Thông tin

NGUỒN GỐC HAI TỪ QUÊ HƯƠNG

NGUỒN GỐC HAI TỪ QUÊ HƯƠNG

暌鄉

                                                                            

VIÊN NHƯ

 

 

 

Quê hương, hai tiếng vô cùng thân thương đối với người Việt. Ai đi đâu cũng nhớ quê hương. Thông thường ta hiểu Quê hương là nơi mình ra đời, hay như ta thường nói là nơi “chôn nhau cắt rốn”. Hai tiếng quê hương trở thành một từ quá quen thuộc, nên người ta chẳng băn khoăn tự hỏi rằng hai từ này từ đâu mà có. Nó là từ Hán - Việt hay thuần Việt. Tôi cũng như nhiều người khác, đem cái thắc mắc này hỏi sách vở nhưng đến nay chưa tìm thấy ai giải thích về điều này. Thôi thì đành tự tìm hiểu vậy.

Quê hương. Ai cũng biết Hương 鄉 là chữ Nho hay ngày nay gọi là Hán - Việt, vậy lẽ nào chữ Quê lại là chữ thuần Việt, nhất định nó là chữ Nho rồi, cho dù nó biến âm theo thời gian chăng nữa thì âm gốc của nó nhất định vẫn còn đâu đó. Tuy nhiên có một điều khó khăn là tuy có nguồn gốc là chữ Nho hay Hán, nhưng Quê Hương không hề có từ nào khả dĩ làm cơ sở để từ đó ta tìm ra nguồn gốc của từ ghép này. Thôi, việc đầu tiên là đành tìm trong vốn liếng ngôn ngữ của dân tộc vậy. Vậy ta hãy tìm hiểu xem nó là chữ gì, nghĩa  nó ra sao, mà khi ghép lại thành cái  tên gọi sao mà thân thương đến vậy.

Theo tôi, hai từ Quê hương vốn là âm thuần Việt, có nghĩa là cái chữ Hán ấy vốn là chữ của người Việt, tất nhiên âm cũng Việt. Theo thời gian ta quên mất âm cũ của nó đi nên từ đó ta không biết Quê là gì. Chữ Hương thì ai cũng biết rồi nhưng chỉ biết với nghĩa đơn giản mà các từ điển Hán - Việt cho mà thôi, còn chữ Quê thì dường như chẳng biết nó xuất phát từ đâu. Giờ đây, ta chỉ tìm thấy nghĩa của hai từ này như tôi nói trên. Theo tôi hai từ Quê Hương chữ Việt cổ là 暌 鄉, âm hiện nay là Khuê Hương.

1. QUÊ .

Trước khi đi vào tìm hiểu nghĩa và sự biểu ý của con chữ, ở đây xin bàn một chút về ngữ âm của từ Quý 癸 này.

Chữ 癸 hiện nay âm Hán việt là Quý, tuy nhiên, theo tôi nó còn có âm khác là Quê. Tại sao tôi cho là như vậy? Vì căn cứ các chữ có âm liên quan với nó ta có thể hiểu ra như vậy. Cụ thể một số chữ có Y trong chữ Nho, trong tiếng Việt là âm Ê, như:

Lý 李. Cây lê. Quy 歸.  Về. Lý 季. 1. tháng cuối một quý 2. mùa 3. nhỏ, út (em).

Ta vẫn thường nói “Quê mùa”, như vậy chữ Quý 季 là chữ Việt với âm Quê vậy.

Trở lại chữ 暌, chữ này gồm Nhật, mặt trời – Dương, chỉ phía tả của Hà đồ và Quý, 暌 có âm là Khuê. Rõ ràng, chữ này là một chữ hội ý, hình thanh. Hội ý là vì Quý là phần lấy Hà đồ làm hình ảnh và nghĩa là xa, vì chữ Quý 癸 là can cuối cùng của 10 Thiên can, tính từ Ất 乙 là một vòng của bản thể làm sao không xa cho được. Như đã nói chữ Quý đóng vai trò chi phối âm của con chữ.

