Thông tin

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VẦN Hâ

 

- Võ Tá Hân, Cư sĩ, nhạc sĩ, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế, pháp danh Minh Hoan, ông học Trường Quốc Gia Âm nhạc từ năm 1962- 1967 với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Năm 1968, ông sang Hoa Kỳ du học. Ông sáng tác nhạc từ năm 1974 với bản nhạc đầu tay là bài Nhớ Mẹ, phổ thơ của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh. Ông đã sáng tác trên 500 ca khúc PG và thu âm khoảng 30 CD phổ nhạc PG từ các bài Kệ, Niệm Phật, Thiền ca, Gia đình Phật tử, ca khúc về Mẹ cho mùa Vu Lan... Về Kinh thì có: Trường ca kinh Pháp Cú, Trường ca kinh Phổ Môn, Trường ca kinh A Di Đà, Trường ca kinh Vu Lan... Ông còn phổ nhạc những bài chú PG bằng tiếng Phạn như: Chú Đại Bi, Chú Tiêu Tai Cát Tường, và kinh Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông... ông nguyên quán Thừa Thiên Huế, trú quán Singapore - theo trang nhà www.daophatngaynay.com

- Sư Danh Hâu (1910-1974), Hòa thượng, hệ phái PG Nam Tông Khmer, thế danh Danh Hâu, pháp danh Suhannat Thera, xuất gia thọ Sa di năm 14 tuổi tại chùa Khoeng Tà Tưng - Châu Thành - Rạch Giá. Năm 1934, ngài thọ Tỳ kheo tại giới đàn chùa Klang Oong do HT Tăng Phêng trụ trì chùa làm Thầy tế độ. Sau khi thọ giới, ngài tu tập trải qua 5 mùa an cư kiết hạ tại chùa Khoeng Tà Tưng. Từ năm 1950-1970, ngài tập trung vào việc kiến thiết, mở mang chùa cảnh tạo thuận lợi cho chúng mới xuất gia có nơi tu học, tổ chức thuyết giảng giáo lý cho đồng bào Phật tử tham dự học tập. Ngoài ra, ngài còn thường xuyên tổ chức giới đàn để tiếp độ Tăng chúng do ngài làm Thầy tế độ. Ngài xả báo thân ngày mồng Một tháng 2 năm Giáp Dần (1974) thọ 64 năm, 40 hạ lạp, nguyên quán trú quán Châu Thành-Rạch Giá - theo Danh Sol cung cấp.

- Thích Chánh Hậu (1852-1923), Hòa thượng, dòng kệ Lâm Tế Hoa Tông, thế danh Trà Xuân Tồn, người gốc Minh Hương. Năm 1874, cha mẹ qua đời, ngài cất một cái am tên là Thiền Lâm Tiểu Viện tự tu hành để báo hiếu. Năm 1876, ngài đến tổ đình Bửu Lâm - Mỹ Tho đảnh lễ HT Minh Phước - Tư Trung xin xuất gia, được pháp danh là Quảng Ân, pháp hiệu Chánh Hậu. Năm 1890, ngài được cung thỉnh trụ trì chùa Vĩnh Tràng đang bị bỏ phế vì binh lửa. Ngài có công trùng tu kiến tạo chùa Vĩnh Tràng thành một danh thắng ngày nay. Thời của ngài là lúc phong trào chấn hưng PG lan tỏa khắp nơi, ngài hưởng ứng bằng việc mở trường gia giáo tại Vĩnh Tràng, thỉnh chư tôn đức HT giảng sư về đây giảng dạy, nguyên quán Minh Hương, trú quán Mỹ Tho - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Đôn Hậu (1905-1992), Hòa thượng, đệ tử tổ Tâm Tịnh - chùa Tây Thiên, pháp danh Trừng Nguyên, pháp tự Giác Thanh, pháp hiệu Đôn Hậu, thế danh Diệp Trương Thuần. Năm 1945, ngài trụ trì chùa Linh Mụ. Năm 1948, Chánh hội trưởng Tổng trị sự hội Phật học Trung phần. Năm 1952 là Giám luật Giáo hội Tăng già Trung Việt. Năm 1964 là Chánh đại diện PG miền Vạn Hạnh. Năm 1968 làm Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1976 đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI. Năm 1981 là Phó pháp chủ HĐCM GHPGVN. Với GHPGVNTN, ngài được suy tôn làm Đệ tam Tăng thống, nguyên quán Triệu Phong - Quảng Trị, trú quán Thừa Thiên Huế - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Nguyễn Hùng Hậu, sinh năm 1952, Giáo sư Tiến sĩ Triết học. Giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bí danh: Minh Không, Nguyễn Hoàng. Sách về Phật giáo: Góp phần tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Trần Thái Tông. Nxb. KHXH, Hà Nội, 1996; Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam. Nxb. KHXH, 1997; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam. T1, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2002. Ông nguyên quán huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; trú quán tại Hà Nội - theo NNC Nguyễn Đại Đồng sưu khảo.

