Thông tin

VÔ NGÃ VÀ TỰ NGÃ

VÔ NGÃ và TỰ NGÃ

BÙI MINH ĐỨC

 

 

Thế nào là Vô ngã và Tự ngã?

Dựa trên lý thuyết hay nguyên lý nào để giải thích?  Dùng nguyên pháp để giải đáp.

Thế nào là Nguyên pháp?

1- Nguyên pháp

Nguyên pháp là nguyên lý đầu, cơ bản của Đạo pháp, các biến dịch hiện tượng thế gian. Nguyên pháp tự tác động, chi phối, áp đặt không do một quyền lực hay nhân sự nào khác. Tùy phương diện tác động chi phối của Nguyên pháp, có thể phân biệt hai nguyên pháp chánh và một nguyên pháp phụ. Đó là nguyên pháp Không, nguyên pháp Vô thường và nguyên pháp Thoát khổ và Khổ.

A - Nguyên pháp Không

Nguyên pháp này tác động, chi phối cái Không. Không vô vi và Không hữu vi.

Không vô vi không có đối đãi nhị nguyên không thể nghĩ bàn được. Đó là cái Không ban sơ chưa có đối đãi gián đoạn biến dịch.

Dựa trên đối đãi, Không hữu vi có thể bàn luận được. Đó là cái Không mang tánh Không như không gian... cái Không hay Vô đối lại với Có hay Hữu.

Tác động của Nguyên pháp Không rất là đa dạng. Không làm dung môi cho mọi biến dịch. Không làm yếu tố liên thông chung cho mọi sự mọi vật. Nó làm cái chung không riêng. Không còn là đối trọng cân bằng cho mọi biến dịch chẳng hạn như Vô ngã để đối với Tự ngã. Không là cái thường hằng hiện diện khắp nơi mọi chốn.

Không duy trì sự yên tĩnh, an lành. Nó  làm con đường thoát khỏi gián đoạn, khổ đau.

B - Nguyên pháp Vô thường

Nguyên pháp này tác động chi phối vòng biến dịch từ gián đoạn, khiếm khuyết, đối đãi, tri giác, biến chuyển cá biệt đến sinh – hữu, sinh truyền để rồi hoại diệt. Biến dịch luân chuyển không ngừng chỉ tạm gián đoạn hay gián đoạn khi có tác động của Nguyên pháp Không nhiều hay ít.

Gián đoạn có nhiều nguyên do khó mà biết hết được. Nó là Vô minh. Từ gián đoạn có khiếm khuyết, thiếu quân bình. Gián đoạn, khiếm khuyết trên nhiều phương diện như cấu thể, khí lực, tác phong đối đãi giao tiếp. Khiếm khuyết cần bổ sung, kết hợp, loại trừ để tìm được quân bình. Khiếm khuyết tạo nhu cầu.

Nhu cầu, khiếm khuyết gián đoạn là động lực của biên dịch.

Biến dịch chuyển hóa đến sự chuyên hóa, tạo nên sự riêng biệt. Riêng biệt thành những cá thể độc nhất.

Riêng biệt độc nhất tạo nơi cá thể cái Tôi hay Tự ngã. Tự ngã tự phải có để cá thể có thể đối đãi, đáp ứng với biến dịch không ngừng. Tự ngã không thường hằng, cố định nguyên vẹn. Tự ngã chuyển hóa, chuyển tiếp theo biến dịch.

Gián đoạn, khiếm khuyết, nhu cầu thể hiện qua cái Tôi, Tự ngã, là những nguyên do đưa đến nhiễu loạn biểu lộ qua khổ đau.

Nguyên pháp Vô thường tác động chi phối phần lớn sự Khổ.

C - Nguyên pháp Thoát khổ và Khổ

Nguyên pháp này tác động chi phối sự đáp ứng của cá thể đối với Nguyên pháp Không và Vô thường.

Cá thể nếu hòa nhập đáp ứng với Nguyên pháp Không thì sẽ có sự hiện diện của Thoát khổ. Biên độ có thể nhiều hay ít tùy thuộc nơi cá thể.

Ngược lại nếu cá thể dính mắc qúa nhiều trong Nguyên pháp Vô thường thì nhiễu loạn gây khổ đau luôn luôn có mặt.

Các Nguyên pháp có tác động tương hoàn. Có Pháp này mới có Pháp kia.

Các Nguyên pháp là thang giá trị cho cách cư xử, đạo lý, đạo đức là nền tảng cho các văn bản luật pháp.

2 - Vô ngã và Tự ngã

A - Vô ngã

Vô ngã là cái Không của Nguyên pháp Không hiện diện, dính chung với cái Tôi hay Tự ngã. Không đi chung với Tự ngã mang danh hiệu là Vô ngã. Tự ngã bị hoại diệt, danh hiệu Vô ngã cũng không còn nhưng trở lại thành Không.

Vai trò của Vô ngã là làm cho Tự ngã tuy bị cô  lập vì chuyên hóa riêng biệt vẫn có thể liên thông với bên ngoài, vẫn có thể đạt được thoát khổ.

B - Tự ngã

Tự ngã là cá thể đặc thù nhất là cá thể ở loài chuyên hóa nhiều như loài người chẳng hạn. Đặc điểm của Tự ngã có thể phân định là Thân và Tâm. Thân với hình tướng và khí lực. Tâm chi phối bởi não bộ và thần kinh bao gồm các phản ứng biểu lộ của Tri giác qua ý, trí, tình và giác thức. Tâm bao gồm các tác phong đối đãi và giao tiếp. Hoạt động của Tâm cần phải dựa vào hệ tham chiếu như gien, ký ức.

Tự ngã phải đáp ứng ba Nguyên pháp nhưng thông thường Tự ngã vì bị chi phối bởi Nguyên pháp Vô thường nên không thể đáp ứng đồng đều cho các Nguyên pháp khác.

Kết luận

Vô ngã và Tự ngã là hai thực thể riêng biệt nhưng không thể tách rời nhau. Một thực thể thấy được và thực thể kia không thấy được.

Tự ngã là hệ qủa của Nguyên pháp Vô thường do đó nó là cá thể có nhu cầu chịu nhiều chi phối, tác động của Nguyên pháp Khổ. Khổ về Thân, khổ về Tâm. May thay trong Tự ngã có Vô ngã đáp ứng với Nguyên pháp Không đưa đến sự an lành thoát khổ.

Vô ngã và Tự ngã có quan hệ mật thiết với các Nguyên pháp.

Phát huy sự đáp ứng của Tự ngã đối với Nguyên pháp Không và Thoát khổ, tự ngã hòa nhập với vô ngã là điều cần thiết để đưa đến an lành. Điều nảy đòi hỏi phải có nhiều tu tập, nắm vững các Nguyên pháp.

Giải đáp khả thi để tu tập: Tập luyện khí Liên thông, phát huy sinh khí và thần khí; tập Thiền pháp Không, Tâm không phân biệt dính mắc, hòa đồng, thân tâm an định, huệ giác phát huy. 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 41
    • Số lượt truy cập : 6113999