Thông tin

KHÁI NIỆM VỀ THIỀN TÔNG (tt)

KHÁI NIỆM VỀ THIỀN TÔNG (tt)

LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC dịch

 

 

Tứ thiền bao gồm các bước là:

Sơ thiền – định sinh hỉ lạc. Hình thức tư duy là “tầm” (giác, tầm cầu), “tý” (tý sát, quán). Nhờ tầm cầu, tý sát mà sinh chán ghét dục giới (cụ thể là cảnh giới tham dục và dâm dục tồn tại thường tình nơi chúng sinh), sản sinh tâm tình vui mừng sung sướng. Người tu hành khi đã đạt đến đỉnh của định này thì thân tâm rỗng không bình lặng, tâm nhất cảnh tính, tự nhiên không còn suy tưởng lung tung, không phân biệt trong ngoài suốt một ngày, bảy ngày thậm chí một tháng, cả năm dài như thế. Nếu định tâm như thế được liên tục không bị phá hoại thì thu hoạch càng nhiều lên, trong định ấy bỗng nhiên cảm thấy thân tâm ngưng đọng, nhiệm vận nhi động. Đến trình độ như vậy thì cảm thấy thân mình tồn tại, tựa như mây nổi trên trời cao cùng với hình ảnh mặt đất hòa làm một, rồi từ từ phát sinh sự khoái lạc trên lý, trên bản năng sinh mệnh. Sự khoái lạc ấy khác xa với các loại cảm giác khoái lạc sung sướng bình thường của người đời. Khi đã đạt đến cảnh giới ấy rồi thì giống như kiểu các đạo gia tu theo đạo Lão, trước là đả thông hai luồng khí mạch nhiệm, trí. Khí là bản năng hoạt động của sinh lý cơ thể, còn mạch là trạng thái của hệ thống thần kinh. Một khi đã đả thông được khí mạch thì có khả năng đạt tới tình trạng tâm nhất cảnh tính, đạt tới hai cảnh giới giác, quán.

Nhị thiền – ly sinh hỉ lạc, có hình thức tư duy là “nội đẳng tịnh” vì tiến một bước đến khả năng đoạn tuyệt đối với tác dụng của sự tầm, tý (tầm cầu, tý sát của sơ thiền) lấy danh ngôn làm đối tượng suy gẫm, hình thành tín ngưỡng nội tâm, nên có tên là “nội tâm tịnh”. Thời kỳ sơ thiền chưa đạt đến hai cảnh giới giác, quán còn có tác dụng nhiễu loạn mà người tu hành lấy đó mong đạt được cảnh giới giác ngộ cực hạn của loại sơ thiền, mà không biết rằng muốn tiến vào nhị thiền, hai cảnh giới giác, quán đều là bệnh hoạn, nhưng nhu đối trị. Bởi vì từ từ hai cảnh giới giác, quán mà sinh ra nên hỉ lạc định còn ở dạng thô, làm chướng ngại đến nội tịnh của nhị thiền, nên mới nói nhị thiền ly sinh hỉ lạc. Nên biết rằng dứt bỏ chúng tất phải lãnh thụ không chấp trước thì mới dứt bỏ hoàn toàn được, phải hét thật to thì mới dứt bỏ hoàn toàn được. Thời gian giữa khi đã ly khai sơ thiền mà nhị thiền chua sản sinh, được gọi là “trung gian thiền”, còn được gọi là chuyển tịch tâm. Trong định này phải căn cứ vân hành quán lai tu, tức đè nén khổ, thô, chướng xuống mà cho nổi thắng, diệu, xuất lên. Người tu hành cần nắm rõ hiểu sâu phép vân hành quán, từ bỏ cái tâm ưu hối mà duy nhất một tâm chuyên tinh, gia công tu hành thì tâm mình tự nhiên trừng tịnh. Không bị phân tán gọi là vị đáo địa, cũng là tiền phương tiện định của nhị thiền. Như thế lâu về sau, không lui không mất, chuyên tâm không ngưng nghỉ, rồi tâm mình khoát nhiên, sáng suốt tinh tế, con người định tâm và hoan lạc như từ trong buồng tối tù túng ra được ngoài trời khoáng đạt, thấy trời trăng rực sáng, lòng mình cũng bừng sáng, niềm hoan lạc mỹ diệu gấp bội niềm hoan lạc ở sơ thiền. Ở nhị thiền, chủ yếu là nội tịnh, mừng vui, sung sướng, nhất tâm được tứ cảnh.

