Thông tin

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

 

CAO THĂNG BÌNH

 

Đừng đợi đến khi hoàn hảo

 

 

“Đâu cần phải uống hết cả dòng sông thì mới hết khát, cũng như không cần phải đọc hết và thực hành hết kinh điển Phật giáo thì mới thoát khổ…”

Có người khát nước khi tìm được đến dòng sông nhưng lại không chịu uống vì thấy dòng sông nhiều nước quá. Cũng vậy, có người than khổ khi gặp đạo Phật vẫn ngần ngừ không chịu thực hành vì thấy đạo Phật mênh mông quá, rộng lớn quá.

Thật ra, đâu cần phải uống hết cả dòng sông thì mới hết khát. Cũng vậy, đâu cần phải đọc hết kinh điển thì mới thoát khổ. Kinh điển nhiều là để nhiều người cùng đọc, nhiều người cùng tu, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau mà vẫn thấy phù hợp với mình.

Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất chứ đừng đợi đến khi đọc và hiểu hết kinh điển Phật thì mới bắt đầu tu. Đừng như anh chàng kia thà chịu khát chứ không uống nước vì nghĩ rằng mình không thể uống hết được cả dòng sông.

 

Vết sẹo trong tàng thức

 


 

“Khi ta nóng giận hay si mê, nó hằn lên trong tâm ta một vết sẹo. Khi ta làm tổn thương ai đó, nó cũng hằn lên trong tâm người đó một vết sẹo và cả trong tâm ta…”

Đinh đóng vào gỗ, khi nhổ ra nó để lại vết sẹo trên thân gỗ. Khi đóng nhiều đinh vào gỗ, những sẹo mới được tạo ra, chồng chất lên sẹo cũ, nhưng sẹo cũ cũng không bao giờ mất đi.

Cũng vậy, khi ta nóng giận hay si mê, nó đã hằn lên tâm ta một vết sẹo. Khi ta làm tổn thương ai đó, nó cũng hằn lên trong tâm người đó một vết sẹo và cả trong tâm ta. Các vết sẹo trong tâm chính là nghiệp, chúng nằm sâu trong tàng thức, rất khó phai dù thời gian có trôi qua.

Cần tỉnh thức và suy nghĩ kỹ trong từng hành động để tránh tạo nên các vết sẹo trong tâm mình và tâm người. Người không tu thì luôn si mê, đau khổ và sân hận ngày càng chồng chất cho nên nghiệp mới ngày càng dày thêm. Người tu hành thì biết dùng trí tuệ Bát Nhã để quán chiếu, để thấy “ngũ uẩn giai không”, nhờ đó ngày ngày làm sạch bớt tàng thức.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 70
    • Số lượt truy cập : 6797417