Thông tin

T114 - TÁM BƯỚC ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG - BƯỚC THỨ TÁM

TÁM BƯỚC ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC

TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

MINH BẢN

BƯỚC THỨ TÁM


Tự luyện tập Bồ đề tâm tối hậu

Nhờ vào bảy bước trước phần này

Hợp với tinh thần không bẩn lây

Tám niệm cực đoan nhiều dấu vết

Nhìn đời hiện tượng tựa mây bay

Tất cả chính ta và chúng sinh

Nô lệ bề ngoài giả tạo hình

Quan niệm sai lầm sao kể xiết

Tâm luyện Bồ đề thật sáng minh.

Những thực hành chính yếu trong sự luyện tập tinh thần là hai bồ đề tâm: Bồ đề tâm thông thường và Bồ đề tâm tối hậu. Bảy bước trước chúng ta học làm thế nào triển khai bồ đề tâm thông thường và bước thứ tám cuối cùng này sẽ nêu lên làm thế nào triển khai Bồ đề tâm tối hậu. Bồ đề tâm bình thường là sự mong muốn đạt đến được giác ngộ cho trọn vẹn dành cho tất cả chúng sinh. Bồ đề tâm tối hậu là sự khôn ngoan thông thái thực hiện một cách trực tiếp chân lý tột cùng hay trạng thái trống không được khích lệ bởi Bồ đề tâm thông thường. Một khi chúng ta thiền định trên trạng thái trống không để làm sinh nở ra bên trong chúng ta hay để làm lớn lên Bồ đề tâm tối hậu, là chúng ta tập luyện đến Bồ đề tâm tối hậu. Được gọi là Bồ đề tâm tối hậu bởi vì đối tượng của nó là trạng thái trống không, chân lý cuối cùng và đó là một trong những con đường dẫn đến sự giác ngộ.

Bồ đề tâm thông thường được giải thích ở đây là Bồ đề tâm theo tập tục, theo quy ước bởi bản chất tự nhiên, bởi lòng từ bi, trong khi đó Bồ đề tâm tối hậu là bởi bản chất và bởi sự thông thái khôn ngoan. Hai Bồ đề tâm này như hai cánh của một con chim và cho phép chúng ta bay đến thế giới của giác ngộ.

Không biết ý nghĩa của trạng thái trống không của mọi sự vật thì không có một căn bản nào để luyện tập Bồ đề tâm tối hậu bởi vì trạng thái trống không đó là đối tượng của Bồ đề tâm tối hậu. Djé Tsongkhapa đã nói rằng: Hiểu biết trạng thái trống không là cao hơn hết tất cả sự hiểu biết khác. Nhà sư chỉ dạy trạng thái trống không mà không sai sót là cao hơn tất cả nhà sư khác. Và thực hiện trạng thái trống không là cốt yếu như Phật pháp.

Trạng thái trống không là một đề tài khó khăn nên chúng ta cần phải đọc một cách chăm chú kỹ lưỡng sự giải thích sau đây và suy ngẫm một cách sâu xa. Dòng thơ đầu của bước thứ tám nói rõ rằng tất cả những thực hành được giảng giải trong bảy bước trước đều phải được làm phối hợp với một sự thông hiểu trạng thái trống không, bản chất thật sự của tất cả mọi hiện tượng. Dòng thơ thứ hai viết về sự thực hành bồ đề tâm tối hậu ở giữa buổi thiền định. Dòng thơ thứ ba viết về sự thực hành Bồ đề tối hậu ở ngoài những buổi thiền định và dòng thứ tư giảng giải mục đích của thiền định trên Bồ đề tâm tối hậu. Mỗi dòng thơ nguyên bản được diễn nghĩa chung thành hai câu thơ nêu ở trên.

