Thông tin

THAM THIỀN VỀ MỘT LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

THAM THIỀN VỀ MỘT LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

 

MINH HIỀN

 

 

Thực hành thiền là một phương pháp tu tập rèn luyện tâm, nó giúp người hành thiền khả năng tập trung, làm cho tâm định hay lặng yên, tức giúp tâm chúng ta đạt đến trạng thái thanh tịnh và tỉnh thức và giúp có được sự hiểu biết sâu xa về cuộc sống, phát triễn tuệ giác.

Có nhiều phương pháp khác nhau về thiền. Dù cho bất cứ thực hành thiền nào mà chúng ta sử dụng thì tất cả đều cùng mục đích gia tăng sự tập trung vào tâm tỉnh thức và cũng để tăng cường khả năng đạt đến một tâm an tịnh và cải tiến khả năng ngăn chặn lại những xúc động xáo trộn của chúng ta.

Phần lớn thời gian, chúng ta không sống hoàn toàn ở hiện tại, không bao giờ nghỉ ngơi và khó có thể được trải qua một chút an định vì chúng ta thường đang sống trong một quá khứ đầy ký ức hay một tương lai thường phóng đại. Và nếu thật sự đạt đến như mơ tưởng thì lúc đó chúng ta lại chuẩn bị cho một tương lai khác tốt hơn, chói lọi hơn.

Thực hành thiền đến một lúc nào đó, tinh thần bắt đầu thiết lập được một cách tự nhiên trong một trạng thái tự tin khiến cho chúng ta ở vào hiện tại tràn đầy trong đời sống. Khi chúng ta không bị lôi kéo vào trong quá khứ hay trong tương lai thì chúng ta thoải mái sống một cách thật sự thời khắc hiện tại.

Sự thiền định cũng giúp chúng ta thành công trong hai thứ học hỏi: An định và trí tuệ. An định, tỉnh thức và trí tuệ là ba trạng thái an trụ trên khả năng của chúng ta để có thể tập trung và nhìn thấy một cách rõ ràng những gì chúng ta đang làm và hiểu được tại sao chúng ta làm điều đó. Chúng ta thực hành ba điều cùng chung đó để có thể vượt qua những khuôn khổ thường lệ và những quan niệm sai lầm gây ra và kéo dài vĩnh viễn sự đau khổ của chúng ta. Những điều nêu trên là những tính chất cốt yếu và tổng quát của tham thiền và thiền định.  