Tam thiền – ly hỉ diệu lạc. Hình thức tư duy là “hành xả” (không sướng không khổ), chánh niệm (ký ức chính xác) và chánh trí (hoạt động trí tuệ chính xác). Xả cả hỉ lạc đã đạt được ở nhị thiền, ở nơi miền “hành xả” không sướng không khổ, đồng thời vận dụng chánh niệm chánh trí, tiếp tục tu tập, từ đó sản sinh “ly hỉ diệu lạc”. Nhị thiền lại được gọi là hỉ câu thiền, còn tam thiền thì gọi là lạc câu thiền. Tuy nhị thiền là do nội tịnh mà ra nhưng niềm vui đột ngột, để định tự do, không bị gò bó, để xả bỏ. Phải siêng dùng bất thụ, kha trách, quán tâm để bài trừ chúng. Trước khi đạt được Tam thiền phải qua một thời kỳ trung gian, phải toàn tâm toàn ý tinh tấn tu hành.thì tâm mình tự nhiên sáng suốt tinh tế nhưng chưa phải là đạt tới Tam thiền. Tam thiền có những cảnh gồm có nhất xả, nhị niệm, tam trí, tứ lạc, ngũ tâm. Cái lạc ở Tam thiền là cái lạc từ bên trong phát ra, lấy lạc làm chủ yếu, khắp trong ngoài cơ thể, khiến hoàn toàn thanh tĩnh, diệu lạc, thống mãn, điềm du, như đang ở nơi cõi tịnh thiên. Khắp cõi tịnh thiên trở thành đệ tam thiên Tam thiền, cũng là đệ cửu thiên sắc giới, cõi trời này cực kỳ khoái lạc. Nhưng người tu thiền phải đi tiếp rất nhanh đến Tứ thiền, không nên dừng lại ở đấy, dễ  bị rơi vào trụy lạc.

Tứ thiền – Xả niệm thanh tịnh. Tư duy hình thức của Tứ thiền là “xả thanh tịnh”, “niệm thanh tịnh”, trút bò tên diệu lạc  “xả thanh tịnh” của Tam thiền, chỉ còn tu dưỡng công đức, gọi là “niệm thanh tịnh”. Nhờ hai loại thanh tịnh này mà được cảm thụ “không sướng không khổ”. Khi người tu đạt đến cảnh giới Tam thiền thì mới hiểu rõ trong cảnh lạc thú cũng qua điều lo, ra sức cầu Tứ thiền bất động định. Người vào được định này tức là đã đến lúc Tứ thiền phương tiện định, tâm không bị tác động làm cho phân tán thì hoát nhiên khai phát, định tâm an ổn, chấm dứt hít vô thở ra. Là đạt đến cảnh giới Tứ thiền. Khi Tứ thiền định mở ra, không có cảnh sướng khổ đồng thời là xả tâm nên lại gọi là “Xả Câu thiền”. Khi ấy, tâm người tu thiền như tấm gương cố định, như mặt nước phẳng lặng không chút gợn sóng, dứt bỏ hoàn toàn các loại loạn tưởng, kiên định một chánh niệm mà thôi. Người tu thiền đạt đến Tứ thiền thấy mình sạch không, chẳng chút cấu nhiễm, nên mới được gọi là “Bất động định”, còn được gọi là “Thế gian chân thực thiền định”. Ở định này, tâm không dựa vào thiện cũng không dựa vào ác, chẳng dựa vào một chỗ nào cả, lại vô hình vô chất, thần thông biến hóa, đều từ định mà ra, nên kinh Phật mới bảo rằng lấy Tứ thiền làm căn bản bao gồm bốn cảnh giới: một là không sướng không khổ, hai là xả, ba là niệm thanh tịnh, bốn là định tâm.

