Thông tin

TQ13 - TÁM BƯỚC ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG (tt)

TÁM BƯỚC ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC

TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG (tt)

MINH BẢN

 

BƯỚC THỨ BẢY 

Lấy và cho

Trực hay gián tiếp cũng đành thôi

Hạnh phúc đỡ đần những mẹ tôi

Gánh vác im lìm một mình chịu

Đau khổ cực hình chẳng hở môi.

Trong bước thứ nhất, Bồ tát Langri Tangpa giải thích làm thế nào thương yêu và lo nghĩ đến những người khác, trong bước thứ hai làm thế nào mở rộng tinh thần để thương yêu và lo nghĩ đến những người khác và trong bước thứ ba làm thế nào dẹp bỏ sự lo nghĩ đến chính mình cũng như những trở ngại đối với sự thực hiện tình yêu thương và lo nghĩ đến những người khác. Hai bước đầu nói đến thực hành đặt sự công bằng giữa chính mình và những người khác. Bước thứ ba là sự thực hành trao đổi chính mình với những người khác. Bước thứ tư, giải thích làm thế nào để nới rộng và đào sâu lòng từ bi của chúng ta. Bước thứ năm, làm thế nào để nới rộng và đào sâu tình yêu của chúng ta. Lần lượt, tình yêu và lòng từ bi của chúng ta lớn lên và sự lo nghĩ đến chính mình giảm xuống để trở thành càng dễ dàng hơn trong sự chấp nhận đau khổ và hoàn thành những thực hành “lấy” và “cho”. Bước thứ sáu, Bồ tát Langri Tangpa giải thích làm thế nào thực hành sự kiên nhẫn để kéo lâu dài theo mong muốn trên đau khổ, đó là một điều kiện tiên quyết để thực hành chuyên chú về sự chịu đựng đau khổ. Trong bước thứ bảy này, Bồ tát Langri Tangpa giải thích sự thực hành “lấy” và “cho”, nhờ vào đó chúng ta có thể cải thiện hơn nữa tình yêu và lòng từ bi của chúng ta. Cũng nhờ vào sự thực hành này, chúng ta có thể triển khai một bồ đề tâm rất đặc biệt và đoan chắc chúng ta sẽ thành công trên con đường sáu hoàn hảo, tức con đường đưa đến chốn Bồ đề.

Trong những thiền định đầu tiên trên sự lấy và cho, chúng ta không thể “lấy” một cách thật sự nỗi đau khổ của những người khác để đặt trên chúng ta và cũng không thể “cho” họ hạnh phúc của chúng ta, nhưng trong khi tưởng tượng rằng chúng ta làm điều đó ngay từ bây giờ là chúng ta tập luyện tinh thần để có thể thực hiện sau này. Hiện giờ, chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả chúng sinh nhưng chúng ta có tiềm năng làm việc đó. Tiềm năng này là một phần trong bản chất Phật bên trong chúng ta. Nhờ vào sự thực hành thiền định trên sự lấy và cho này với một lòng từ bi mạnh mẽ dành cho các chúng sinh, tiềm năng dành cho sự giúp đỡ tất cả chúng sinh sẽ chín muồi và lúc đó khả năng sẽ sinh ra và chúng ta sẽ trở thành một con người đầy tỉnh thức, một đức Phật.

Trong bối cảnh này “lấy” có nghĩa là giữ lấy trên chúng ta sự khổ đau của những người khác bởi thiền định. Chữ một cách trực tiếp được làm tham chiếu để giữ lấy một cách thật sự trên chúng ta sự khổ đau của những người khác nhờ vào khả năng tập trung của chúng ta và chữ một cách trực tiếp cũng được làm tham chiếu để giữ lấy trên chúng ta sự khổ đau của những người khác bởi sự tưởng tượng. Một khi chúng ta bắt đầu thực hành trên sự lấy và cho thì không còn ích dụng nữa trong sự quá đặt nặng vấn đề trên việc làm thế nào có thể giải quyết sự khổ đau của những người khác chỉ nhờ vào khả năng tinh thần. Thay vì chú trọng vào những điều nêu trên, chúng ta chỉ thực hành một cách đơn giản trên sự lấy và cho với một khích lệ tốt đẹp và hiểu được rằng phương pháp này là tối thượng để làm tăng trưởng công phu xứng đáng và sự tập trung  của chúng ta. Phương pháp này cũng thanh lọc được những hành động, ý nghĩ vô đạo đức và những đảo lộn tinh thần của chúng ta, nhất là sự lo nghĩ đến chính mình và hơn nữa còn làm cho tình yêu, lòng từ bi của chúng ta trở nên rất mạnh mẽ. Do sự luyện tập tịnh tiến, sự thiền định của chúng ta trên sự lấy và cho cũng sẽ trở nên rất mạnh mẽ đến nỗi chúng ta sẽ có khả năng lấy một cách trực tiếp lên trên chúng ta sự khổ đau của những người khác và cho họ hạnh phúc một cách trực tiếp.

