Thông tin

BA MƯƠI DUYÊN NHỰT

BA MƯƠI DUYÊN NHỰT

                                                          

THÍCH ĐỒNG BỔN

 

 

 

Theo sách "Tu nghiệm cố sự tiện lãm" quyển 4; và sách "Hí du tiêu lãm" quyển7, trong Phật Quang Đại từ điển chép rằng:

Mỗi ngày trong tháng (tính theo âm lịch) đều có một ÐỨC PHẬT hay một vị BỒ TÁT kết duyên lành với chúng sanh, ngày đó gọi là DUYÊN NHỰT.

Vậy mỗi ngày, trong thời khóa niệm Phật hay lễ Phật, ngoài Hồng danh Ðức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT, A DI ÐÀ PHẬT, QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, ÐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT... nên niệm thêm Hồng danh của Ðức Phật hay Bồ-tát kết duyên ngày đó.

Hoặc mỗi buổi sáng, tối dành cho những người không theo đạo nào, chỉ niệm Hồng danh của Ðức Phật hay Bồ tát kết duyên ngày đó đặng nhờ sức hộ niệm của chư Phật, Bồ tát ấy (tha lực) độ trì thêm tinh tấn trên đường sống với đời học trong đạo làm người (ba lần mỗi buổi sáng trước sân hay lúc sắp đi làm và khi sắp đi ngủ, phải thân tâm sáng suốt và uy nghiêm, không cần nhang đèn hay lễ bái rườm rà).

          Ngày mồng 1        Nam mô ÐINH QUANG PHẬT

          Ngày mồng 2        Nam mô NHIÊN ÐĂNG PHẬT

          Ngày mồng 3        Nam mô ÐA BỬU PHẬT

          Ngày mồng 4        Nam mô A SÚC BỆ PHẬT

          Ngày mồng 5        Nam mô DI LẶC BỒ TÁT

          Ngày mồng 6        Nam mô NHỊ VẠN ÐĂNG PHẬT

          Ngày mồng 7        Nam mô TAM VẠN ÐĂNG PHẬT

          Ngày mồng 8        Nam mô DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

          Ngày mồng 9        Nam mô ÐẠI THÔNG TRÍ THẮNG PHẬT

          Ngày mồng 10      Nam mô NHỰT NGUYỆT ÐĂNG MINH PHẬT

          Ngày mồng 11      Nam mô HOAN HỶ PHẬT

          Ngày mồng 12      Nam mô NAN THẮNG PHẬT

          Ngày mồng 13      Nam mô HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT

          Ngày mồng 14      Nam mô PHỔ HIỀN BỒ TÁT

          Ngày mồng 15      Nam mô A DI ÐÀ PHẬT

          Ngày mồng 16      Nam mô ÐÀ LA NI BỒ TÁT

          Ngày mồng 17      Nam mô LONG THỌ BỒ TÁT

          Ngày mồng 18      Nam mô QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

          Ngày mồng 19      Nam mô NHỰT QUANG PHẬT

          Ngày mồng 20      Nam mô NGUYỆT QUANG PHẬT

          Ngày mồng 21      Nam mô VÔ TẬN Ý BỒ TÁT

          Ngày mồng 23      Nam mô THÍ VÔ ÚY BỒ TÁT

          Ngày mồng 24      Nam mô ÐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

          Ngày mồng 25      Nam mô ÐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

          Ngày mồng 26      Nam mô VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

          Ngày mồng 27      Nam mô DƯỢC THƯỢNG BỒ TÁT

          Ngày mồng 28      Nam mô TỶ LƯ GIA NA PHẬT

          Ngày mồng 29      Nam mô DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT

          Ngày mồng 30      Nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

 

 

Lời bàn:

Đây là một tục lệ cổ trong dân gian, xuất phát từ xu hướng "Phật giáo hóa dân gian" hay cũng là một cách "Dân gian hóa Phật giáo" tác động qua lại, giao thoa giữa những xứ sở theo đạo Phật và phong tục dân gian ở các vùng đất ấy.

Vậy thì tập tục này còn có tác dụng trong thời đại chúng ta hiện nay không? Tôi nghĩ rằng có. Đó là ngoài việc mỗi ngày nhớ niệm danh hiệu một vị Phật, Bồ tát duyên nhật của ngày ấy, chúng ta còn có thể chọn làm ngày sinh của trẻ sơ sinh, giống như tên Thánh của mỗi trẻ sơ sinh bên đạo Công giáo vậy.

Có nghĩa là, trong 30 ngày của tháng âm lịch, đứa trẻ ấy sinh ra ngày nào thì danh hiệu của vị Phật, Bồ tát duyên nhật của ngày ấy chính là vị độ mạng cho đứa trẻ ấy. Và như thế, chỉ cần nói danh hiệu Phật, Bồ tát duyên nhật của đứa trẻ, chúng ta biết được ngày sinh của đứa trẻ ấy, cũng là một cách giấu ngày sinh một cách khéo léo mà chỉ người hiểu biết về duyên nhật mới biết được ngày sinh của đứa trẻ là ngày nào vậy.

Tôi nghĩ, dẫu là một tập tục cổ, nhưng ngày Duyên nhật không phải là một hủ tục. Bởi nó còn đóng góp cho sự tu trì hằng ngày của người Phật tử, tránh buông tâm mình chạy theo duyên ngoài và có ý nghĩa tích cực cho mỗi đứa trẻ được sinh ra trong nhà Phật tử, coi như đã có được hạt giống Phật, Bồ tát độ mệnh từ khi mới vừa ra đời cho đế cuối một vòng đời ở kiếp người vậy.

Có như thế, đứa trẻ từ khi mới lớn, đã biết được mình có Phật, Bồ tát độ mệnh, tức là đã có nhân duyên quy y với: Phật - Pháp - Tăng Tam bảo rồi.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 70
    • Số lượt truy cập : 6367817