Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

CAO THĂNG BÌNH

 

Mắt và tay

 “Chúng ta có hai tay và hai mắt, nhưng hai mắt lại nằm ngoài hai tay. Khi tay ta làm, mắt lại không dõi theo nên thưòng sanh ác nghiệp...”.

B ồ tát Quán Thế Âm khi hóa thân có nghìn tay nghìn   mắt, trong mỗi cánh tay đều có con mắt trí tuệ. Đó không phải đơn thuần là biểu tượng của thần thông mà chính là biểu hiện cho lòng quảng đại từ bi. Vì Bồ tát Quán Thế Âm có nguyện rằng hễ bất cứ nơi đâu trên thế gian có tiếng kêu của sự đau khổ thì cánh tay cùng mắt trí tuệ của Bồ tát sẽ vươn đến đó để cứu giúp chúng sinh.

Chúng ta chỉ có hai tay và hai mắt, nhưng hai mắt lại nằm ngoài hai tay. Khi tay ta làm, mắt lại không dõi theo nên thường sanh ác nghiệp. Ngược lại, khi mắt ta thấy điều tốt cần làm, tay vẫn không cử động để rồi việc đó qua đi.

Tu hành là nhằm đưa hai con mắt vào hai tay để bất cứ hành động nào cũng được mắt trí tuệ soi sáng. Khi mắt dõi đến đâu, tay hành động vươn đến đấy để kịp thời cứu giúp mọi người.

 

 

 

Con mắt trí tuệ

“Người có trí tuệ luôn nhìn vào nhân duyên để thay đổi sự vật. Người bình thường thì khi nào nhìn thấy mới tin  ”.

Người nông dân vừa gieo lúa xong, tuy lúa chưa lên, nhưng ông ta đã thấy được đồng lúa chín vàng trĩu nặng. Nhìn những đứa trẻ còn nhỏ không lo học hành, ta thấy được tương lai đen tối của nó. Những cách nhìn đó không dựa vào mắt thường mà dựa vào Pháp nhãn (Luật Nhân quả).

Trong các loại “mắt” thì mắt thường là kém nhất vì chúng không thể nhìn xa hơn trăm mét. Khi ta thấy bằng mắt thường tức là sự vật đó đã “phát khởi” đầy đủ chứ thật ra “nhân” của nó đã có trước từ lâu. Như khi ta thấy trái xoài thì không có nghĩa là bây giờ trái xoài mới có mà gien tạo trái đã có từ khi cây còn bé. Sự vật không tự sinh ra mà đều do “nhân duyên”tạo thành. Nhân là hạt giống còn duyên là điều kiện để nó phát khởi. Khi nhân và duyên đã hội đủ thì quả phát ra và không còn có thể cản được.

“Bồ tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả”. Người có trí tuệ luôn nhìn vào nhân duyên để thay đổi sự vật. Người bình thường thì chỉ khi nào thấy mới tin, đợi đến khi “quả đã tượng hình” lúc đó mới lo cầu xin để cho quả tan biến.

 

 

 

Nhiều nhân ra một quả

“Quả chỉ được tạo ra khi nhân duyên hội ngộ đầy đủ. Có người cả đời làm phước vẫn không nhận được phước báu hay người làm ác mà chưa vẫn thấy nghiệp báo...”.

Chỉ với một hạt quýt thì chưa hẳn đã mọc lên cây quýt vì nó còn cần có đất, nước, ánh sáng mặt trời, công sức người nông dân, cộng thêm nhiều yếu tố khác. Khi thiếu vắng một trong các duyên thì cây quýt không thể mọc và sống sót được. Các hành động (nghiệp) thiện ác cũng thế, quả chỉ được tạo ra khi nhân duyên hội ngộ đầy đủ. Có người cả đời làm phước vẫn không nhận được phước báu hay người làm ác mà chưa vẫn thấy nghiệp báo bởi vì còn thiếu một “duyên” nào đó. Tuy nhiên, các quả vẫn ‘tiềm tàng’ ở đó cho đến khi nhân duyên hội đủ để chúng phát khởi.

Một quả cần có nhiều nhân và bản thân nó cũng mang nhiều nhân mới để khi rụng xuống sẽ mọc lên nhiều cây mới, tạo thêm nhiều quả mới. Cứ thế “nhân sinh quả, quả sinh nhân” tiếp nối trùng trùng, bất tận. Hiểu được lý nhân duyên người tu hành có thể chuyển nghiệp, tiêu bớt ác quả và khởi thêm thiện quả.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 24
    • Số lượt truy cập : 6704864