Chúng ta có một số những thí dụ của các vị du già hoàn thành trong việc sử dụng sự tập trung để lấy trên họ sự khổ đau của những người khác mà họ có một mối liên hệ luân hồi sinh tử. Người ta kể lại câu chuyện một nhà sư Phật giáo Ấn Độ tên là Maitriyogi đã lấy lên trên người ngài với dấu vết những vết thương của một con chó bị đánh thay vì trên thân con chó. Du già nổi tiếng người Tây Tạng Milarépa nắm vững hoàn toàn sự thiền định trên sự lấy và cho. Một ngày kia, ngài lấy vào thân ngài sự khổ đau của một người bệnh, nhưng người đó từ chối không tin là nhờ ngài Milarépa đã giải tỏa sự đau đớn. Để chứng minh, ngài Milarépa đã trả lại sự đau đớn cho người đó và lúc đó sự đau đớn trở nên quá căng thẳng cho người đó, nên ngài Milarépa đã chuyển sự đau đớn trên một cánh cửa và đã làm cho cửa bị lay động. Những người tu hành theo Phật giáo đã có nhiều tin tưởng rằng một khi người hướng dẫn tâm linh bị bệnh, sự thật đó là ngài hay cô đó đang lấy vào thân mình sự khổ đau của những người khác. Một số người Thiên Chúa giáo cũng tin rằng trong khi bị đóng đinh trên thập tự giá, chúa Jésus đã lấy trên thân mình những khổ đau của những người khác. Rất có thể rằng chúa Jésus đã thực hành pháp “lấy” khi ngài ở trên thập tự giá.

Nếu các đức Phật và Bồ tát tối cao có khả năng và quyền lực lấy trực tiếp trên thân họ sự đau khổ của những người khác và chấp thuận cho những người khác hạnh phúc của mình thì chúng ta tự hỏi tại sao chúng sinh còn luôn bị đau khổ. Bởi vì các đức Phật có quyền lực này, các ngài tiếp tục chấp thuận sẽ ban ơn cho tất cả chúng sinh. Sự kiện nhận những ân huệ này đưa đến kết quả trực tiếp rằng mỗi sinh vật không ngoại trừ một ai, bao gồm cả súc vật và những người ở dưới địa ngục thỉnh thoảng giữ được một sự yên tĩnh tinh thần và trong lúc đó được vui sướng và không cảm thấy sự đau đớn thể hiện ra. Tuy nhiên, phương cách duy nhất khiến cho chúng sinh giải thoát vĩnh viễn khỏi sự đau khổ là đặt những chỉ dẫn của đức Phật vào thực hành bằng phương thức hữu hiệu. Một y sĩ không thể chữa lành cho một bệnh nhân, nếu bệnh nhân đó không chịu uống thuốc đã được ghi toa. Cũng giống như thế, các đức Phật không thể chữa lành những bệnh nội tâm của chúng ta là những đảo lộn tinh thần khi mà chúng ta không uống thuốc Phật pháp, một phương cách hữu hiệu. Trong các kinh Phật nói rằng:

Các đức Phật không thể và không tháo gỡ được đau khổ của những người thọ cảm với bàn tay của các ngài. Không rửa được tinh thần tiêu cực bằng nước. Không cho họ được những thực hiện riêng tư như một món quà tặng. Nhưng các ngài có thể hướng dẫn họ đến sự giải thoát bằng cách nêu lên chân lý cuối cùng.

