Thông tin

CÁC TRƯỚC THUẬT VỀ TỊNH ĐỘ Ở TRUNG HOA

CÁC TRƯỚC THUẬT VỀ TỊNH ĐỘ Ở TRUNG HOA

 

LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC

 

 

Kinh điển và kinh sớ (sách chú giải kinh) về tư tưởng Tịnh Thổ ở Trung Hoa khá là phong phú.

Năm 1972 ba tác giả Đạo An, Mao Dị Viên, Trần Tử Bình biên soạn một bộ sách “Tịnh Thổ tùng thư” gồm 20 tập, do Đài Loan ấn kinh xứ phát hành. Bộ tùng thư này kê ra điển tịch lịch sử Tịnh Thổ gồm 300 loại, phân ra làm 8 bộ phận: kinh luận, chú sớ, tinh yếu, trứ thuật, toản tập, thi kệ, hành nghi, sử truyện. y dịch trước thuận tự của niên đại mà số biên, là đại thành của điển tịch Tịnh Thổ. Nhưng mà (quyển trật) của nó thì mông mênh bát ngát (hạo hãn 浩 瀚, biết nên xem chỗ nào. Chúng tôi giản trạch một số loại liên quan đến người tu Tịnh Thổ giới thiệu như sau:

Thập nghi luận” toàn tập 1 quyển, sách của đại sư Trí Giả thời nhà Tùy, xưng là “A Di Đà Phật thập nghi luận” hoặc “Tịnh Thổ thập nghi luận”, còn xưng là “Thiên Thai thập nghi luận”, “Tứ phương thập nghi”, “Tây phương thập nghi”. Sách này viết về pháp môn của Phật A Di Đà cử ra mười đỉnh nghi nan, giải đáp từng nghi nan một, giúp người ta liễu giải.. Ví như những nghi vấn:

Vì sao cầu cho được  sinh nơi Tịnh Thổ?

- Tại sao tất phải riêng niệm Tây phương A Di Đà Phật ?

- Nhờ đâu mà được sinh vào Tây phương Tịnh Thổ ?...

Các tác giả chú thích kinh này gồm có:

- Trừng Hoặc thời nhà Tống có sách “Thập nghi luận chú”

- Nguyên Chiếu thời nhà Tống có sách “Thập nghi khoa luận” .

- Tăng Phác có sách “Thăng Lượng lục” …

“A Di Đà Phật kinh sớ” có hai loại:

- Loại I toàn tập 1 quyển của tác giả Khuy Cơ thời nhà Đường,chú thích bản dịch kinh “A Di Đà Phật kinh” của Cưu Ma La Thập, chia làm 6 phần:

+ Minh thị Phật A Di Đà thông ở báo hóa hai thân: Thọ dụng thân để báo hóa Bồ tát đăng địa kiến Phật; Ứng hóa thân để Bồ tát địa tiền và phàm phu duy kiến.

+ Phật thổ thuyết pháp Tính Thổ, tự thọ dụng Thổ, tha thọ dụng Thổ, biến hóa 4 loại Thổ.

+ Luận bất thoái chuyển nghĩa.

+ Tâm thuật thiên tán, dẫn dụng thuyết “Tùy nguyện vãng sinh kinh” bảo rẳng nều mọi nơi (thập phương) đều có Tịnh Thổ thì cái tâm của chúng sinh sinh chây lười (mạn hoãn), còn nếu bảo Tịnh Thổ tại một nời khác nào đó thì cái tâm của chúng sinh mói thấy quan trọng, mong cầu, do đó mới bảo chỉ riêng Tây phương là vậy.

+ Lược thuật thể tính,  Tịnh Thổ lấy duy thức trí của Phật  và Bồ tát làm thể.

+ Tự thuật nhiều it về bộ, loại, tông thú sở minh.

+ Phán thích văn nghĩa của bản kinh.

