn tiếp nối giữa quán tính của nguyên liệu và sự tự do của tinh thần bằng sự di động, tự động và phản ứng theo điều kiện, sự tổ chức và điều chỉnh tức thời, kỷ niệm, cảm xúc và cuối cùng sự độc lập, sự chọn lựa, sự mơ ước, dự án, sự tự do và tình yêu. Vâng, chúng ta tự do, chúng ta có thể đi bên trái, bên phải, chấp nhận, từ chối, sáng tạo, làm một chút những gì chúng ta muốn của một cuộc đời mà chúng ta đã không chọn lựa. Mỗi người là chủ những quyết định của mình được làm trong đầu hay tưởng tượng trong đầu. Những chuyển động thoải mái và hầu như dễ dàng để tiên liệu, nhất là cái tự do lẫm liệt của chúng ta bất ngờ, kinh ngạc nổi lên khắp nơi. Chúng ta không thể bay trong không gian bằng những phương tiện riêng tư, không thể lùi sống trở lại trong quá khứ, từ chối được sinh ra, làm những gì không như mong muốn, làm một con người khác hơn là chính mình. Chúng ta bị nhốt trong lịch sử và trong chúng ta. Sự tự do không cho phép chúng ta thoát ra khỏi lịch sử. Chúng ta có thể cho một ý nghĩa mới cho quá khứ và trong một số biện pháp nào đó có thể thay đổi nó. Trong tương lai, chúng ta sẽ có thể thay đổi những điều đó để cho sự tốt nhất và xấu nhất, nhưng chúng ta sẽ luôn luôn ở trong câu chuyện, trong lịch sử. Theo công thức của Raymond Aron thì con người làm lịch sử nhưng họ không biết lịch sử của họ làm. Chúng ta tự do nhưng ở trong lịch sử và trong thời gian, chúng ta không có quyền thoát khỏi thế giới, khỏi chính chúng ta và khỏi cái chết.

Bởi những lý do này nên tôi không tin vào lịch sử của vũ trụ, của con người, của cuộc đời mà tất cả chỉ là ảo tưởng, chỉ là một cuộc phiêu lưu, một tiểu thuyết, một thiên anh hùng ca, chỉ là một loại sân khấu nhà hát bao la đã trống rỗng trước đó, rồi chúng ta bị đẩy vào trong đó như là những diễn viên. Chúng ta bước lên sân khấu khi được sinh ra và đi ra khỏi sân khấu khi chết đi. Giữa sự sinh ra và sự chết chúng ta nói ra những bài tuồng. Tuồng tích này được đọc bởi không gian và thời gian, bởi câu chuyện lịch sử, bởi địa lý, bởi tình trạng của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta có quyền ứng khẩu, sửa đổi, chải chuốt trở lại, nhưng trong những giới hạn chật hẹp.

Trên sân khấu có những vai trò rất tuyệt vời, có những diễn viên lớn và có những tác dụng. Tất cả những diễn viên đều giống như nhau, nhưng có những tài tử thì được người ta nhớ lâu dài. Những diễn viên như Homère, Platon, Alexandre le Grand, Gengis Khan, Rembrandt, Shakespeare, Goethe, Napoléon Bonaparte, Chateaubriand, Tolstoi, Proust, Churchill, Staline, đều không quên. Chúng ta ghi nhớ những cử chỉ và những đối thoại của họ, tài năng và tài ba thiên thần của họ. Người nhắc tuồng, người mở màn, người lo máy móc bên cánh gà, bên trong sân khấu, người trang hoàng, người trang điểm cũng đều là những diễn viên. Chính khán giả cũng là một thành phần diễn viên. Và đám đông dân chúng ngoài đường, những người ngoại quốc qua đường, những ngân hàng, những người không nhà, những người bệnh tật ở bệnh viện, những người lính ở binh trại, những tù nhân ở trong tù, tất cả đều là những diễn viên và chỉ là diễn viên. Những họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư, nhạc sĩ, những người tình, những văn sĩ đều là những diễn viên và những độc giả, khán giả cũng là những diễn viên. Lớn hay nhỏ, vui vẻ hay khổ đau, thiên thần hay tồi tệ, giàu mạnh hay nghèo khó, tất cả đều là những diễn viên với vai trò của họ để diễn. Trình diễn là bắt buộc, chúng ta không có sự lựa chọn, không làm thinh, ngậm miệng trong một góc, diễn trong yên lặng là vai trò của người diễn câm. Chúng ta có thể cười mọi thứ và chế diễu mọi người và chế diễu chính mình, đó cũng là những vai trò tốt đẹp. Anh có thể không làm gì cả và người ta sẽ quên anh, có thể khiếu nại, có thể nổi giận, trù ẻo tác giả hay đạo diễn, nếu anh làm giỏi giang, mạnh bạo thì anh để lại tiếng tăm trong lịch sử ca kịch. Mỗi người chúng ta thay đổi vai trò trong suốt cuộc đời, rồi chúng ta sẽ chết trên sân khấu như Molière. Người ta đi qua trực tiếp từ sấn khấu ca kịch và bi kịch sang những bí mật của thế giới khác.