Nếu tất cả những cánh cửa nhà đều đóng kín, rất ít ánh sáng có thể chiếu vào trong nhà chúng ta được và nhà sẽ bị lạnh và u tối ngay cả khi bên ngoài đầy ánh nắng mặt trời. Ngược lại nếu chúng ta mở cửa, những tia nắng nóng của mặt trời tràn ngập vào trong nhà. Cũng giống như thế, nếu tinh thần của chúng ta đóng kín do bởi thiếu lòng tin thì rất ít ân huệ có thể đi vào và tinh thần của chúng ta luôn  lạnh lẽo, tối tăm ngay cả ánh mặt trời ân huệ của các đức Phật luôn chiếu sáng. Ngược lại, phát triển một lòng tin mạnh mẽ sẽ mở ra trong tinh thần chúng ta và mặt trời tràn đầy ân huệ của các đức Phật sẽ đến đổ tràn đầy vào đó. Lòng tin là sức mạnh của cuộc đời tu hành tâm linh. Chúng ta cần có một lòng tin không phân tán, không tách rẽ được đối với những chỉ dạy của đức Phật, nếu không chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy năng lực cần thiết để đặt những chỉ dạy đó vào thực hành được.

Lấy bằng phương tiện của lòng từ bi

Đối với những loài không phải loài người, chẳng hạn như những thú vật hay ngay cả những thánh thần thì sự đau khổ chỉ là nguồn rối loạn tinh thần và sự buồn thảm. Những loài đó không học được gì về sự đau khổ của chúng. Ngược lại, những người đã gặp Phật pháp có thể học được nhiều sự đau khổ. Đối với chúng ta, sự đau khổ có thể là một khuyến khích lớn lao trong sự phát triển sự từ chối, lòng từ bi và bồ đề tâm và cũng có thể cho chúng ta sự ham muốn hữu hiệu những thực hành nghiêm túc trong việc thanh lọc.

Nhà sư Tây Tạng Djé Gampopa, vào thời kỳ ngài còn là một người trẻ tuổi chưa đi tu, kết hôn với một người đàn bà trẻ đẹp và sống rất hạnh phúc. Nhưng không lâu, vợ ngài bị bệnh chết. Vì lý do hệ phược đối với vợ sâu đậm nên ngài đã bị đè nặng bởi sự đau đớn, nhưng sự mất mát này làm cho ngài nhận thức được sự chết và sự vô thường là bản chất của luân hồi sinh tử và điều đó đã khuyến khích ngài tìm kiếm để tự giải thoát vĩnh viễn luân hồi sinh tử bằng cách thực hành Phật pháp với sự thanh lọc. Trước tiên, ngài gia nhập cùng với nhiều nhà tu theo đạo Phật Tây Tạng kampa và thực hành tu theo Lamrim kadam. Sau đo, ngài đã gặp được Bồ tát Milarépa và đã nhận được những chỉ dẫn Mạn đà la. Cuối cùng, nhờ vào sự thực hành nghiêm túc tất cả những chỉ dạy mà ngài nghe được và đã trở thành một nhà sư danh tiếng hướng dẫn cho nhiều người trên những con đường tâm linh. Như thế, chúng ta có thể nhận thấy rằng đối với một người tu hành phẩm chất của pháp thì sự đau khổ có nhiều loại. Đối với những người tu hành này thì những đau khổ của luân hồi sinh tử dường như là một sự hướng dẫn tinh thần dẫn họ đến trên con đường giác ngộ.

Ngài Shantidéva nói rằng:

Hơn nữa, sự đau khổ có nhiều phẩm chất khác nhau.

Trong khi thử nghiệm, chúng ta có thể làm tiêu tan sự kiêu ngạo,

Triển khai lòng từ bi đối với những người bị kẹt trong luân hồi sinh tử.

Từ chối đối với những ai không đạo đức và lấy sự vui sướng đối với đạo đức.

Đã hiểu được những phẩm chất khác nhau của sự đau khổ, chúng ta cần phải làm sinh nở bên trong chúng ta một sự vui sướng to lớn là có thể thực hành được “lấy” bằng phương tiện lòng từ bi.

Hãy lấy lên trên chính chúng ta sự đau khổ riêng tư của chúng ta trong tương lai.