- Loại II toàn tập 1 quyển do tác giả Sa La Nguyên Hiểu người Cao Ly, cũng chú thích bản dịch kinh “A Di Đà Phật kinh” của Cưu Ma La Thập. Kinh này  đại ý nói về việc Phật xuất thế, yếu môn của tứ bối trong Nhân, Thiên nhập đạo, tai nghe tên kinh ắt được nhập Nhất thừa mà vô phản, miệng niệm Phật hiệu ắt được ra khỏi tam giới mà không trở lại. Thứ đến tông kinh họ Thích, cho rằng kinh ấy giúp vượt qua được tam giới, hai loại thanh tịnh là tông, khiến cho chúng sinh ở vô thượng đạo được bất thoái chuyển. Lại đến việc giải thích bản văn, lấy nhiều thiện căn phước đức nhân duyên bồ đề trong việc phân chính tông làm chánh hành, từ một ngày đến 7 ngày chấp danh hiệu làm trợ hành, nhờ đó mà được vãng sinh.

 “A Di Đà Phật sớ sao” gồm 4 quyển của tác giả Chu Hoành thời nhà Minh; chú thích kinh “A Di Đà Phật kinh” của Cưu Ma La Thập dịch, đem kinh này viết tinh tả ra (sao 鈔) để huấn thích, có phỏng sách “Hoa Nghiêm kinh diễn nghĩa sao” của đại sư Trừng Quán.

Bản sớ sao này chia ra 3 môn là Thông tự đại ý, Khai chương thích văn và Kết thích chú (咒) ý, trong đó  bộ phận Thích văn lại chia ra 10 môn:

- Giáo khởi sở nhân,

- Tàng giáo đẳng nhiếp,

- Nghĩa lý sâu rộng,

- Sở bì tế phẩm,

- Năng thuyên thể tính,

- Tông thú chỉ quy,

- Bộ loại sai biệt.

- Dịch thích thông trì,

- Tổng thích danh thể,

- Biệt giải văn nghĩa.

Dùng chú chỉ của “Hoa Nghiêm kinh” để suy diễn văn nghĩa, phán định kinh này là viên hai giáo là sở nhiếp Đốn giáo, kiêm thông chung. Lại nhất nhất dùng xứng lý Thích phát huy thâm nghĩa nữa, còn nói ứng cụ túc tín, nguyện, tín. Cuối cùng liệt cử sách “Đắc sinh Tịnh Thổ thần chú” do đại sư Cầu Na Bạt Đà La thời Lưu Tống dịch, khuyên mọi người trì tụng.

“A Di Đà Phật kinh nghĩa sớ” có 2 loại:

- Loại I: Toàn tập 1 quyển. của tác giả do Cô Sơn Trí Viên. Sách còn có tên là “Phật thuyết A Di Đà Phật sớ tính tự”. Sách này chú thích kinh “A Di Đà Phật kinh” của Cưu Ma La Thập dịch.Trước chính văn, sách lập nghĩa ngũ trùng huyền, tức dùng hai Thổ quả nhân, Thế Tôn của Thổ này và Di Đà của Thổ kia làm tên kinh, thực tướng phương đẳng làm thể cho kinh. Dùng tín nguyện Tịnh nghiệp làm tông trí cho kinh, dùng thoát khổ được vui làm dụng, dùng sinh dược phương đẳng  Đai Thừa làn giáo. Toàn văn phân làm 3 khoa: tự, chính tông, lưu thông, phân biệt giải thích chương cú.

- Loại II: Toàn tập 1 quyển của tác giả Linh Chi Nguyên Chiếu, cũng là tác phẩm chú thích chú thích kinh “A Di Đà Phật kinh” của Cưu Ma La Thập dịch. Trước chính văn,sách lập 4 môn giáo, lý, hành, quả.

