Thông tin

CHUYỂN HÓA TÀNG THỨC

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

CHUYỂN HÓA TÀNG THỨC

  

CAO THĂNG BÌNH

 

 

“Khi ta dùng niềm vui, tiếp xúc hạnh phúc để lấn át khổ đau thì sự bớt đi khổ đau đó chỉ mang tính tạm thời. Chỉ khi tìm về với bản ngã “Không” mới có được sự giải thoát vĩnh viễn...”

Mục đích của tu hành là để sao cho tàng thức thanh tịnh. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao đạt được điều đó? Khi ta tiếp xúc hạt giống hạnh phúc, hạt giống hạnh phúc sẽ có mặt và lấn át hạt giống tiêu cực. Nhưng câu hỏi đặt ra là các hạt giống tiêu cực đã đi đâu? Chúng đã biến mất vĩnh viễn hay chỉ tạm thời giấu mặt?

Các hạt giống tiêu cực có bị chuyển hóa để thành hạt giống tích cực không?

Theo kinh Bát Nhã thì bản chất của vạn pháp là tánh không, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh (không dơ không sạch). Điều này cũng đúng với tàng thức. Về bản chất tàng thức rỗng lặng, chỉ không bị khuấy động mới trở thành tiêu cực hay tích cực. Khi các ý niệm đã lắng xuống thì tàng thức lại trở về rỗng lặng, lúc đó ta không còn tìm thấy hạt giống tích cực hay tiêu cực.

Khi niềm vui lấn át khổ đau thì sự khổ đau đó chỉ lắng đi tạm thời. Chỉ khi nào tàng thức trở về với bản chất rỗng lặng thì ta mới thoát được khổ đau vĩnh viễn. Thế nên không cần phải đi tìm kiếm niềm vui mà hãy chuyển hóa tàng thức về lại tự tánh không.

Chư Phật lúc nào tâm thức cũng đồng nhất quy về một chữ “Không”.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 1)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 14
    • Số lượt truy cập : 6634565