Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

 

CAO THĂNG BÌNH

 

 

 

Kho tàng tâm thức

 

“Khi ta thường xuyên tiếp xúc với hạt giống tích cực ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, khi tiếp xúc với hạt giống tiêu cực ta sẽ đau khổ. Nhưng dù là hạnh phúc hay khổ đau, tất cả cũng đều vô thường...”

Tâm ta ví như đất nên được gọi là Tâm địa, ở đó có đủ các hạt giống tốt xấu. Khi hạt giống nào được tiếp xúc thường xuyên, chúng nổi lên bề mặt nên dễ nhớ dễ tìm. Các hạt giống nào bị lãng quên, chúng nằm sâu bên dưới. Tâm ta luôn cuộn xoáy và các hạt giống thay nhau chìm nổi kể cả khi ta ngủ. Khi ta nhớ về một việc gì, tâm sẽ liên tục đào bới cho đến khi tìm gặp mới thôi.

Khi tâm trở nên rộng lớn, nó lớn đến nỗi không có vật nào có thể nằm ngoài nó. Khi tâm nhỏ nhé, nó nhỏ đến nỗi không có vật nào vào được bên trong nó. Tâm ôm ấp mọi sự việc trong đời, kiếp này kiếp trước và nơi lưu giữ những ký ức đó gọi là Tàng Thức (tức là kho tàng tâm thức). Người không tu hành thì tàng thức hỗn tạp nên sinh ra nhiều tạp niệm, chúng luôn quấy rối họ kể cả trong giấc ngủ.

Trong Duy Thức học, Tàng thức còn gọi là A Lại Gia thức, là thức số 8 đứng sau Ngã thức. Khi sự vật nào đó xuất hiện trong Tàng thức, Ngã thức lập tức bám theo để tư duy, phân biệt, chấp ngã.

Khi ta tiếp xúc với hạt giống tích cực, Ngã thức sẽ phân biệt đưa đến cảm giác hạnh phúc, khi tiếp xúc với hạt giống tiêu cực ta sẽ có cảm giác đau khổ. Nhưng dù là hạnh phúc hay đau khổ tất cả cũng đều vô thường, chúng rồi sẽ qua nhanh như giấc mộng.

Người tu hành cần buông bỏ, không chạy theo Ngã thức để cho Tàng thức trở nên thanh tịnh, rỗng lặng.

 


 

Nơi trú của nghiệp lực

 

“Chết không phải là hết. Dù 5 giác quan đã hư hoại nhưng nghiệp lực vẫn còn trong Ngã thức và Tàng thức, chúng đi theo ta vào kiếp sống mới...”

Khi thấy một điếu thuốc, cơ thể người nghiện dâng lên cảm giác thèm thuồng, các phản ứng trong cơ thể trổi dậy thúc giục họ đưa tay cầm lấy điếu thuốc. Các nhà khoa học xem đó là phản xạ có điều kiện. Tuy nhiên, có một nhân tố quan trọng hơn mà ta không biết đó là sự lôi kéo nằm sâu trong tâm thức, nó còn được gọi là nghiệp lực.

Một sự vật thường tác động vào ta theo 3 mức độ: Mức thứ nhất, chúng xâm nhập qua 5 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), tạo ra cảm giác dễ chịu sung sướng. Ở mức thứ hai, chúng tác động vào não bộ (phần ý thức) tạo nên trí nhớ và ý thức ham muốn. Ví dụ như trong một số trường hợp người tuy sắp chết nhưng vẫn thấy thèm một thứ gì đó, mặc dù lúc đó cơ thể không hề có nhu cầu. Ở mức thứ ba, chúng tác động vào ngã thức tạo nên sự phân biệt và chấp chặt về hình ảnh của vật đó và nó cũng xuất hiện thường xuyên ở tàng thức. Khi đó, hình ảnh đó sẽ được mang từ kiếp này sang kiếp khác.

Chết không phải là hết. Mặc dù lúc đó sáu giác quan đã hư hoại nhưng nghiệp lực vẫn còn sâu trong Ngã thức và Tàng thức, chúng sẽ đi theo ta vào kiếp sống mới. Điều đó giải thích tại sao ta có thể yêu hay ghét một người ngay lần đầu tiên gặp gỡ. Tu hành là để làm sạch Ngã thức và Tàng thức, qua đó mới có thể thoát khỏi nghiệp lực.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 11
    • Số lượt truy cập : 6115042