Giáo phân ra làm hai: Giáo hưng, giáo tướng: Giáo hưng thì ghi chép việc Đức Như Lai xuất hưng là khiến chúng sinh chán ghét cái khổ cõi Ta bà, mà vui thích cõi cực lạc nơi Tịnh Thổ, chấp hành danh hiệu vãng sinh. Còn giáo tướng thì giảng thuyết giáo môn Tịnh Thổ là phép thành Phật của phái Đại Thừa viên đốn.

tức là thể chủa giáo: nói dễ hiểu, lý chỉ ĐạiThừa là lý của sở thuyên. Nói theo ngôn ngữ chuyên biệt thì lý ắt là tu Di Đà, y chứng trang nghiêm công đức bất khả tư nghị của nhân cảm quả, là lý của sự thuyên thích của mình.

Hành tức là tông của giáo, thông chỉ lục độ vạn hạnh, biệt ắt chỉ Tịnh nghiệp, bản kinh chuyên bảo trì pháp của danh, tiện là không tông.

Quả tức là tông của giáo, gần quả thì được thân pháp tính, trụ được đồng cư ở Tịnh Thổ. Xa quả thì được bất thoái chuyển A Nậu Bồ Đề, chứng được pháp thân thanh tịnh, được cư trú nơi Pháp tính thổ, cuối cùng thành Phật.

Tịnh Thổ thập yếu” gồm 10 quyển của tác giả Trí Húc thời nhà Minh. Sách còn có lời phó đề “Linh phong Vạn Ích Đại sư soạn định Tịnh Thổ thập yếu”.  

Sách này đem lý luận giáo nghĩa Tịnh Thổ phân chia ra thành 10 loại. Từ quyển thứ nhất “A Di Đà Phật yếu giải [Trí Húc thời nhà Minh]” đến quyển thứ 10 “Tây phương hợp luận”  [Biểu Hoành Đạo thời nhà Minh]. Trong đó có các nội dung trong sách của các vị tiền bối như sách “Vãng sinh Tịnh Thổ sám nguyện nghi” của tác giả Tuân Thức thời nhà Tống, sách “Vãng sinh Tịnh Thổ sám nguyện nghi” của tác giả Tuân Thức thời nhà Tống, sách “Vãng sinh Tịnh Thổ sám nguyện nghi” của tác giả Tuân Thức thời nhà Tống, sách “Vãng sinh Tịnh Thổ quyết nghi hành nguyện nhị môn” và sách “Vãng sinh Tịnh Thổ sám nguyện nghi” của tác giả Tuân Thức thời nhà Tống, sách “quán Vô Lượng Thọ kinh sơ phát tâm Tam Muội môn” và sách “Thọ Trì Phật thuyết A Di Đà Phật kinh hành nguyện nghi” của tác giả Thành Thời thời nhà Minh, sách “Tịnh Thổ Thập nghi luận” của tác giả Trí Giả thời nhà Tùy, sách “Niệm Phật Tam muội Bảo vương luận” của tác giả Trường Tích thời nhà Đường, sách “Tịnh Thổ hoặc vấn” của tác giả Thiện Ngẫu thời nhà Nguyên. sách “Bảo vương Tam muội niệm Phật trực tiếp” của tác giả Diệu Diếp thời nhà Minh, sách “Tây trai Tịnh Thổ thi” của tác giả Phạn Kỳ thời nhà Nguyên, sách “Tịnh Thổ sinh vô sinh luận” và sách “Tịnh Thổ pháp ngữ” của tác giả Truyền Đăng thời nhà Minh.

Việc thuận tự của biên tập lấy tam yếu tối sơ để giải thích kinh văn, đồng thời tự thuật nghi thức hành nguyện mà sác đã dựa vào. Từ  thất yế trở xuống của sách “Tịnh Thổ thập nghi luận” ắt theo thuận tự của các triều đại Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh.

