Thông tin

PHÁP MẠCH TRUYỀN THỪA TÔNG TÀO ĐỘNG VIỆT NAM

(HỆ NHẪM DƯƠNG - HỒNG PHÚC)

 

TT. THÍCH TIẾN ĐẠT*

 

Dẫn: Thiền Tông pháp mạch Tông Tào Động Việt Nam được truyền thừa từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam. Để thấy rõ sự truyền thừa ấy, nay căn cứ vào Thuyền Uyển Kế Đăng lục, Tào Động Tông Nam truyền Tổ Sư ngữ lục và các bia ký, khoa cúng của chốn tổ mà nêu ra như sau:

I. Pháp mạch truyền thừa tại Ấn Độ:

Phật giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật thứ tư trong Hiền kiếp, giáng sinh tại Ấn Độ, trải qua sự nỗ lực tu hành của tự thân mà Ngài chứng quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác dưới cội cây Bồ Đề. Trải qua 49 năm thuyết pháp độ sinh, đến khi sắp nhập Niết Bàn, Ngài đem Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm truyền cho đệ tử là Ma Ha Ca Diếp, đồng thời Ngài còn trao cho Y Bát và kệ rằng:

Pháp bản pháp vô pháp

Vô pháp pháp diệc pháp

Kim phó vô pháp thời

Pháp pháp hà tằng pháp.

Do vậy, Tổ thứ nhất của Thiền tông là ngài Ma Ha Ca Diếp; ngài Ca Diếp truyền cho ngài A Nan; ngài A Nan truyền cho ngài Thương Na Hòa Tu; ngài Thương Na Hòa Tu truyền cho ngài Ưu Ba Cúc Đa; ngài Ưu Ba Cúc Đa truyền cho ngài Đề Đa Ca; ngài Đề Đa Ca truyền cho ngài Di Già Ca…

Tổ thứ nhất: Ma Ha Ca Diếp

Tổ thứ 2: Tôn Giả A Nan

Tổ thứ 3: Tôn giả Thương Na Hòa Tu

Tổ thứ 4: Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa

Tổ thứ 5: Tôn giả Đề Đa Ca

Tổ thứ 6: Tôn giả Di Già Ca

Tổ thứ 7: Tôn giả Bà Tu Mật

Tổ thứ 8: Tôn giả Phật Đà Nan Đề

Tổ thứ 9: Tôn giả Phục Đà Mật Đa

Tổ thứ 10: Hiếp Tôn giả

Tổ thứ 11: Phú Na Dạ Xà

Tổ thứ 12: Đại sĩ Mã Minh

Tổ thứ 13: Tôn giả Ca Tỳ Ma La

Tổ thứ 14: Tôn giả Long Thọ

Tổ thứ 15: Tôn giả Ca Đề Bà

Tổ thứ 16: Tôn giả La Hầu La Đa

Tổ thứ 17: Tôn giả Tăng Già Nan Đề

Tổ thứ 18: Tôn giả Già Da Xá Đa

Tổ thứ 19: Tôn giả Cưu Ma La Đa

Tổ thứ 20: Tôn giả Xà Dạ Đa

Tổ thứ 21: Tôn giả Bà Tu Bà Đầu

Tổ thứ 22: Tôn giả Ma Noa La

Tổ thứ 23: Tôn giả Hặc Lặc Na

Tổ thứ 24: Tôn giả Sư Tử

Tổ thứ 25: Tôn giả Bà Xá Tư Đa

Tổ thứ 26: Tôn giả Bất Như Mật Đa

Tổ thứ 27: Tôn giả Bát Nhã Đa La

Tổ thứ 28: Tôn giả Bồ Đề Đạt Ma (Sơ tổ của Trung Hoa).

II. Pháp mạch truyền thừa tại Trung Quốc

Tổ thứ 29: (2) Đại sư Huệ Khả (487-593)

Tổ thứ 30: (3) Đại sư Tăng Xán (529-613)

Tổ thứ 31: (4) Đại sư Đạo Tín (580-651)

Tổ thứ 32: (5) Đại sư Hoằng Nhẫn (602-675)

Tổ thứ 33: (6) Đại sư Huệ Năng (638-713)

Tổ thứ 34: (7) Hòa Thượng Thanh Nguyên Hành Tư (660-740)

Tổ thứ 35: (8) Hòa Thượng Thạch Đầu Hy Thiên (700-790)

Tổ thứ 36: (9) Hòa Thượng Dược Sơn Duy Nghiễm (751-834)

Tổ thứ 37: (10) Hòa Thượng Vân Nham Đàm Thịnh (782-841)

Pháp mạch Tào Động tại Trung Quốc

Tổ thứ 38: (1) Thiền sư Động Sơn Lương Giới (807-869)

Tổ thứ 39: (2) Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch (840-901)

(Pháp mạch của Ngài Bản Tịch chỉ truyền được 4 đời thì chấm dứt, Tông Tào Động ở Trung Quốc hiện nay và Việt Nam là pháp mạch của ngài Đạo Ưng và Đạo Toàn là đệ tử đắc pháp với Tổ Động Sơn Lương Giới, nên pháp mạch này dùng chữ Động Thượng mà không dùng chữ Tào Động)

Tổ thứ 39: (2) Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng (835-902)

Tổ thứ 40: (3) Thiền sư Đồng An Đạo Phỉ (? - ?)