Để sửa soạn cho chúng ta công việc thiền định để lấy sự đau khổ của những người khác, chúng ta có thể bắt đầu bởi việc lấy trên chúng ta sự đau khổ riêng tư của chúng ta sắp đến. Sự thiền định này là một phương pháp mạnh mẽ dùng để thanh lọc những định nghiệp tiêu cực mà chính đó là nguyên nhân chính yếu của sự đau khổ tương lai. Nếu chúng ta dẹp bỏ được nguyên nhân đau khổ tương lai của chúng ta thì sẽ không còn nền tảng căn bản để dành cho sự thử nghiệm hiệu quả. Được giải thoát sự đau khổ tương lai quan trọng hơn là giải thoát sự đau khổ hiện tại bởi vì sự đau khổ tương lai là bất tận còn sự đau khổ hiện tại chỉ là của một cuộc đời ngắn ngủi. Vì vậy, chúng ta cần phải luyện tập lấy lên trên chúng ta sự đau khổ tương lai của chúng ta trong khi chúng ta chưa có khả năng thanh lọc những nguyên nhân. Sự thực hành này đồng thời làm giảm bớt đi sự lo nghĩ đến chính mình, là nguyên nhân chính yếu khiến cho sự đau khổ của chúng ta khó có thể chịu đựng và sự thực hành này cũng dùng để gia tăng sự kiên nhẫn của chúng ta. Một khi nhờ vào sự thực hành chấp nhận kiên nhẫn sự đau khổ riêng tư, chúng ta có thể kéo dài những tinh thần vui vẻ khác và sẽ không cảm thấy khó chịu khi lấy sự đau khổ của những người khác. Từ phương cách này, chúng ta sẽ đạt được khả năng tránh được sự đau khổ riêng tư và giúp đỡ cho những người khác. Hiểu rõ được điều này, chúng ta lấy quyết định thanh lọc những điều vô đạo đức của chúng ta và giữ lấy trên chúng ta những hiệu quả ngay từ bây giờ.

Chúng ta tưởng tượng rằng tất cả những đau khổ mà chúng ta sẽ phải gánh chịu trong tương lai dưới thân phận là con người, thánh thần, á thánh hay người tài danh, thú vật, vong hồn đói khát hay người ở địa ngục tụ hội trở lại dưới hình thức một đám khói đen tự tan rã trong sự dốt nát, không biết đến sự thiệt hại trong việc hành xử cho chính mình và sự lo nghĩ đến chính mình ở trong thâm tâm. Chúng ta hãy tin tưởng một cách chắc chắn rằng sự dốt nát, không biết hành xử cho chính mình và lo nghĩ đến chính mình hoàn toàn bị hủy diệt và rằng chúng ta đã thanh lọc những tiềm năng tiêu cực trong tinh thần, cũng như nguyên nhân của tất cả những đau khổ tương lai của chúng ta. Chúng ta thiền định kế tiếp trên sự tin tưởng này càng lâu có thể được. Chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần trên thiền định giữ lấy sự đau khổ riêng tư sắp tới của chúng ta cho đến khi chúng ta thấy những dấu hiệu định nghiệp tiêu cực của chúng ta đã được thanh lọc. Niềm vui mà chúng ta còn lại trong thiền định này sẽ khuyến khích chúng ta triển khai một sự mong muốn đúng đắn giữ lấy trên chúng ta sự đau khổ của những người khác bằng phương tiện lòng từ bi.

Chúng ta cũng có thể chuẩn bị cho sự thiền định bằng cách lấy trên chúng ta khổ đau của những người khác bằng những cầu nguyện. Thật rất dễ dàng đọc những lời cầu nguyện và nếu chúng ta làm điều đó với một lòng thành và với một sự tập trung mạnh mẽ, công việc đó có hiệu lực rất mạnh. Chúng ta cầu nguyện trong khi chúng ta tập trung trên ý nghĩa của những lời như sau:

Thưa nhà sư đồng hương đáng kính hướng dẫn tinh thần, đó là tại sao tôi tìm những ân huệ của ngài để cho tất cả những khổ đau, những tiêu cực và những trở ngại của những người mẹ thọ cảm chín muồi ngay bây giờ trong tôi. 

Chúng ta cảm thấy sự vui sướng với ý nghĩ lấy sự đau khổ của tất cả chúng sinh và  giữ lấy tình cảm đặc biệt này càng lâu có thể được. Lặp đi lặp lại lời cầu nguyện này ngày và đêm, chúng ta tăng cường một cách liên tục sự mong muốn lấy sự đau khổ của những người khác. Rồi thì, chúng ta hữu hiệu hóa sự thiền định bao gồm sự lấy đau khổ của những người khác.