Dòng thơ đầu nói rằng “Nhờ vào bảy bước trước phần này. Hợp với tinh thần không bẩn lây” đồng thời muốn chỉ rõ rằng Bồ đề tối hậu không là một thực hiện cô lập mà nó phụ thuộc vào tất cả những sự thực hiện trong bảy bước trước. Để thực hiện trạng thái trống không, phải là Bồ đề tâm tối hậu, sự thực hiện đó trước tiên phải được khuyến khích bởi Bồ đề tâm thông thường và để làm sinh ra trong chúng ta Bồ đề thông thường, chúng ta cần đến những thực hiện tình yêu để yêu thương và lo nghĩ đến những người khác, lòng từ bi bao la v.v... Hơn nữa, nghiên cứu về trạng thái trống không và sự thiền định của chúng ta trên trạng thái trống không đó sẽ có một đụng chạm thực sự và mạnh mẽ, sâu xa duy chỉ trên tinh thần của chúng ta, nếu sự khích lệ ở mức độ tối thiểu về việc từ bỏ sự mong muốn giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, và bỏ rơi những đảo lộn tinh thần của chúng ta. Nếu chúng ta được khích lệ bởi một hiếu kỳ đơn giản triết lý thì tốt hơn chúng ta có thể hy vọng đó là một sự hiểu biết giả tạo trí thức của trạng thái trống không. Chúng ta sẽ không bao giờ đến được kinh nghiệm sâu xa và giải thoát được.

Trạng thái trống không là gì?

Trạng thái trống không là phương thức mà trong đó mọi sự vật tồn tại, hiện hữu thật sự. Đó cũng là phương thức mà mọi sự vật tồn tại, hiện hữu bởi sự đối nghịch với phương thức mà trong đó chúng xuất hiện. Chúng ta tin một cách tự nhiên rằng mọi sự vật mà chúng ta nhìn thấy ở chung quanh như những cái bàn, cái ghế những ngôi nhà hiện hữu một cách thật sự bởi vì chúng ta thấy chúng tồn tại một cách đúng như phương thức mà chúng xuất hiện. Tuy nhiên, phương thức mà trong đó mọi sự vật hiện ra đối với cảm giác của chúng ta là lừa đối, là đánh lừa và hoàn toàn ngược lại với phương thức mà trong đó chúng tồn tại một cách hữu hiệu. Những sự vật hình như tồn tại phía riêng tư của chúng, không phụ thuộc vào tinh thần của chúng ta. Thí dụ, cuốn sách này hiện ra ở tinh thần của chúng ta hình như có sự tồn tại độc lập riêng của nó và khách quan. Nó ở bên ngoài, trong khi đó tinh thần của chúng ta hình như ở bên trong. Chúng ta có cảm tưởng rằng tinh thần của chúng ta là nhỏ hơn mọi thứ được nhận biết trong sự tồn tại hiện hữu của cuốn sách. Phương thức tồn tại hiện hữu này độc lập đối với tinh thần của chúng ta, được gọi là những phương thức thay đổi khác nhau: Tồn tại thật sự, tồn tại vốn sẵn hay cố hữu, tồn tại phía riêng tư của nó và tồn tại phía khách thể, ngoại vật của nó.

Những sự vật hiện ra một cách trực tiếp ở những cảm giác của chúng ta như tồn tại, hiện hữu thật sự một cách vốn sẳn, cố hữu. Nhưng sự thật tất cả những hiện tượng đều không có hay trống rỗng của sự tồn tại, hiện hữu thật sự. Cuốn sách này, thân thể chúng ta, bạn bè của chúng ta, chính chúng ta, toàn thể vũ trụ thật sự chỉ là những hiện hình ở tinh thần của chúng ta giống như những sự vật nhận biết trong một giấc mơ. Nếu chúng ta mơ thấy một con voi, con voi hiện ra rõ ràng trong những chi tiết nhỏ nhất của nó, chúng ta có thể thấy nó, nghe nó, cảm nhận nó và sờ mó nó, nhưng một khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận thấy rằng con voi chỉ là sự xuất hiện ở trong giấc mơ của chúng ta. Chúng ta không hỏi “Con voi đã đi đâu?” Bởi vì chúng ta biết rằng đó chỉ là đơn giản một hình chiếu hay phóng ảnh ở tinh thần và nó không tồn tại riêng biệt đối với tinh thần. Đức Phật đã nói rằng điều đó là cho tất cả mọi hiện tượng. Tất cả những hiện tượng chỉ là những hiện ra đơn giản ở tinh thần và chúng phụ thuộc hoàn toàn tinh thần nhận biết những thứ đó.