Trong cảnh hỗn độn này, tôi có ba điều tin tưởng: điều thứ nhất giản dị và rõ ràng nhất đó là không có gì đẹp hơn cái thế giới tạm bợ này, thật tàn nhẫn và thật vui sướng, sáng tỏ, ấm cúng được làm bởi một ngôi sao mà chúng ta gọi là mặt trời, có nước, có những con trừu, những ngọn núi, những lịch sử chiến tranh, những đau khổ về tình yêu, những con số, những cuốn sách, những bí mật, những cây ô-liu này, những con voi này, những tham vọng, những đam mê, những tư tưởng mới bất chợt làm vỡ tung như những trái lựu đạn và những giấc mơ của những cô gái trẻ. Dù rằng biết bao nhiêu bất hạnh, biết bao những khó khăn, đau khổ, nhưng thật là hạnh phúc được sinh ra đời.

Có vẻ ngược lại với điều thứ nhất, điều tin tưởng thứ hai có một vài sự kiện hơi mờ tối: sự sinh ra, đó là bắt đầu sự chết và cuộc đời mà tôi yêu mến biết bao là một loại ảo tưởng với sự hiển nhiên mọi sự vật tự tiêu tán nhanh chóng hơn và cứ thế tiếp tục không bao giờ chấm dứt. Sự tin tưởng thứ hai này đến từ xa của sự tin tưởng thứ nhất. Với những hạnh phúc và ưu phiền của nó, với những bi thảm và hân hạnh của nó, sự hiện hữu tồn tại trên trái đất này xuất hiện với tôi như một cái rây để sàng lọc, một loại tập sự, một bằng chứng, một cuộc thi tuyển phải vượt qua, nhưng để đến được gì và để đến đâu?

Điều tin tưởng thứ ba của tôi ít bảo đảm và dễ phản đối nhất, nó mang dưới hình thức một cuộc đánh cá: tôi không tin do một sự ngẫu nhiên đã tổ chức tạo dựng sự vật, với một luật lệ và một tài ba thiên thần bất ngờ, thế giới chung quanh tôi và có chính tôi trong đó đang vận hành. Dù với tất cả những nghi ngờ, tôi đặt tất cả hy vọng trong một sự cần thiết mờ tối và trong một sức mạnh vô hình mà ở đó tôi thấy nguồn gốc của sự thật này, của pháp lý này và vẻ đẹp này, ở đó chúng ta chỉ biết được những phản ảnh và phản chiếu của chúng mà thôi và chúng ta thỏa thuận gọi là thượng đế hay đấng toàn năng.Không dám chắc rằng thượng đế phải chết cũng như thế giới là phi lý, tôi nghiêng hơn về phía một bí mật, một bí hiểm, một huyền bí không tùy thuộc vào tôi, đó là một thứ khác tối đen mịt mù còn lại trong tôi.

Cuối cùng, chỉ còn một sự việc chắc chắn đó là tôi sẽ chết. Cuộc đời đối với tôi là một cuộc phiêu lưu hơn là một sự vui sướng. Tôi mong đợi thản nhiên, không nóng nảy, một loại phiêu lưu khác cũng tầm thường và cũng hấp dẫn như tôi đã đến trên những sân khấu của rạp hát, hình ảnh này bao gồm lúc tôi rút lui về hưu trí và những lúc từ biệt sân khấu này. Tôi đã tưởng tượng ra bức tranh, trong loại như là những hình nhỏ ngây thơ trên chiếc phong bì mà trong đó một gia đình mệt mỏi, chán nản tự bỏ rơi trong sự đau khổ.

Tôi không biết thượng đế có hiện hữu hay không. Tôi hy vọng là có. Ai có thể trả lời cho tôi bằng "có" hay "không", một câu hỏi vượt sức của chúng ta? Thượng đế hay thiên nhiên đã không cho phép tôi định đoạt một bí mật, một huyền bí khá xa ở phía trên tôi. Sự nghi ngờ ép buộc  thường xâm chiếm tôi, tuy sáng chói trong đó niềm hy vọng.

Tôi đã hầu như không làm gì cả trong suốt thời gian mà thượng đế hay đấng toàn năng cho tôi vay mượn trước khi lấy trở lại, nhưng với sự vụng về và ngu dốt, tôi không bao giờ ngừng lại, từ chỗ tận cùng đổ nát của tôi, đi tìm kiếm con đường đang sống, con đường sau khi lìa cuộc đời mà có thể chỉ còn là cát bụi, tôi luôn đi tìm kiếm chân lý và cuộc đời.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 84
    • Số lượt truy cập : 6367832