- Thích Phước Hậu (1862-1949), Hòa thượng, thế danh Lê Văn Gia, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 42, đệ tử HT Tâm Truyền - chùa Diệu Đế, pháp danh Trừng Thịnh, pháp tự Như Trung, pháp hiệu Phước Hậu. Năm 1895, ngài được cử trụ trì chùa Trường Xuân và chùa Linh Quang (1919). Năm 1938, ngài được phong Tăng cang kiêm trụ trì chùa Báo Quốc - Huế. Năm 1949, ngài thị tịch nhằm 30 tháng 2 năm Kỷ Sửu, thọ 87 tuổi đời, 55 hạ lạp, bảo tháp lập ở vườn chùa Linh Quang, ngài nguyên quán Đồng Quan - Thái Bình, trú quán Thừa Thiên Huế - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 2.

- Đạo Tâm Trung Hậu (?-1834), Hòa thượng, pháp tự Trung Hậu, thụy Viên Giác, dòng Lâm Tế Liễu Quán đời 38, đệ tử ngài Chiếu Nhiên Hòa thượng, kế tục trụ trì chùa Thiền Tôn - Huế, ngài đứng ra xin vua cấp lại hơn 70 mẫu ruộng đất cho Tam bảo bị trưng thu trong chiến tranh với Tây Sơn, có công trùng kiến chùa tổ, xin lại pháp khí, ruộng vườn để tăng chúng tự túc lương thực, ngài trụ trì 32 năm, tháp được tôn trí trong khuôn viên tháp tổ Liễu Quán, không rõ nguyên quán - theo Chư tôn Thiền đức&Cư sĩ tiền bối hữu công.

- Tổ Trung Hậu (1861-1940), tức Hòa thượng Thích Trừng Thanh, thế danh Nguyễn Ất, xuất gia với HT đệ nhị tổ Trung Hậu, pháp hiệu Thanh Ất. Năm 1901, ngài kế thế trụ trì chùa Trung Hậu. Ngài là một vị có công đức lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc kỳ, ngài cho đệ tử vào trường Viễn Đông Bác Cổ sao chép bộ Tứ Phần Tiêu Thích đem về khắc bản ấn hành. Đích thân ngài đi khắp nơi kêu gọi Tăng già đoàn kết thống nhất, chấn chỉnh lại gia phong Phật tự. Năm 1930, ngài lập ra một chốn tòng lâm ở ngoại vi Hà Nội đón chư Tăng ni vào đây tu học an cư. Năm 1934, khi phong trào dâng cao, ngài cùng chư tôn đức và cư sĩ thành lập hội Bắc kỳ Phật giáo và cung thỉnh tổ Vĩnh Nghiêm làm Thiền Gia Pháp Chủ. Trong buổi sơ khai, hội Bắc kỳ Phật giáo đặt tại chùa Quán Sứ, ngài đã góp phần xây dựng và kiến tạo tòng lâm chùa Quán Sứ thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của PG Bắc kỳ, nguyên quán Vĩnh Yên, trú quán Hà Nội - xem thêm ở Danh Tăng Việt Nam tập 1.

- Thích Trung Hậu, Hòa thượng, tác gia, sinh năm 1945, pháp danh Lệ Như, đệ tử Hòa thượng Trí Quang, Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa TW GHPGVN, trụ trì thiền viện Vạn Hạnh - TP HCM, tác phẩm: Ca dao tục ngữ, thành ngữ Phật giáo; Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Thuận Hóa (đồng tác giả), nguyên quán Quảng Bình, trú quán TP HCM.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 18
    • Số lượt truy cập : 6057702