Tự điển Tường tế giải thích cho: 暌.

 形声。从日,癸声。本义:日落

Hình thanh. Tùng nhật, Quý. Bổn nghĩa: Nhật lạc.

Chữ hình thanh. Bộ Nhật, âm Quý. Vốn nghĩa là Mặt trời lặn.

Như vậy xét chữ 暌 với âm Khuê, ta có thể nói rằng chữ Quý 癸 vốn có vần Uê và đọc là Quê. Bởi vì bản thân chữ Khuê đã nói lên điều đó. Âm đầu là [k] vần Uê.

Chữ Quý 癸 ngoài cái âm đã bàn trên, nó còn chứa trong nó cái ý nghĩa mà từ đó hình thành nên nét nghĩa thân thương trong hai tiếng Quê Hương.

Tự điển Thiều Chữu: 癸.

1. Can "Quý", can sau chót trong "thiên can" 天干 mười can.

2. Kinh nguyệt đàn bà gọi là "thiên quý" 天癸 hay "quý thủy" 癸水.

Bộ Bát 癶 nghĩa là gạt ra, đạp ra. Về chiết tự ta có chữ Bát 八, tức là số 8, số gần đến sự viên mãn, tức số 10, vì vậy ngày xưa người ta nói mang bầu 9 tháng 10 ngày. Như khi có bầu, tháng này đứa bé bắt đầu đạp, chuẩn bị quay đầu chui ra. Hay ta có thể nói chuyển từ Hà đồ sang Lạc thư, Vô cực sang Thái cực. Vì vậy chữ Bát, Tả một gạch – Dương, Hữu hai gạch – Âm. Ta có thể quay ngược chữ Bát ấy thì ta sẽ hiểu chữ Qua 瓜 là trái bầu với giải thích “Ngoài nhỏ trong lớn” nên chữ Qua mang trong nó hai chữ Bát, 8.8 hay 8+8. Dưới hay trong chữ Bát là chữ Thiên, nghĩa là Trời Dương. Bát là Âm, Thiên là Dương. Âm Dương tức Thái cực, thể của nó là Âm. Như vậy với nét nghĩa này, cho thấy chữ Quý 癸 là nói đến chức năng sanh đẻ của đàn bà. Người xưa còn gợi hình hơn bằng cách viết chữ Quý với chữ Thỉ 矢 là mũi tên. Thỉ thì dễ nhận ra nhưng thường quá, không bằng Thiên.

癸.冬時,水土平,可揆度也。象水從四方流入地中之形。癸承壬,象人足。,籒文从癶从矢。居誄切.

Quý. Đông thời, thủy thổ bình, khả quỷ độ dã. Tượng thủy tùng tứ phương lưu nhập địa trung chi hình. Quý thừa Nhâm, tượng nhân túc. Quý, trứu văn tùng Bát tùng thỉ. Cư lụy thiết.

Quý. Thời tiết mùa đông. Nước đất ngang nhau. Có thể đo lường được.  Hình ảnh nước bốn phía chảy vào đất. Quý tiếp Nhâm, Tượng chân người. Quý. Trứu văn bộ Bát bộ Thỉ. Cư lụy thiết = Quỵ = quý.

Giải thích này hoàn toàn tương hợp với nghĩa và biểu ý của chữ Lạp巤 hay Liệp, tên tháng 12 mà tôi đã giải thích tại bài “Một Chạp Giêng Hai”.

Tính theo Lạc thư, thì Quý nằm ở Quái Càn. Quái Cấn và Càn vô cùng quan trọng với người Việt (1). Chữ Quê Hương cũng không ngoài ý tưởng này.