Trên cơ sở Tứ thiền thì mới thông qua được hình thức tư duy Đặc định hệ liệt. nhằm hướng chúng sinh dồn toàn bộ sức chú ý tập trung cho niềm tin Phật giáo kiên định, hình thành một loại tâm lý cảm thụ đặc thù. Phật giáo cho rằng tu tập Tứ thiền giúp con người có khả năng thoát khỏi dục giới, thăng nhập thiên giới (tức là đẳng cấp tối cao của mọi chúng sinh), được đến ở nơi  cõi trời Sắc giới Tứ thiền. Một quy trình Tứ thiền định làm nên Thế gian thiền, là cơ sở của Xuất thế gian thiền.

“Vô sắc” trong “Tứ vô sắc định” là chỉ cái gì không có tính vật chất. “Vô sắc giới” còn gọi là “vô sắc thiên”.

Tứ Vô sắc giới cụ thể là:

- Không vô biến xứ định. Phép bài trừ  mọi hình thức vật chất trong tư tưởng, chỉ đối mặt với “hư không” khiến cho tư duy không giới hạn. Người tu hành khi đạt đến Tứ thiền, rất là vi diệu, hơi cảm thấy người mình không còn thiếu gì mà trước nay chưa từng có. Nếu không được bậc danh sư chỉ điểm, thì không biết dứt bỏ trói buộc của “sắc”, đoạn tuyệt mọi loại tư tưởng, như quả gặp phải lúc xả mệnh thì sinh Vô tưởng thiên tạo thành hòn đá mài to, hòn đá mài đặc biệt nên tiếp tục tu Không vô biên xứ định.

- Thức vô biên xứ định. Xả bỏ tư duy Không vô biên xứ định, chuyển đến tư duy “Thức vô biên xứ”, tư duy này mới giúp đạt đến trạng thái tâm lý, cũng là lấy nội thức làm đối tượng, là lý tưởng của “Không vô biên xứ”.  Sau định “không vô biên xứ”  thì người tu hành đồng thời xả không thức, là đạt tới thức vô biên định.

- Vô sở hữu xứ định. Tiến một bước đến giác ngộ, không đếm xỉa đến vật chất và hư không. Vật chất và hư không đều không tồn tại mà đến cả thức cũng không tồn tại, mọi đối tượng của tư duy đều không tồn tại, đó là Vô sở hữu xứ định. Người tu hành sau khi đạt tới thức vô biên xứ định thì không thể ngưng lại mà còn phải dụng công tu hành, trên cơ sở này mà tiếp tục tinh tiến. Người tu hành, không để tâm lo lắng, chuyên tinh không trễ lười, dốc lòng giữ nội tịnh, không vô sở y, không thấy các pháp, tịch nhiên an ổn, tâm không dao động, tiến tới chứng đắc “vô sở hữu xứ định”.

- Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định. Vô sở hữu xứ định là trút bỏ mọi phép suy tưởng nên gọi là “phi tưởng”. “Phi tưởng” cũng là một loai “tưởng” thì cũng phải trút bỏ nên gọi là “phi phi tưởng”. Cái gọi là “phi tưởng, phi phi tưởng xứ định”, chính là để quán tưởng “vô sở hữu xứ” siêu việt mà tiến nhập vào những tưởng nào ở trạng thái tuyệt đối tịch tĩnh bất tồn tại. Người tu hành đạt tới “vô sở hữu xứ định” mà không được mãn túc thì còn phải tiếp tục nỗ lực tu hành, để đạt tới “Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định”.

“Tứ thiền” cùng với “Tứ vô sắc định” được gộp chung thành  “Bát đẳng chí”. Đối với vấn đề này, Phật giáo Tiểu thừa và hành phái Yoga của Đại thừa Phật giáo sau này đều có rất nhiều “luận thuật”, không phải nói nói rườm.

Thiền định Câu Nê của Phật giáo Tiểu thừa có hình thức cố định, cho rằng chỉ việc tĩnh tọa thì có thể tập trung tư tưởng, tránh bị tán loạn. Ý nghĩa thiền định của Phật giáo Đại thừa thì mở rộng hơn, cho rằng thiền định không tùy thuộc vào chuyện động tĩnh, thậm chí tâm bị phân tán cũng có thể phát huy thiền lực, ảnh hưởng đến hành vi. Phương pháp Thiền định của Phật giáo Đại thừa cơ bản là có rất nhiều, trong đó chủ yếu là Niệm Phật thiềnThực tướng thiền.