Tham thiền ở đề tài này là định tâm, suy ngẫm, phân tích, suy luận và phán đoán về một lời dạy của đức Phật. Lời dạy đó như sau: "Mọi người tin tưởng có một cái "tôi" (ngã) hiện hữu thật sự một cách hiển nhiên, nhưng cái "tôi" này là tưởng tượng". Chúng ta nghĩ gì và trả lời sao đây? Dù đức Phật là một cội nguồn của lòng tin đứng đắn và chúng ta tôn trọng sự thông thái của ngài, nhưng chúng ta vẫn có cảm nghĩ là có hiện hữu và tồn tại một cái "tôi". Điều đức Phật nói đó không có nghĩa là không có cái "tôi". Ngược lại với kinh nghiêm sống của chúng ta. "Tôi" đây mà, chính là "tôi". "Tôi" là cùng con người của ngày hôm qua, hôm kia, của năm rồi, của hai hay ba chục năm trước và sau này khi tôi về hưu. Nhưng nếu chúng ta xem xét và suy ngẫm lời nói này, chúng ta có thể tự hỏi rằng cái "tôi" của thời một đứa trẻ con, rồi của một người lớn và rồi của một người về hưu, cái "tôi" đó có cùng giống nhau không? Thân thể chúng ta, tinh thần chúng ta có giống nhau không? Chúng ta có thể nói rằng thân thể không còn giống và tinh thần vẫn vậy, như thế cái tôi thời trẻ con biết tất cả những gì chúng ta biết ngày nay không? Trí nhớ thời trẻ con có giống với trí nhớ hiện giờ của chúng ta không? Chúng ta cứ tiếp tục như thế với ý tưởng "có phải chúng ta là cùng một người hay không?". Có hai yếu tố mà chúng ta có thể áp dụng để nhận xét là sự đồng dạng, tương tự và sự thường xuyên. Sự thường xuyên có là một điều kiện của cái "tôi" không? Theo luận lý thì người ta có thể nói thường xuyên có nghĩa là luôn luôn tồn tại, không bao giờ ngừng tồn tại và không bao giờ thay đổi một chút nào cả. Nếu điều đó thay đổi thì không còn cùng sự vật và hậu quả là không còn thường xuyên nữa. Lúc đó chúng ta có thể thêm vào là "nhưng tôi nói là rõ ràng chính tôi mà" tôi biết tôi nghĩ gì mà. Rõ ràng, có một cái "tôi" là một sự kiện chính xác đối với tôi chứ không phải đối với vật hay người nào khác. Nhưng chúng ta tự hỏi nếu đó là thật thì chỗ chính yếu của nó là gì? Là thân thể, là tinh thần của chúng ta hay một thứ gì khác? Nếu chúng ta nói chỉ đúng là thân thể thì sai rồi bởi vì như thế cái "tôi" không có tinh thần và ngược lại nếu chúng ta nói chỉ đúng là tinh thần thì cái tôi không liên hệ gì đến thân thể. Như thế hai yếu tố này được phân định một cách rõ ràng. Chúng ta cũng có thể nói cái "tôi" là sự phối hợp của thân thể và tinh thần. Tuy nhiên, trong trường hợp đó chúng ta phải quyết định có hay không là thân thể và tinh thần tạo thành một toàn thể. Nếu trả lời có thì cả hai phải là cùng một thứ, nếu trả lời không thì chúng là hai yếu tố kết hợp khác nhau. Lúc đó, chúng ta tự hỏi bằng phương cách nào thân thể và tinh thần là thật sự cùng một thứ. Nhìn một cách sâu xa, chúng ta có lẽ chỉ sẽ thấy những khác biệt: một thứ là vật chất và thứ kia không phải vật chất. Thân thể không suy nghĩ, tinh thần không ăn uống và cũng không đi du lịch. Như thế cái "tôi" chỉ có thể hoặc là thân thể hoặc là tinh thần, nhưng nó là cả hai. Bởi vì thân thể và tinh thần hay linh hồn không giống như nhau nên chúng không thể nói chì là một thứ. Kết cuộc cái "tôi là một toàn thể kết hợp.

Chúng ta có thể sử dụng một sự phán đoán đại loại như trên rồi xem xét thử nó có đứng vững hay không để ngẫm nghĩ về lời của đức Phật như một thử thách này. Ở giai đoạn này, chúng ta có thể đi xa hơn trong công việc tìm kiếm cái "tôi" vì rằng chính thân thể và tinh thần đã tạo dựng nhiều yếu tố khác nhau mà không một yếu tố nào là một sự vật kết hợp, thuần nhất. Chúng ta có thể có bao nhiêu cái "tôi" của những phần thân thể và tinh thần của chúng ta? Cái gì sẽ đến nếu chúng ta mất một hay hai thành phần của con người? Nếu chúng ta mất một cánh tay hay bị mù đôi mắt chẳng hạn, thì cái "tôi" của chúng ta sẽ trở nên bớt đi một điểm nào đó sao?