Tổ thứ 41: (4) Thiền sư Đồng An Quán Chí (910-970)

Tổ thứ 42: (5) Thiền sư Lương Sơn Duyên Quán (920-990)

Tổ thứ 43: (6) Thiền sư Thái Dương Cảnh Huyền (943-1027)

Tổ thứ 44: (7) Thiền sư Đầu Tử Nghĩa Thanh (1032-1083)

Tổ thứ 45: (8) Thiền sư Phù Dung Đạo Khải (1043-1118)

Tổ thứ 46: (9) Thiền sư Đan Hà Tử Thuần (1064-1117)

Tổ thứ 47: (10) Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu (1089-1153)

Tổ thứ 48: (11) Thiền sư Đại Hưu Tông Giác (1091-1162)

Tổ thứ 49: (12) Thiền sư Túc Am Trí Giám (1105-1192)

Tổ thứ 50: (13) Thiền sư Trường Công Như Tịnh (? - ?)

Tổ thứ 51: (14) Thiền sư Lộc Môn Tự Giác (? - ?)

Tổ thứ 52: (15) Thiền sư Phổ Chiếu Nhất Biện (1081-1149)

Tổ thứ 53: (16) Thiền sư Đại Minh Tăng Bảo (1114-1173)

Tổ thứ 54: (17) Thiền sư Vương Sơn Tăng Thể (? - ?)

Tổ thứ 55: (18) Thiền sư Thái Minh Tuyết Nham Như Mãn (? - ?)

Tổ thứ 56: (19) Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú (1166-1246)

Tổ thứ 57: (20) Thiền sư Tuyết Đình Phúc Dụ (1203-1275)

Tổ thứ 58: (21) Thiền sư Linh Ẩn Văn Thái (? - 1289)

Tổ thứ 59: (22) Thiền sư Hoàn Nguyên Phúc Ngộ (1245-1313)

Tổ thứ 60: (23) Thiền sư Thuần Chuyết Văn Tài (1273-1352)

Tổ thứ 61: (24) Thiền sư Tùng Đình Tử Nghiêm (? - ?)

Tổ thứ 62: (25) Thiền sư Ngưng Nhiên Liễu Cải (1335-1421)

Tổ thứ 63: (26) Thiền sư Câu Không Khế Bân (1383-1452)

Tổ thứ 64: (27) Thiền sư Vô Phương Khả Tòng (1420-1483)

Tổ thứ 65: (28) Thiền sư Nguyệt Chu Văn Tải (1452-1524)

Tổ thứ 66: (29) Thiền sư Đại Chương Tông Thư (1500-1567)

Tổ thứ 67: (30) Thiền sư Huyễn Hưu Thường Nhuận (? - 1585)

Tổ thứ 68: (31) Thiền sư Từ Chu Phương Niệm (? - 1594)

Tổ thứ 69: (32) Thiền sư Trạm Nhiên Viên Trừng (1561-1626)

Tổ thứ 70: (33) Thiền sư Thụy Bạch Minh Tuyết (1584-1641)

Tổ thứ 71: (34) Thiền sư Tử Mai Tịnh Chu (? - ?)

Tổ thứ 72: (35) Thiền sư Phượng Hoàng Nhất Cú Trí Giáo (? - ?)

III. Pháp mạch Truyền thừa tại Việt Nam

Tổ thứ 73: (36) Thiền sư Thủy Nguyệt Thông Giác Đạo Nam Quốc sư (1637-1704)

Tổ thứ 74: (37) Thiền sư Tông Diễn Chân Dung Đại Tuệ Quốc sư (1638-1709)

Tổ thứ 75: (38) Thiền sư Từ Sơn Hành Nhất Tăng Thống (1681-1737)

Đời thứ 76: (39) Thiền sưTính Chúc Đạo Chu - Tăng Chính (? - ?)

Đời thứ 77: (40) Thiền sư Hải Điện Mật Đa - Viên Thông Tăng Thống

Đời thứ 78: (41) Thiền sư Khoan Dực Phổ Chiếu - Đạo Nguyên Tăng Thống

Đời thứ 79: (42) Thiền sư Giác Đạo Tuân Minh Chính- Thanh Đàm Tăng Cương

Đời thứ 80: (43) Thiền sư Lục Hòa Giác Lâm Minh Liễu (?- ?)

Đời thứ 81: (44) Thiền sư Đạo Sinh Quang Lịch Minh Đạt (?- ?)

Đời thứ 82: (45) Thiền sư Quang Lư Thích Đường Đường (?- ?)

Đời thứ 83: (46) Thiền sư Chính Bỉnh - Vô Tướng (?- ?)

Đời thứ 84: (47) Thiền sư Tâm Nghĩa - Nhân Từ (? - ?)

Đời thứ 85: (48) Thiền sư Mật Ứng - Thiền Gia Pháp Chủ (1889-1957)

Đời thứ 86: (49) Thiền sư Đức Nhuận - Pháp Chủ GHPGVN (1897-1993)

IV. Tào Động Tông Xiển Pháp Phái (Võ Lăng)

Đời thứ 84: (47): (1) Thiền sư Tính Định Tâm Châu (1842 – 1901)

Đời thứ 85: (48): (2) Thiền sư Thanh Chư Mật Nghĩa

Đời thứ 86: (49): (3) Thiền sư Thanh Thuần - Hạnh Nhã

Đời thứ 87: (50): (4) Thiền sư Thanh Viên - Nhân Từ (1920-1993)

Đời thứ 88: (51): (5) Đức Phong - Tiến Thịnh

Đức Nguyên - Tiến Đạt

Đức Bản - Tiến Thông



* Tào Động hậu duệ Đức Nguyên.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 56
    • Số lượt truy cập : 6794537