Thế giới mà trong đó chúng ta làm thực nghiệm ở tình trạng thức và thế giới mà trong đó chúng ta thực nghiệm một khi chúng ta mơ, cả hai đều là những xuất hiện đơn giản trong tinh thần đến từ những quan niệm sai lầm của chúng ta. Nếu chúng ta xác nhận rằng thế giới giấc mơ của chúng ta là giả, không thật, thì đồng thời chúng ta cũng phải xác nhận rằng thế giới của tình trạng thức là giả, không thật. Và nếu chúng ta xác nhận rằng thế giới ở tình trạng thức là thực thì chúng ta cũng phải xác nhận thế giới của giấc mơ là thật. Giữa hai thế giới đó chỉ có một sự khác biệt là thế giới của giấc mơ là một sự hiện ra ở tinh thần tinh vi bén nhạy của chúng ta, trong khi đó thế giới thức là một sự hiện ra ở tinh thần thô lỗ cục mịch của chúng ta. Thế giới của những giấc mơ chỉ tồn tại trong thời gian nhận thức của giấc mơ trong đó sự vật hiện ra, và thế giới của tình trạng thức cũng chỉ tồn tại trong thời gian nhận thức của tình trạng thức trong đó sự vật hiện ra. Đức Phật đã nói “Chúng ta phải biết rằng tất cả những hiện tượng đều giống như những giấc mơ”. Vào lúc chúng ta chết, những tinh thần thô lỗ cục mịch của tình trạng thức tự hòa tan trong tinh thần rất tinh tế của chúng ta và thế giới mà chúng ta biết trong khi đã sống qua biến mất một cách giản dị. Thế giới mà những người khác nhận thức sẽ tiếp tục, nhưng thế giới cá nhân của chúng ta cũng sẽ biến mất hoàn toàn và không thể trở lại thế giới của giấc mơ vào đêm hôm trước.

Đức Phật đồng thời cũng đã nói rằng tất cả những hiện tượng dường như là những ảo tưởng. Có một số lớn những loại ảo tưởng khác nhau, như những ảo ảnh, mống cầu vồng hay những ảo giác kích thích bởi ma túy. Ở thời xưa, một số nhà ảo thuật ném một yếm thư trên người xem và tiếp theo khán giả đã thấy những đồ vật như một miếng gỗ dưới một hình thể khác, thí dụ như một con cọp. Những ai dưới ảnh hưởng uy thế của sự bùa yếm thấy hình như là một con cọp thật và cảm thấy sợ sệt, nhưng những ai đến sau khi sự yếm thư thì chỉ thấy đó chỉ là một miếng gỗ. Những ảo tưởng này đều có một điểm chung là phương thức xuất hiện không liên quan với phương thức tồn tại, hiện hữu của chúng. Đức Phật đã so sánh tất cả những hiện tượng đối với ảo tưởng bởi lý do dấu vết của sụ ngu dốt, sự không biết hành xử của chính mình tồn trữ từ lâu đời, tất cả những gì hiện ra đối với tinh thần của chúng ta dường như tồn tại tự nhiên một cách thật sự và cho chúng ta một cách tức thời sự cảm thấy đối với sự xuất hiện này, khi mà sự thật tất cả đều hoàn toàn trống rỗng trong sự tồn tại thật sự. Mọi sự vật hiện ra bằng phương cách lừa dối, giống như một ảo giác hiện ra như nước ở sa mạc nhưng không phải sự thật. Chúng ta bị lừa dối bởi những sự hiện ra bởi vì chúng ta không hiểu được bản chất thật sự của chúng và chúng ta cho rằng những cuốn sách, những cái bàn, những thân thể và những thế giới dường như tồn tại một cách thật sự. Hành xử những hiện tượng bằng phương cách này, sự lo nghĩ đến chính mình, hệ phược, hận thù, ganh ghét và những đảo lộn tinh thần khác tự biểu hiện trong tinh thần làm lay động và làm mất thăng bằng chúng ta. Sự an bình tinh thần của chúng ta cũng bị hủy diệt. Chúng ta dường như những du khách ở trong sa mạc mất hết sức lực chạy theo sau những ảo ảnh hay giống như một người đi trên đường ban đêm nhận lấy sai lầm rằng những bóng cây là những kẻ cướp hay những dã thú sẵn sàng tấn công.

(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 13
    • Số lượt truy cập : 6345863