Trước tiên, chúng ta sẽ có thể trả lời rằng không phải vậy, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy có một cái "tôi", chúng ta có một sự hiện hữu, tồn tại và một kết hợp toàn thể cá nhân con người. Chúng ta không phải là một sản phẩm của ý tưởng, hay hành động của một người khác. Ở đó, một lần nữa chúng ta tự hỏi có gì trong cái "tôi" này thật sự độc lập đối với bất cứ thứ khác. Trong biện pháp nào sự đồng nhất của chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục, gia đình, đoàn thể, sức khỏe hay ngay cả đến thức ăn? Chúng ta sẽ cũng giống như vậy nếu chúng ta lớn lên trong một nền văn hóa khác chăng? Bộ phận nào của cái "tôi" này kể cả những phương cách suy nghĩ và những giá trị không là sản phẩm của những nguyên nhân và những điệu kiện? Ý tưởng độc lập cho thấy rằng chúng ta là đứa con của những công trình của chúng ta, rằng chúng ta sinh ra như thế và rằng cái "tôi" của chúng ta không khác gì hơn phương cách một sản phẩm môi trường của chúng ta. Phải chăng chúng ta tin tưởng như vậy?  Như thế, phải chăng chúng ta cam kết vào một tiến trình câu hỏi tiến xa hơn những gì có thể. Đó là việc xem những giả thuyết nào chúng ta đặt ra và chúng bao hàm những gì. Chúng ta càng đào sâu thì dường như càng ít hợp  lý.

Những thí dụ này nhằm mục đích cho thấy những định đề hay nguyên tắc ban đầu thông thường về cái "tôi" không chống lại sự phán đoán của lý trí. Nếu những phán đoán này không đưa đến hoàn toàn thuyết phục chúng ta rằng cái "tôi" không tồn tại, thì ít nhất cũng cho chúng ta thấy biết bao nhiêu sự mơ hồ trong tình cảm về sự tồn tại cái "tôi" này. Chúng ta cũng không biết cái "tôi" nằm ở đâu, hơn nữa nó là gì. Thí dụ, khi bị nhức đầu thì nói "tôi nhức đầu" mà không nói "thân thể tôi bị nhức đầu" hay nếu bị đứt ngón tay lúc làm bếp thì chúng ta chỉ nói "tôi bị đứt tay", trong những trường hợp này chúng ta tự cho một phần thân thể chúng ta là chính chúng ta. Ở một mặt khác, khi chúng ta đau khổ tinh thần thì lại nói "tôi bất hạnh, tôi chán nản", lúc đó chúng ta trở nên  giống như tinh thần của chúng ta. Như thế, đôi khi chúng dựa trên thân thể và lần mò trên đó và đôi khi chúng ta xác nhận tinh thần và gắn bó vào đó. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta không ngừng thay đổi hai loại này. Và như chúng ta không thấy được hai loại đó một cách rõ ràng, nên chúng ta sống trong sự lẫn lộn về sự đồng nhất của chúng ta.

Suốt bao nhiêu năm, từ cội nguồn lịch sử, con người vẫn luôn mang trong mình câu hỏi vạn thuở: “Ta là ai? Ta từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu?”. Các triết gia đã trả lời, các nhà văn cũng thế, nhưng rốt cuộc chẳng ai nói cho minh bạch được. Nhân sinh đúng là một giấc mơ màng, trăm năm trôi qua tựa như mộng:

Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật

Thế cho nên tất bật đến bây giờ”.

Dù cho thực hành thiền định để an bình tinh thần hay để xem xét về một quan niệm của chúng ta, thì mỗi lần thiền đều là một cơ hội thần diệu để hiểu biết tinh thần của chúng ta, Đừng mong đợi ở đó như là những gì chúng ta phải làm vì như thế khiến chúng ta mất cả niềm vui. Thật sự, thiền định rất hay và lạ lùng. Hầu như chúng ta chẳng bao giờ nghiên cứu tinh thần của chúng ta, vì thế khi tinh thần đến khiến chúng ta có hàng vạn những khám phá và những mong muốn thực hành hơn nữa để đi đến tận cùng cái điều được gọi là tinh thần của chúng ta.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 63
    • Số lượt truy cập : 6113008