Thông tin

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH: NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH

NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI

 

THÍCH HÂN KIẾN

 

 

Chùa Sắc Tứ Linh Thứu

 

Chuyện kể: Trong một giấc mơ HT. Thích Trí Tịnh kể:

Có một bô lão áo dài, khăn đóng đến dâng thiệp thỉnh mời Hòa thượng dự lễ an vị Bồ tát Quan Âm tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu. Trong thiệp thỉnh đề: “Kính thỉnh HT. Bửu Lâm”.

Sau đó, đi học tại Ân Quang – lại thấy có thiệp thỉnh An vị Bồ tát tại Sắc Tứ Linh Thứu (Mỹ Tho) – Khi đến dự lễ - Hòa thượng lên xá tổ thì thấy long vị của ngài Bửu Lâm.

“Sắc Tứ Linh Thứu Tự” tự Lâm Tế Chánh Tông, Bửu Lâm đường thượng, Tam thập thất thế, húy Tiên Hiện thượng Từ hạ Lâm đại lão hòa thượng Giác Linh tọa vị”.

Hòa thượng tự hỏi chẳng lẽ tôi đã từng làm trụ trì ở đây.

Rồi bèn suy lường:

- Tổ Khánh Hưng (Tổ Trí) chùa Hội Tôn Bến Tre (Đời 36), đều thấy ngài là Cụ Tổ Vạn Linh (Hồng Xứng) Thích Thiện Quang (đời 40).

- Hòa thượng Bửu Lâm (1780-1895)

- Thiền sư Từ Lâm, húy Tiên Hiện, thuộc phái Thiền Lâm Tế, đời 37 tên tục là: Phạm Văn Ư, sanh năm Canh Tý (1780) Phú Hội, huyện Kiến Hòa, phủ Kiên An, Định Tường (nay phường 3, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang).

- Ngài quy y với ngài Tổ Trí – Khánh Hưng chùa Đức Lâm quê nhà. Sau đó, HT. Khánh Hưng về chùa Hội Tôn, làng Quới Sơn, huyện Châu Thành, Bến Tre, ngài cũng theo thầy.

- Năm 1803, vào thời vua Gia Long lên ngôi, bà Nguyễn Thị Đạt xây dựng chùa Bửu Lâm, thỉnh ngài (Thiền sư Từ Lâm về trụ trì chùa này).

- Thiền sư Từ Lâm, tu hành chân chánh, giới hạnh tinh nghiêm, sở học uyên bác, thông hiểu tam tạng thánh điển sớm nổi danh ở miền Nam.

- Minh Mạng thứ 11 (1830), vua lập trai đàn, mừng 40 tuổi và trai đàn bạc đồ chiến sĩ vong trận, không nơi thờ tự, tại chùa Thiên Mụ - kinh đô Phú Xuân (Huế ngày nay). Ngài được mời và sau trai đàn, vua sai Bộ Lễ sát hạch các tăng sĩ về dự. Bộ Lễ chọn được 50 vị, trong đó có ngài, đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), Bộ Lễ mới cấp điệp, nay còn giữ tại chùa Bửu Lâm.

Cũng trong năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa “Sắc Tứ Long Tuyền Tự”, ở Xoài Hột thành “Sắc Tứ Linh Thứu Tự” và ngài được cử về làm trụ trì.

- Chùa Sắc Tứ Linh Thứu lúc đầu là một am tranh nhỏ do các mục đồng dựng lên ở Xoài Hột, sau đó Thiền sư Thiệt Thành – Nguyệt Hiện (1759-1815) mới xây dựng lớn thành chùa Long Tuyền.

- Theo tương truyền, trong thời gian Nguyễn Phước Ánh thua nhà Tây Sơn, chạy trốn vào chùa Long Tuyền được Thiền sư Nguyệt Hiện giấu vào đại hồng chung của chùa mà thoát nạn.

- Vì vậy năm (1811) Gia Long thứ 10, mới “Sắc Tứ Long Tuyền Tự”.

- Thiệu Trị (1841), vua cho đổi tên chùa là “Sắc Tứ Linh Thứu Tự”.

Đến thời kỳ đầu vua Tự Đức (1848-1883), HT. Từ Lâm trở về trụ trì chùa Bửu Lâm và viên tịch tại chùa vào giờ Tuất, ngày 19/5 Kỷ Mùi (1859) – đồ chúng lập tháp thờ trong vườn chùa.

- Chùa Bửu Lâm và chùa Sắc Tứ Linh Thứu đều có thờ long vị của HT. Từ Lâm.

***

Qua câu chuyện này, ta thấy đức Phật cũng có nói đến “Vấn đề luân hồi nghiệp báo giữa Tỳ kheo”

(“Kinh Tương ưng bộ, tập 2, phiên dịch sang tiếng Việt; HT. Thích Minh Châu

Bản kinh này do Mahinda, con vua A dục truyền sang Tích Lan và tại làng Atuvihata, và bản kinh này được ghi chép bằng chữ trên lá buông năm 83 trước Tây lịch (gồm chung 5 bộ Nikaya – Hinayana)

Nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2000

Trang 309

Chương thứ bốn

Tương ưng vô thi

(Anama Tagga)

Trang 309 –  Nhà xuất bản Tôn giáo, năm 2000).

Cả hai bổn sư của Hòa thượng là người Bến Tre, trong tiền kiếp thông minh sở học uyên bác, tinh thông tam tạng, nên đến kiếp này, Hòa thượng là hậu thân cũng có y báo và chánh báo như vậy.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 17
    • Số lượt truy cập : 6116128