Tịnh Thổ vãng sinh truyện”, Sách  “Cao Tăng truyện” cũng như sách “Cảm ứng thần dị truyện loại” là tư liệu ghi chép cẩn hạn cho người được vãng sinh Tịnh Thổ. “Vãng sinh truyện” khác với “Cao tăng truyện” vì “Vãng sinh truyện” viết truyện của người đi tu và cả người không đi tu. “Vãng sinh truyện” Trung Hoa có “Vãng sinh Tây phương Tịnh Thổ thụy ứng san truyện”, “Tịnh Thổ vãng sinh truyện ”, “Tân tu Tịnh Thổ vãng sinh truyện”, “Vãng sinh tập”, “Tịnh Thổ Thánh hiền lục”, “Tịnh Thổ Thánh hiền lục tục biên”, “Tu Tây văn kiến lục”…

 

 

Tịnh Thổ quần nghi luận”, gồm 7 quyển của tác giả Hoài Cảm chùa Thiên Phúc thời nhà Đường. Sách còn có tên là “Thích Tịnh Thổ quần nghi luận”, “Quần nghi luận”, “Quyết nghi luận”, cộng cả thảy 116 chương.

Bản sách phân tích phê bình các nhiếp luận từ thời Trần Tùy đến nay. Tam giới giáo, Duy thức học đối với vãng sinh Tịnh Thổ có chỗ tồn nghi mà viết sách quyết nghi. Sách này là cuốn Bách khoa toàn thư của Tịnh Thổ thời bấy giớ. Sau khi tác giả Hoài Cảm qua đời thì người đồng môn là Hoài V tiếp tục hoàn thành. Tựa đề của sách này  xưa nay gọi bằng nhiều tên, ví như “Quần nghi luận”, sách “Tống cao tăng truyện” gọi là “Quyết nghi luận”, sách “Thụy ứng san truyện” gọi là “Vãng sinh quyết nghi luận”. Bản toàn thư thể hiện bàng hình thức vấn đáp. Tác giả Hoài Cảm vốn là một học giả Duy Thức học, về sau mới theo thầy Thiện Đạo tu phép Niệm Phật, chứng được Niệm Phật Tam muội. Do đó kiến giải của sách toàn tập này mang nhiều thích nghĩa của đại sư Thiện Đạo, cho nên từ cổ lưu truyền thuyết Thập đồng thập tam dị, phần nhiều dùng quan điểm Duy Thức trong giải thích nghi nghĩa, đó là chỗ đặc sắc của sách này vậy.

Tịnh Thổ cảnh quán môn yếu”, toàn tập 1 quyển của tác giả Hoài Tắc thời nhà Nguyên. Qua sách này, Hoài Tắc cực lực xiển minh ý nghĩa của đại sư Tứ Minh Tri Lễ phái Thiên Thai tông thời nhà Tống dốc tâm quán Phật. Quán  pháp của Thiên Thai tông có hai loại, nội quán và ngoại quán, quán A Di Đà Phật thì huộc loại quán pháp nào vậy? Về sau các học trò của Tri Lễ từng tranh luận với nhau. Sách này tường tuật cá lý luận khác nhau ấy.

Tịnh Thổ luận”, toàn tập 3 quyển của tác giả Ca Tài thời nhà Đường. Ca Tài cũng là một vị cao tăng đồngthời với đại sư Thiện Đạo cùng kế thừa tư tưởng Tịnh Thổ nơi đại sư Đạo Xước. Sách này chỉnh lý sách  “An Lạc tập” của Đạo Xước dưới hình thức vấn đáp, tự thuật thuyết giản giáo pháp Tịnh Thổ giáo. Còn Chương Hiển tư tưởng của “An Lạc tập”. Nội dung nhận định về báo hóa và cơ phẩm vãng sinh của cực lạc Tịnh Thổ, cử chứng lý và đưa ra thực lệ về khả năng vãng sinh của lớp phàm phu. Toàn sách chia ra 9 chương. Giới tu Tịnh Thổ Trung Hoa và Nhật Bản nhiều người sử dụng sách này.