Những lợi ích của sự lấy đau khổ của những người khác 

Những chữ trong bài thơ của bước thứ bảy này do Bồ tát Langri Tangpa truyền lại là “tất cả những bà mẹ của tôi” làm tham chiếu cho tất cả chúng sinh. Nhờ vào sự thông thái bao la, đức Phật đã nhận thức được rằng trong quá khứ không phải chỉ có ở đây một chúng sinh duy nhất là mẹ của chúng ta mà một trong những người mẹ đó đã chứng kiến cho chúng ta với một lòng nhân từ vô biên bởi vì chúng ta không thể nhớ lại được những cuộc đời trong quá khứ và hoàn cảnh những bà mẹ của chúng ta thay đổi từ đời này sang đời khác, chúng ta không biết họ và cũng không nhớ được những sự tử tế, lòng nhân từ của họ. Nhưng điều đó không thay đổi gì cả vì sự kiện rằng tất cả chúng sinh đều ở trong điểm chính yếu của những bà mẹ nhân từ, tử tế của chúng ta. Nếu chúng ta xem tất cả chúng sinh bằng phương cách này thì sẽ dễ dàng làm sinh nở bên trong chúng ta một tình yêu và một lòng từ bi thanh khiết đối với họ. Điều đó ngăn cản chúng ta trở nên giận dữ hay ganh ghét và sẽ khuyến khích chúng ta giúp đỡ họ như chúng ta có thể làm được. Bởi vì phương cách nhìn này được dựa trên sự thông thái, khôn ngoan của tất cả các đức Phật và nó đưa chúng ta vào con đường giác ngộ, vì vậy chúng ta phải chấp nhận nó mà không nên lưỡng lự. Không có một chút lợi ích gì để chúng ta chờ đợi, lùi lại trước những khuyết điểm của những người khác, vì thật lợi ích nhiều hơn khi chúng ta tập trung trên sự tử tế của họ. Dĩ nhiên, thật khó khăn cho chúng ta có thể chứng minh rằng tất cả chúng sinh đều là những bà mẹ của chúng ta, tuy nhiên thật khôn ngoan chấp nhận dữ kiện đó bởi vì có những lợi ích để làm việc này. Điều quan trọng phải hiểu rằng cuối cùng chẳng có gì là thật cả ngoại trừ sự trống không. Những đồ vật quy ước thường tình cũng như những con người, những cây cối, những nguyên tử, những hành tinh đều có một mức độ nào đó của sự thật, khác biệt so với những đồ vật không hiện hữu như những vòng vuông và những con lân. Tuy nhiên, duy chỉ bản thể cuối cùng hay sự trống không, những hiện tượng là thật bởi vì duy chỉ sự trống không hiện hữu bằng phương cách mà nó xuất hiện. Những đồ vật hiện hữu duy chỉ trong sự liên hệ với tinh thần biết đến nó bởi vì bản thể và những tính chất của một vật phụ thuộc vào tinh thần nhận thức về nó, chúng ta có thể thay đổi những đồ vật mà chúng ta thấy bằng cách thay đổi phương cách nhìn của chúng ta. Chúng ta có thể chọn lựa nhìn chính chúng ta, những người khác và thế giới của chúng ta bằng phương cách có thể lợi ích hơn. Gìn giữ một cách cương quyết một cái nhìn tích cực, chúng ta sẽ đi đến một cách tịnh tiến để sống trong một thế giới tích cực và cuối cùng trong một đất nước thanh khiết.

Có bốn lợi ích đối với việc thiền định trên sự lấy và cho, đó là những phương pháp mạnh mẽ để: 1. Thanh lọc những tiềm năng của những hành động không đạo đức làm cho chúng ta phải gánh chịu những bệnh hoạn không chữa được như bệnh ung thư. 2. Tổng hợp một số lớn công phu xứng đáng. 3. Làm chín mùi tiềm năng của chúng ta trong khả năng giúp đỡ cho tất cả chúng sinh.  4. Thanh lọc tinh thần của chúng ta.

Một khi đã thanh lọc được tinh thần của chúng ta nhờ vào sự thực hành của lấy và cho thì tất cả những thực hiện tâm linh sẽ lớn rộng một cách dễ dàng trong tinh thần của chúng ta. Nhìn bốn lợi ích chính của việc thiền định trên sự lấy và cho, chúng ta phải tự khuyến khích thực hành một cách nghiêm túc những thiền định này.

