Thông tin

TQ14 - CÁT SÔNG HẰNG LÀ THỜI GIAN CỦA “HẠT” (NEUTRINO)

CÁT SÔNG HẰNG
LÀ THỜI GIAN CỦA “HẠT” (NEUTRINO)

THÍCH LIÊN PHƯƠNG

 

Nối chuyến bay GW63 từ Bangkok đến Delhi gần 4 tiếng đồng hồ, tôi không nghĩ là mình đi về xứ Phật, mà tôi lại nghĩ đến sông Hằng, một con sông phát nguồn từ dãy Hymalaya, dòng chảy từ hướng Đông Nam đến Bangladesh vào vịnh Bengal lưu vực rộng 904.000km2.

Tôi không biết con sông này, dòng nước có như xưa? Và những “Hạt” như cát sông Hằng có còn như “số lượng”?

Những người theo đạo Hindu muốn trước khi chết được uống nước sông Hằng! “Hằng hà sa số” là cụm từ thường thấy trong giáo lý kinh tạng của đạo Phật.

Khi đến trên bờ sông Hằng, tôi thấy hiện tượng cực kỳ đa phức, đa nguyên của con người sở tại và nhiều tập hợp tín ngưỡng tôn giáo, tư duy...

Có nhiều ngàn người ở trên bờ, trên thuyền và ngâm mình trong nước, không có ai đi xa hơn về phía bên kia của dòng chảy, một lượng nước ít ỏi, lừ đừ và thu hẹp...

Tôi quyết định “một mình qua bờ bên kia”. Tôi đã giẫm chân trên dưới năm ngàn bước chân trên cát... để chạy qua bên kia; khi đến giữa bãi, tôi hốt lên một nhúm cát để giữa bàn tay và tôi “Thiền định”. Tôi “thấy rõ thời gian và không gian đều nằm trên một hạt cát”. Số nhiều không thể diễn tả, không thể ước lượng, ngoài vùng phủ sóng của tâm thức là “Không gian siêu tư”. Tôi từ không “điểm tựa” không tâm mà nhìn vào nhúm cát trên tay. Tôi thấy mình là hạt cát, “cái Tôi là hạt cát”.

Trong ngành vật lý hạt, Tiến sĩ Takaaki Kajita và Tiến sĩ Arthur B.McDonald đã đoạt giải Nobel Vật lý. Bởi vì, các ông này có thể quan sát các hạt của ánh sáng sau photon những Neutrino còn vượt quá số cát sông Hằng, mỗi giây có hàng ngàn tỉ hạt Neutrino chạy qua cơ thể con người. Tôi không quá khó khăn để tin vào thuyết sự kiện nầy. Nắm cát trên tay có thể từ tôi mà có, những nhà thông thái này biết được các hạt neutrino khởi vút từ mặt trời đi đến quả đất, chúng không biến mất mà có sự đổi thay bản chất.

Từ nơi cái “Nguyên minh phi vật lý” mà chúng phóng hiện đến cõi này, khi sở lập là “Hạt cát” chúng đã bị “mắt thường” nhìn thấy.

Tôi nhìn thấy “cái Tôi là hạt cát”, nhưng hạt cát không nhìn thấy hạt cát là cái tôi, bởi lẽ các hạt bức xạ trong quá trình phân lập tế bào, nó là tính dẫn truyền thông tin.

Tôi cũng nghĩ sự sơ phát hình thành từ không đến sắc là ranh giới giữa tâm và vật. Viện Nghiên cứu não trạng Leninggrad đã nghiên cứu các sóng điện từ trong tư duy thấy nhìn hình thành các chùm sóng có biên độ hẹp ở vỏ não, chính dạng vật chất đầu tiên đã hình thành. Những nguyên tử hạt này đã nhỏ hơn hạt cát sông Hằng hàng tỷ lần không thể dùng mắt mà thấy.


Giờ đây, trong tay tôi có nắm cát đồng như bãi cát mênh mông trước mặt tôi, tự dưng tôi không còn thấy “đó là cát” phẩm và lượng từ “đóm ý thức” tôi đã hóa gió đi rồi. Tôi tung nắm cát vào hư không một làn gió thổi qua. Hạt thành bụi mù trước mắt tôi, rồi từng làn gió tiếp theo cảm giác linh lung mát lạnh tôi rùng mình đọc lên bài thơ:

Gió ơi biết đến bao giờ

Đưa làn cát lại lên bờ cội xưa

Gió đi, đi mãi mịt mờ

Xua đùa bão cát hồn mơ bụi đường

Gió về nắng rọi lòng gương

Gương lòng sáng lạnh, gió dường tợ không

Người đi lượn gió sang sông

Người về “lặng gió” rực hồng triều dương

Gió là vô lượng cát tường

Sóng còn tựa nước cát còn tựa sông

Chiều tàn bãi lạnh mênh mông

Sông nhòa bóng lặng hồn thương suối nguồn

Bây giờ tính tận tâm buông

Vô minh đích thật là nguồn minh nhiên

Sá gì một chút hữu duyên

Vững lòng vô động những nguyền thề xưa

Một lời đã nói hay chưa

Một lời thốt động làm mưa giữa dòng

Sông Hằng nắng lại trên sông

Nhìn dòng nước chảy chợt lòng thành thơi

Nguồn tâm động, dậy tiếng lời

Nghe tâm như mộng, thác đời vượt qua

Phù du thế sự sương tà

Sống là ảo ảnh chết là mộng mơ.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 13
    • Số lượt truy cập : 6704780