Vãng sinh luận chú” gồm 2 quyển của tác giả Huyền Loan thời Bắc Ngụy. Sách còn có tựa đề là “Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá nguyện sinh kệ chú”, “Tịnh Thổ luận chú”, “Vô Lượng Thọ kinh luận chú”, tên tóm tắt là “Luận chú”,hoặc “Chú luận”. Sách chú giải sách “Tịnh Thổ luận” của Bồ tát Thế Thân. Bên trên cuốn sách đề “Tứ hành phẫm” trong sách “Thập trụ Tỳ Bà Sa luận” của Bồ tát Long Thọ về hai đạo khó dễ. Và sách này theo con đường dễ hành đạo, nói rõ (minh thị) pháp môn sức mạnh của người khác, gọi là nguyên nhân chủ yếu của Tịnh Thổ, toàn là dựa vào bản nguyện lực của Phật A Di Đà, kế đến là tổng thuyết phân, đó là giải thích về “Nguyện sinh kệ văn”, đồng thời trình bày 8 hạng vấn đáp, giải thích cơ hội nguyện sinh Tịnh Thổ cũng như biết rõ tướng tiện tướng ác của bọn phảm phu. Phần sau sách này là phần giải nghĩa, lập ra đại ý hai nguyện kệ, khởi quán sinh tin, quán hành thể tướng, tịnh nhân nguyện tâm, thiện xảo nhiếp hóa, ly Bồ đề chướng, thuận Bồ đề môn, danh nghĩa nhiếp đối, nguyện sự thành tựu, lợi hành mãn túc khoa thứ 10 chú thích văn nghĩa. Đồng thời ở cuối khoa lợi hạnh mãn túc, khai hiển yếu nghĩa của tự lợi, lợi tha. Dẫn các nguyện thứ 11, 18. 22 trong 48 nguyện của “Vô Lượng Thọ kinh” làm chứng của tăng thượng duyên tha lực.

Vãng sinh Tịnh Thổ sám nguyện nghi”, toàn tập 1 quyển của tác giả Đạo Thức thời nhà Tống. ĐạoThức (964 - 1032) biên soạn vào niên hiệu Đại Trung Tường Phù thứ tám (1015). Sách còn có tên là “Vãng sinh Tịnh Thổ sám nghi”. Sách này dựa vào các kinh “Đại Vô Lượng Thọ kinh”, “Xưng Tán Tịnh Thổ kinh”, nhấn mạnh mười loại hành pháp, nghiêm tịnh đạo trường, phương tiện pháp (phương tiện pháp để nhập đạo trường), chính tu ý, thắp nhang rắc hoa, phép thỉnh lễ,phép lễ Phật, phép sám nguyện, phép toàn nhiễu thông, phép tọa thiền. Sau khi tín ngưỡng Tịnh Thổ lưu hành trong dân gian thì lễ bái và thực hành phép sám hối theo sách này lưu hành rất rộng, đó là cái mà ngày nay gọi là “Tịnh Thổ sám”.

Vãng sinh lễ tán kệ”, toàn tập 1 quyển của tác giả Thiện Đạo thời nhà Đường. Tên đầy đủ là “Khuyến nhất thiết chúng sinhnguyện sinh Tây phương cực lạc thế giới A Di Đà Phật quốc lục thời lễ tán kệ”, còn có tên nữa là “Lục thời lễ tán”, “Vãng sinh lễ tán”, “Lễ tán”. Dùng “Lễ tán kệ” của Thế Thân, Long Thọ làm cơ sở mà  định ra “Lục thời lễ tán pháp”, Lục thời gồm nhật một, sơ dạ, trung dạ, hậu dạ, thần triều (mặt trời lặn, vào toàn tập 1 quyển của tác giả êm,tán không giống nhau). Như vào lúc nửa đêm, tụng 12 lễ kệ của Bồ tát Long Thọ, hành 16 bái. Còn vào lúc quá nửa đêm thì tụng “Vãng sinh luận kệ” của Bồ tát Thế Thân, hành 21 bái. Đó là phép tu của người theo phái Niệm Phật.

(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 6
    • Số lượt truy cập : 6126902