Trong khi thiền định trên sự lấy những khổ đau của tất cả mọi người, lòng từ bi của chúng ta tự tăng cường và sẽ tự chuyển hóa cuối cùng thành từ bi bao la của một đức Phật. Chúng ta cũng triển khai một tinh thần rất mạnh mẽ có khả năng đối đầu với sự đảo lộn bằng một lòng can đảm. Đương thời, tinh thần của chúng ta như một vết thương đang mở rộng: Một chút dấu hiệu khó khăn khiến chúng ta co quắp lại. Với một tinh thần yếu ớt như thế thì những khó khăn dù là nhỏ nhặt cũng ảnh hưởng đến sự thực hành của pháp. Tuy nhiên, trong khi luyện tập pháp “lấy”, chúng ta có thể làm mạnh mẽ thêm tinh thần của chúng ta cho đến khi trở thành không thể phân tâm được. Những nhà sư kadampas có thói quen cầu nguyện để cho tinh thần trở nên cũng mạnh mẽ và vững chắc như cái đe của thợ rèn, không bao giờ bị bể dù cho những cú đập thật mạnh mà nó phải nhận. Chúng ta cần một tinh thần mạnh mẽ và vững chắc, không bị đảo lộn bởi bất cứ những thử thách mà cuộc đời gửi đến cho chúng ta. Một tinh thần như thế cho phép chúng ta trở thành như một người anh hùng hay một anh thư và không có gì có thể cản trở sự tiến đến giác ngộ của chúng ta.

Những người có một kinh nghiệm sâu xa về thực hành sự lấy có thể dễ dàng thực hiện những mong muốn của riêng tư cũng như của những người khác. Tại sao như thế? Bởi vì họ có một công phu xứng đáng to lớn và những mong muốn của họ đều luôn luôn thanh khiết và khích lệ bởi lòng từ bi. Họ có thể ngay cả thực hiện những mong muốn của họ bằng cách sử dụng lời cầu nguyện hay một cách đơn giản tuyên bố lời thật. Vào thời kỳ mà ngài Djé Meunlam Palwa giữ ngôi vị của Djé Tsongkhapa ở đền Gandèn, một trận bão lụt nước dâng ngập những cánh đồng chung quanh, phá hủy một số nhà cửa và đe dọa tỉnh bên cạnh. Dân chúng xin ngài Djé Meunlam Palwa giúp đỡ cho họ. Để đáp lại, ngài đã viết một cách đơn giản trên một tờ giấy “Nếu thật sự tôi có được bồ đề tâm thì nước hãy rút đi lập tức”, rồi ngài yêu cầu dân chúng nói lên lời cầu nguyện này đến nguồn nước đang hăm dọa. Dân chúng làm theo những chỉ dẫn của ngài và nước lụt đã rút đi.

 Chuỗi hột Mala Tây Tạng

Có một số những câu chuyện của những Bồ tát hoàn thành những hành động phép lạ nhờ vào quyền lực của họ bằng lời tuyên bố sự thật của họ. Những lời tuyên bố này rất mạnh mẽ, bởi vì chúng được khích lệ bởi bồ đề tâm và quyền lực của bồ đề tâm đến từ lòng từ bi bao la. Khi ngài Guéshé Kelsang Gyatso còn là một nhà sư trẻ ở đền Djampaling, miền Tây xứ Tây Tạng, ngài đã bị bệnh rất nặng trong mấy tháng. Sự đau đớn quá dữ dội khiến ngài không chịu đựng nổi. Thầy của ngài là Guéshé Paldèn đến thăm ngài. Ngài Paldèn sở hữu được một chuỗi hột Mala Tây Tạng và người ta kể rằng thuật của ngài rất đặc biệt đến độ người ta cho rằng đó chỉ là những lời nói đùa. Tuy nhiên, vào ngày đó ngài đứng cạnh giường của Guéshé Kelsang Gyatso và nói rằng: “Nếu thật sự rằng chuỗi hột Mala của tôi được ban phép cho bởi Mandjoushri đức Phật về thông thái, thì ngươi có thể được lành bệnh một cách nhanh chóng”, rồi ngài làm phép ban ơn cho Kelsang Gyatso bằng cách sờ trên đỉnh đầu với chuỗi hột đó. Sau đó, Kelsang Gyatso hoàn toàn lành bệnh.

(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 32
    • Số lượt truy cập : 6114113