Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

 

CAO THĂNG BÌNH

 

Như nước lách qua ghềnh đá

 

 

“Như dòng nước chảy qua ghềnh đá, nó biết lách qua trở ngại để tiến lên. Nhờ biết bỏ lại sau lưng ghềnh đá cho nên nước mới chảy được nhẹ nhàng, thanh thản…”.

Nhiều người hay than vãn, gặp chuyện gì cũng dễ bực dọc, có khi những chuyện nhỏ cũng làm cho họ bực bội. Nếu không tỉnh thức thì ta luôn bị đốt cháy vì sân giận do phiền não từ những chuyện không đâu, từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày kia. Điều đó chẳng những làm ta đau khổ mà còn làm những người xung quanh ta đau khổ.

Không có gì trên đời này là hoàn hảo nên ta cần học cách buông xả và bỏ qua. Thời gian đời người rất hữu hạn, đừng nên ngồi đó kêu ca, than buồn, trách khổ. Hãy biết để chúng lại sau lưng chớ đừng để cho chúng vướng bận vào tâm.

Cuộc đời này còn nhiều chuyện quan trọng hơn mà ta cần làm. Hãy đến thăm những người ta thương yêu. Hãy nói với những người thân những lời mà ta chưa có dịp nói. Hãy làm những gì mà ta chưa kịp làm ở ngày hôm qua. Giống như dòng nước chảy qua ghềnh đá, nó biết lách qua trở ngại để tiến lên. Nhờ biết bỏ lại sau lưng ghềnh đá cho nên nước mới chảy qua được nhẹ nhàng thanh thản.

 

Ý tốt thôi thì chưa đủ

 

 

“Dù là vô tình hay cố ý, khi ta làm cho ai đó khó chịu tức là ta đã gián tiếp hoặc trực tiếp làm cho người đó tạo ác nghiệp…”.

Trong xã hội, cơ quan, và gia đình, ở đâu cũng có những quy tắc ứng xử. Khi ta làm trái đi thì sẽ làm cho người khác khó chịu hoặc chướng mắt. Chỉ có ý tốt thôi thì chưa đủ vì ta có thể vô tình gây khó chịu cho người khác mà ta không hay biết.

Khi ta chọn một con đường để đi thì dù có khó mấy ta cũng phải mà đi. Tuy nhiên, nếu tránh bớt được khó khăn thì cũng nên tránh vì sẽ giảm bớt những phiền hà không cần thiết. Dù biết rằng không thể và cũng không cần thiết phải làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng nếu tránh được tổn thương cho ai đó thì nên tránh trừ khi hoàn cảnh bắt buộc không thể làm khác được.

Cuộc sống không cần sự giả tạo nhưng rất cần kỹ năng. Hãy thử nghĩ nếu điều ta làm là tốt thì tại sao người khác lại không thích? Có hay không có cái gì đó chưa ổn trong cách làm của mình? Dù là vô tình hay cố ý, khi ta làm cho ai đó khó chịu tức là ta đã gián tiếp hoặc trực tiếp làm cho người đó tạo ác nghiệp. Nếu là ác nghiệp của người đó thì người đó sẽ phải trả, nhưng còn ta, ta cũng đã nợ họ một món nợ và cũng sẽ phải trả món nợ đó sau này.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 12
    • Số lượt truy cập : 6115880