Quê 暌 chính là nơi ta ra đời, đó là chân lý, chứ nếu lấy vùng đất thì người Việt ở sinh ra ở Mỹ thì chôn Nhau cắt Rốn làm sao. Chân lý là vì ai cũng có mẹ, từ bụng mẹ chui ra cả. Cũng vì thế mà nó là nơi mà con người phải nghĩ về, tri ân và báo ân. Vì thế nên chữ Quý 癸 còn có nghĩa là “Thiên quý" 天癸 hay Kinh nguyệt của đàn bà, người xưa gọi là “máu què” phái âm của “quê”. Còn kinh tức còn có khả năng sinh con. Điều này cho thấy từ ngàn xưa người ta đã biết đàn bà hết kinh là không có con được nữa.

Vì chữ Quê có liên quan đến ông trời tức là Thiên 天, Thiên thuộc phương Nam, nơi anh Cóc tía 貝 sinh sống – Dương, nên ta còn có từ Quê Quán 暌貫. Chữ 貫 trên là chữ Vô, dưới là chữ Bòi 貝. Về khái niệm Khoa đẩu thì nó cũng như chữ Quý hay Quê. Có nghĩa là trên âm, dưới Dương = Thái cực. Vô 毌=毋 có nghĩa là chớ đừng. Vô cũng là võ âm thanh của chữ 無 còn có âm khác là Mô tức là mô đất, Chữ Mô 無 chính là thoát thai của chữ Nhái, Nhái (Đô hồi thiết) to gọi là Mô, Nhái nhỏ là Đôi. (Xem chữ Thị, phần Hồng Bàng Thị). Chính vì vậy mà chữ Vô này có tự dạng giống chữ Mẫu母. Từ Vô này mà có Vợ 毎 (武罪切).

Như thế, ta thấy chữ Quán貫 trên là Vô 毌(các bà), dưới là Bòi貝tức con Cạc (các ông). Trên Âm, dưới Dương tức Thái cực. Chỉ người phương nam tức Lạc Việt.

Ngoài ra, như đã nói trên, trong chữ Quý 癸 có chữ Thiên 天. Thiên là Trời, quái tượng trưng cho nó là Càn. Ta thấy trong sơ đồ vũ trụ theo Hậu thiên Bát quái, Càn nằm cung Quý, Nhâm Quý thuộc Thủy – Âm. Càn độ số 6 (Lục Càn). Đây chính là số chữ của câu đầu trong thơ Lục Bát.

Về mặt Dịch học thì chữ Quê 暌 tượng trưng cho Vô cực, cụ thể là: Nhật 日 mặt trời = Dương, Quý 癸 = Âm. Dương Âm tức càn Khôn hay Vô cực.

Hai chữ Quê quán về mặt ý nghĩa, cũng có nghĩa không khác gì Quê hương, tuy nhiên, về mặt Dịch lý thì không chuẩn xác. Chữ Hương 鄉 mới mới phù hợp với chữ Quê về lý tính cũng như vị trí của nó trong Hậu Thiên Bát quái. Ta hãy tìm hiểu chữ Hương 鄉.

2. HƯƠNG 鄉.

Tự điển Thiều Chữu.

鄉. 1. làng 2. thôn quê, nông thôn 3. quê hương.

Thuyết văn giải tự của Hứa Thận thì nói:

(向) 北出牖也。豳風。塞向墐戶。毛曰。向、北出牖也。按士虞

禮。祝啓牖鄉。注云。鄉、牖一名。明堂位達鄉注云。鄉、牖屬。是渾言不別。毛公以在冬日可塞。故定爲北出者。經傳皆假鄉爲之。从宀。从口。口舊作口。按下曰。从口。中有戶牖。是皆从囗象形也。今正。許諒切。十部。詩曰。塞向墐戶。

Hướng. Bắc xuất dữu dã. Bân phong. Tắc hướng cận hộ. Mao viết. Hướng, Bắc xuất dữu dã. Án Sĩ Ngu lễ. Chú vân. Hương, Dữu nhất danh. Minh đường vị đạt hương chú vân. Hương, dữu thuộc. Thị hồn ngôn bất biệt. Mao Công dĩ tại đông nhật khả tái. Cố định vi bắc xuất giả. Kinh truyện giả hương vi chi. Tùng miên. Tùng khẩu. Khẩu cựu tác vi. Án Hạ viết. Tùng vi. Trung hữu hộ dữu. Thị giai tùng vi tượng hình dã. Kim chánh. Hứa lương thiết. Thập bộ. Thi viết. Tái hướng cận hộ.

