Thông tin

KINH BÁCH DỤ (chuyển thơ)

KINH BÁCH DỤ

 (chuyển thơ)

                                                                                        

ĐẶNG HÙNG ANH

 

Quyển 2, bài 26: BẮT CHƯỚC VUA NHÁY MẮT

           

       

Ngày xưa có viên quan hầu cận

Muốn được lòng một đấng quân vương

Mong vua nâng đỡ,yêu thương

Mà chưa có biết tìm phương cách gì

Mang thắc mắc gã đi dò hỏi

Người quen nghe liền nói thế này:

- Lấy lòng vua cũng dễ thay!

Vua làm gì, bắt chước ngay mà làm

Gã tâm đắc, trong lòng phấn khởi

Rồi một hôm được tới thềm rồng

Nhìn vua nháy mắt lung tung

Thầm chê kỳ cục nhưng cùng làm theo

Vua thấy chướng, liền kêu hỏi rõ:

Mắt ngươi đau hay gió bụi vào?

Nếu không hà cớ làm sao?

Nhấp nha, nhấp nháy khác nào trêu ta!

Gã nghe hỏi, thật thà thưa lại:

- Mắt thần đây chẳng phải bị gì

Thần hay bắt chước bởi vì

Lấy lòng bệ hạ mỗi khi được gần

Vua nghe nói, lửa sân phừng phực

Phạt nặng, rồi lập lập tức đày xa

Vua làm có ý cả mà!

Làm theo không hiểu, hóa ra nhạo cười...

Thế gian, có những người cầu Phật

May được gần bên bậc pháp vương

Nhưng không có biết tỏ tường

Phật nhiều phương tiện chỉ đường độ sinh

Tùy cảnh ngộ, hiện hình ưu khuyết

Xét căn cơ mà thuyết nông sâu

Chúng sanh trình độ khác nhau

Dùng nhiều cách để đạo mầu sáng soi

Họ nghe pháp gặp lời giới hạn

Vội chê bai, phỉ báng đạo rồi

Chấp điều non kém, kỳ khôi

Lại làm theo đó để rồi vạ mang

Làm mất hết thiện căn trong pháp

Đọa vào ba đường ác hãi hùng

Phật pháp vi diệu vô cùng

Tùy duyên hóa độ, nên dùng thấp cao

 

Quyển 2, bài 33: CHẶT CÂY LẤY QUẢ

 

 

Ông vua nọ có cây ăn quả

Trồng lâu năm, trông đã lớn cao

Vua khoe với kẻ trong trào

Cây này tươi tốt, sinh bao quả lành

Hỏi cận thần: Nếu khanh ưng ý?

Ta ban cho quả quý trên cây

Thưa rằng: Thần thích lắm thay!

Nhưng cây cao quá không tài nào leo

Vua sai người chặt vèo cho ngã

Mà không tìm thấy quả ở đâu

Cây chết khô, uổng biết bao

Muốn trồng lại, chẳng cách nào được đây...

Giữ giới như giữ cây ăn quả

Muốn quả ngon, sao phá chết cây?

Trên đường tu học xưa nay

Giới nghiêm: định, tuệ từ đây hình thành.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 40
    • Số lượt truy cập : 6712361