Niệm Phật thiền. Tiêu biểu của Niệm Phật thiền là “Bàn chu tam muội”. Bàn chu là niệm Phật, tam muội là định. Bảo rằng Phật Đà dung mạo thần dị, không giống con người phàm trần, hiển lộ ba mươi hai chỗ trên cơ thể Ngài, gọi là “Tam thập nhị chủng tướng”. Còn những tướng nằm ở những chỗ tế nhị trên cơ thể Ngài khó nhìn thấy được thì có đến tám chục chỗ nữa, gọi là “Bát thập chủng hảo”. Cả hai loại gộp lại gọi là “tướng hảo”. Niệm Phật thiền cho rằng dốc lòng quán tưởng các tướng hảo và thân thể thần dị của Đức Phật hoặc dốc lóng phương pháp tu tâm bằng cách gọi tên Phật thì trí tuệ mình được tá trợ.

Kinh “Quán Vô lượng thọ Phật” viết:

“Kiến việc ấy như kiến thập phương nhất thiết chư Phật.  Vì kiến chư Phật, nên có tên là Niệm Phật tam muội”.

Luận “Đại trí độ – Quyển 7” cũng viết:

“Niệm Phật tam muội thì trừ được mọi thứ phiền não và trừ được tội tiên thế”.

Thực tướng thiền. Gọi thực tướng là chỉ bản tướng của sự vật. Quán học phái trong Phật giáo Đại thừa cho rằng thực tướng là “không”. Thực tướng thiền là đem thiền pháp quan hệ với không quán, cũng có nghĩa là trong thiền quán phải xem mọi sự vật đều không tính, lại phải xem tác dụng của sự vật. Hai mặt không tính và tác dụng không được nghiêng về bên nào. Đó là đem thiền pháp Phương pháp ngộ chứng lý luận Bát nhã của Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Hoa, thiền định cũng lưu truyền vào Trung Hoa và cũng Phật giáo Trung Hoa phát triển. Hiện có mấy loại như sau:

Ngũ môn thiền quán. Cũng được gọi là “Ngũ đình tâm quán”.

1. Bất tịnh quán. Người tham sắc dục thì tu thiền định này. Quán tướng của cảnh giới bất tịnh, đình chỉ tham dục, phương pháp là quán thân mình bất tịnh, quán thân người khác bất tịnh, mục đích là tiêu trừ tham luyến của con người, kiên định quyết tâm tu hành.

2. Từ bi quán. Người tính nóng [嗔 sân khuể] thì tu tập thiền pháp này, là quán về tướng đáng yêu của chúng sinh, mà thiền định sân khuể. Sách “Tứ giáo nghĩa – Quyển 4” viết :

“Nhiều người có tính nóng [sân khuể] phải nên tu từ [Từ bi quán]”.

3. Nhân duyên quán. Người ngu si thì tu theo thiền pháp này. Người ngu si không hiểu Phật lý. Để trị bệnh ngu si, cần phải lấy bản thể thực tế vĩnh hằng của đời người mà quán tưởng “thập nhị nhân duyên”, đạo lý  tam thế tương tục trong thiền định.

4. Sổ tức quán. Người bị tán loạn tâm thần thì tu theo thiền pháp này. Khi ngồi thiền thì dùng hô hấp để thiền định đình chỉ tán loạn tạm thần. Vì thế, định này còn được gọi là  “Trì tức hơi thở niệm”.

5. Giới phân biệt quán. Nhiều người tu tập loại thiền pháp này. Thiền này chỉ hướng các phép phân biệt 6 giới hoặc 18 giới làm đình chỉ nhận thức cố định của con người. Luận “Tứ giáo nghĩa – Quyển 4” viết:

“Trước ngã đa giả, đối trị tu giới phương tiện quán”.

Can cứ sách “Câu Xá luận”  thì người tu theo Phật giáo Tiểu Thừa lấy “Ngũ đình tâm quán”  làm chủ, còn ở Trung Hoa thì coi trọng “ngũ môn thiền pháp” hơn. Dung hòa thiền định của  Đại thừa, Tiểu thừa thì ảnh hưởng càng thâm viễn.