Tạm dịch:

Hướng. Cửa hướng về phía Bắc vậy. Bân phong. Trét đất cửa Bắc. Mao nói: Phía Bắc mở ra ô cửa vậy. Xét Sĩ Ngu lễ. Mừng mở cửa hương. Giải thích rằng: Hương, một tên của Dữu. Minh dường vị đạt hương giải thích: Hương, thuộc Dữu(cửa hướng ra phía Bắc) là không khác với lòi nói thông thường. Mao Công, cho rằng ngày đông có thể che chắn. Cố định về hướng bắc. Kinh truyện dùng Hương thay vậy. Bộ miên, Bộ khẩu Khẩu cữu viết Vi. Xét ra rằng: Bộ Vi, trong có ô cửa.

Với giải thích trên, ta chỉ có hai điều đáng quan tâm, đó là:

1. Hương là  chữ Hướng.

2. Ô cửa hướng ra phía Bắc cần trét đất lại để ngăn cái lạnh mùa đông.

Như vậy chữ Hương với nghĩa là “Cửa hướng về phía Bắc” nên có liên quan với chữ Quê, vì chữ Quê thuộc Càn, hướng Tây Bắc, đầu mùa Đông. Có nghĩa là Hương luôn hướng về Quê, hay Dương luôn hướng Âm. Có lẽ vì vậy mà xưa kia mùa này là mùa cưới hỏi.

Chữ Hương còn có nghĩa là làng xóm, thôn quê. Tuy nhiên, những nghĩa ấy vẫn chưa thỏa mãn được khi đi với chữ Quê 暌. Ta hãy tìm hiểu xem người xưa đã hội ý như thế nào trong chữ Hương 鄉.

Chữ Hương 鄉 gồm có hai chữ: Chữ Hương乡cũng là bộ Ất 乙, Lang 郎. (chữ Lang gồm良 Lương , Ấp邑).

1. Chữ Hương乡cũng là bộ Ất 乙.

TĐTC:

(văn) Hướng về, ngoảnh về (dùng như 向, bộ 口);

(văn) Phương hướng (dùng như 向, bộ 口): 紂卒易鄉 Quân của Trụ đổi hướng (Tuân tử: Thành tướng thiên);

Hướng dẫn;

Giải thích này phù hợp với chữ Hương 鄉 trong TVGT. Tuy nhiên ở đây người ta chỉ cho nghĩa mà thôi, vì vậy xin bàn về biểu ý của con chữ khi người xưa đưa 乡 vào chữ Hương 鄉 .

Về chữ 乡 đọc là Hướng thì như TĐTC đã cho trên. Tuy nhiên trong chữ Hương 鄉, thì nó chỉ định là hướng ra phía Bắc, nơi mùa đông lạnh giá ngự trị. Chữ乡 là bộ Ất 乙, can thứ 2 trong 10 Thiên can, Đọc theo Hậu thiên Bát quái thì nằm ở phía cuối hướng bắc, về thời tiết thuộc về Quý đông, tức chổ quái Cấn, độ số 8.

2-1. Chữ Lang 郎 là chàng trai - Dương, gồm hai chữ: Chữ Lương良 và Ấp 邑.

2-1A. Chữ Lương良 thuộc bộ Cấn 艮Cấn, theo HTBQ thì nằm ở hướng Đông bắc, tượng là Sơn – Núi. Chữ Sơn được sáng tác ra căn cứ vào bộ phận sinh thực Nam (Chữ của người Việt) nên cha ông ta đã nói “Đem gan Cóc tía đối sơn hà” Cóc ở đây là con Cạc.

2-1B. Chữ Ấp 邑: Nước hay quốc gia (ngày xưa).

Như vậy chữ Hương 鄉, được sáng tác theo kết cấu tả hữu, đọc theo Khoa đẩu thì Ất乡- Âm, Lang 郎– Dương. Âm Dương tức Thái cực, thuộc Dương.

Hai chữ quê hương trong LT - HTBQ 6 - 8 trong HD - TTBQ Cột kinh

 

Tóm lại hai chữ Quê Hương được người Lạc Việt cổ sáng tạo ra căn cứ vào Dịch học, nó được kết cấu theo phương thức tả hữu, cụ thể là:

Chữ Quê 暌: Trái Nhật = Dương, Phải Quý = Âm. Nằm tại vị trí Càn, độ số 6. Dương Âm = Càn Khôn tức Vô cực, thuộc Âm. Càn cũng là Cóc – Núi.

Chữ Hương: Trái Ất乡- Âm, phải Lang 郎– Dương. Nằm tại vị trí quái Cấn, độ số 8. Âm Dương tức Thái cực, thuộc Dương. Cấn là Núi.

Cả hai; Quê = Vô cực = Âm, Hương = Thái cực = Dương. Âm Dương tức Thái cực. Ngụ ý chỉ người phương nam tức người Lạc Việt. Cũng vì vậy mà có chữ Giáp 岬 có nghĩa là khoảng giữa hai núi. Can Giáp nằm giữa Càn và Cấn.

Quê 暌 ở vị trí độ số 6. Tức số chữ câu đầu của thể thơ Lục Bát.

Hương 鄉 ở vị trí độ số 8. Tức số chữ của câu hai thể thơ Lục bát.

Quê 暌 tượng trưng cho Vô cực. Thuộc Âm = Mẹ.

Hương 鄉 tượng trưng cho Thái cực, thuộc Dương = Cha.

Như vậy hai chữ Quê Hương không phải là vùng đất mà mình sinh ra, mà là nơi đầu tiên có mặt, đó là cha mẹ và xa hơn nữa chính là Tổ tiên. Chính vì vậy, tuy không hiểu một cách cụ thể về nguồn gốc của con chữ này, nhưng đối với người Việt, hai từ Quê hương là vô cùng thân thiết, thân thiết đến nỗi ai không biết quê hương mình ở đâu xem như lạc lỏng trong cuộc đời này. Vì thế mới nói quê hương là nơi chôn Nhau cắt Rốn. Nhau là ở trong bụng mẹ, Rốn là nguồn sống mẹ nuôi con thuở mang bầu. Cắt ra thành một cá thể riêng nhưng mình từ đâu mà có!

Như vậy hai từ Quê hương, ta thường nói là từ Hán - Việt, vậy mà phương Bắc có từ này không? Có biết điều này không? Có biết nó được hình thành, ngoài yếu tố con người, nó còn thể hiện Dịch học không? Không, họ không biết gì cả. Vậy mà họ vẫn còn giải thích, tuy không đầy đủ nhưng cũng chứng minh cho thấy manh mối của của chữ Hương. Như vậy, sách vở ấy của ai, chữ ấy của ai, Dịch học ấy của ai? Tất nhiên là của người Lạc Việt rồi chứ còn bàn cãi gì nữa.