Chỉ quán song tu. Là phương pháp tu tập của phái Thiên Thai, phương pháp này còn được gọi là “Định tuệ song tu”. “Chỉ” là ngưng thở quên niệm, chuyên tâm vào một cảnh giới, không để phân tán ý lực, cũng là ý tứ của thiền định. “Quán” là quán chiếu, tức ý tứ của trí tuệ. “Chỉ quán” là cách nói chung của thiền định và trí tuệ. Trí Giả Đại sư, sáng lập phái thiền Thiên Thai cho rằng chỉ quán tuy nói cái này trước cái kia sau, trên thực tế hai cái ấy không hề phân ly, chẳng phải hai việc riêng biệt. Thiên Thai tông còn đề xuất chỉ quán cũng không hạn chế ở việc tĩnh tọa mặc tưởng theo truyền thống, mà cần phải thể hiện trên mọi phương diện sinh hoạt bình thường hàng ngày của mình. Có nghĩa là trong sinh hoạt bình thường hàng ngày cũng phải có chỉ, có quán, tùy nơi tùy lúc mà tu tập cả hai cả chỉ lẫn quán.

Pháp môn thiền định của Thiền tông. Kế tiếp sau Thiên Thai có Thiền tông Nam phái của Đại sư Lục tổ Huệ Năng, thiền phát triển từ giác độ thể dụng đến quan hệ định tuệ. Trong “Đàn kinh – Định tuệ phẩm” Lục tổ Huệ Năng viết:

“Pháp môn của ta, lấy định tuệ làm gốc”. “Định là gốc của tuệ, tuệ là dụng của định”. Nhấn mạnh vai trò trọng yếu của định. Trị đắc chú ý đích thị, [Trị 值 đang] phái Thiền tông của Lục tổ lấy trí tuệ Bát nhã, Minh tâm Kiến tính làm thiền. Tuyên bố rằng bản tính mỗi người đều có Phật tính, không cầu ở bất cứ thứ gì bên ngoài để được giác ngộ, đề xướng đơn đao chân nhân, thẳng vào tận đáy nguồn tâm, thì kiến tính thành Phật, tức tâm là Phật. Sau này truyền thừa đến Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư thì các thiền sư càng đem thiền pháp dung hợp ở trong sinh hoạt cuộc sống ngày thường, trong việc đi, đứng, ngồi, nằm, hái củi, gánh nước, thao tác công việc hàng ngày đều thể hiện sinh hoạt theo thiền pháp. Từ đó hình thành một loại học thuyết thiền định gọi là tùy duyện nhiệm vận. Đó là biến cách rất lớn về quan niệm thiền định so với Phật giáo truyền thống, là một chủ trương rất không giống với các tông phái Thiền của Phật giáo Ấn Độ cũng như của Phật giáo Trung Hoa. Nó lại được phổ biến rất rộng.

Trong Phật giáo Tiểu thừa, thiền được cho là quy “Tam học” (Giới, Định, Tuệ) vào làm một, tương đương “Định học”. Trong Phật giáo Đại Thừa thì thiền được cho là quy “Lục độ” (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền na, trí tuệ) làm một, là vì sự trọng yếu của con đường từ bờ bên này thế giới sang bờ bên kia thế giới. Học giả Trung Hoa đem “thiền” hợp với “định” gọi là “thiền định”, nghĩa chung rất rộng. Sự thực thì không được chính xác cho lắm, vì “thiền” chỉ là một loại “định”, thiền chủ yếu là một loại phương thức tu tập khiến cho các tông phái thiền tông có hai khái niệm bất đồng. Trong sách “Thiền phái chư thuyên tập đô tự” của Tông Mật đời nhà Đường từng giải thích “thiền na”  là “định tuệ”, đồng thời chuyển nghĩa “thiền” của thiền tông, mà học giả thiền tông lại chủ trương lấy thiền định để khái quát toàn bộ tu tập của Phật giáo, cho nên quan hệ giữa “thiền” cùng “thiền tông” là lẽ tất nhiên.

Trích sách Thiền tông của ANH VŨ – CHÁNH TÍN 

do Tứ Xuyên xuất bản Tập đoàn Ba Thục thư xã xuất bản, tháng 12-2009

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 68
    • Số lượt truy cập : 6346005