Cùng là nước đồng văn, cùng ngôn ngữ đơn âm, đều thừa hưởng văn hóa Dịch, vậy sao Trung Quốc, Hàn Quốc không có thể thơ Lục bát. Toàn bộ ca dao Việt Nam đều theo thể lục bát. Người Việt Nam ai mà không thuộc bài lục bát “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”. Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của nước Việt, tham gia vào nền văn học thế giới cũng được viết bằng thể thơ này, truyện Kiều. Có thể nói thơ lục bát như tiếng thở dài của người Việt, nó cũng dịu dàng, nhẹ nhàng như tiếng mẹ ru con, nó như chất liệu xoa dịu bao nỗi đau thương mà thăng trầm của lịch sử mang lại. Nhất là thể thơ này chỉ riêng có của nước Việt cho nên nhất định nó được Tổ tiên ta sáng tác ra với mục đích như là một mật mã. Mật mã ấy là gì? Xin thưa rằng đó là: Người Việt là chủ nhân của Dịch học và chữ Vuông.

6+8 là 14. Đây không phải là con số ngẫu nhiên mà một con số chân lý. Nhìn vào mặt trống đồng Ngọc Lũ theo Hà Đồ, ta thấy ở trung tâm là mặt trời 14 tia, ra ngoài là 14 hình núi (Cóc) bên trong chứa 14 bìu dái (Nhái). Nhà Âm cũng phân bố mỗi bên 14 cái cồng. Nhất là vòng 8, trên là 6 con gà (Nam) dưới là 8 con gà (Bắc). Ngày xưa, ban đầu người ta đẽo gỗ ra 6 hay 8 mặt để viết chữ, điều này được thể hiện qua cột kinh chùa Nhất Trụ, Ninh Bình. Cột có 8 cạnh, gồm 6 bộ phận ghép lại với nhau. Theo tôi, 6 bộ phận tượng trưng cho mẹ (Quê), trụ chính 8 cạnh tượng trưng cho cha (Hương). 

Toàn bộ cột kinh thể hiện nguồn gốc căn bản của Dịch học, cụ thể là:

Cột = Dương (Bánh tét) nền đá vuông = Âm (Bánh chưng). Nhị nghi.

1 Chóp (búp sen) = Dương + 2 Đài sen = Âm + 4 Cột = Dương + 4 Đáy trụ tròn = Âm. Tất cả thể hiện Tứ tượng.

8 cánh hoa sen đơn = Bát quái.

Nền vuông, mỗi cạnh 1,4m = 14, chung quanh có 14 cánh hoa sen. Điều này thể hiện tổng các khái niệm dịch lý.

Hai chữ Quê Hương không ngoài ý tưởng này. Vậy 14 tượng trưng cho cái gì? Đó là tổng các phạm trù Dịch lý: Nhị nghi – Tứ tượng – Bát quái.

Ngoài những gì đã trình bày trên, ta còn thấy 6 tượng trưng cho mẹ, 8 tượng trưng cho cha hoàn toàn tương thích với truyện Họ Hồng Bàng và trống đồng Ngọc Lũ. Theo truyện Họ Hồng Bàng, Mẹ Âu Cơ dắt 50 con lên núi, tức phương Nam, cha Lạc Long Quân đem 50 con về biển, tức phương Bắc, điều này được thể hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ta thấy 6 con gà ở hướng Nam - Quái Ly - Con gái giữa, và 8 con gà ở hướng Bắc – Quái Khảm – Con trai giữa, từ đây ta có thể khẳng định rằng 6 thuộc Âm – Mẹ, 8 thuộc Dương – Cha. Trong y học cũng áp dụng điều này, hoàn bát vị thì bổ thận Dương, hoàn lục vị thì bổ thận Âm (1). Như vậy, hai chữ Quê hương vốn được sáng tác ra căn cứ vào Dịch học. Làm sao người Lạc Việt lại gắn bó máu thịt với Dịch học đến vậy nếu đó không phải là văn hóa cốt lõi của dân Việt. Đồng thời nó cũng cho thấy qua hai chữ Quê hương càng khẳng định rằng chữ Vuông chính là chữ Khoa đẩu và chủ nhân của nó chính là dân tộc Lạc Việt.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 91
    • Số lượt truy cập : 6367871