Tin tức

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ - NHUẬN KIÊN

 


Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn

 

Sáng 18/7/2020 (nhằm ngày 28/5 Canh Tý), tại Chùa Phật học Xá Lợi, Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trưởng Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi, đã có buổi nói chuyện về đề tài “Ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc đối với Phật giáo Việt Nam”.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, khởi thủy du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là từ Ấn Độ, qua các đoàn thuyền buôn mà người Ấn đã đem vào nước ta những sinh hoạt và giáo lý Phật giáo.

Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật.

Trong giai đoạn này, người Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức.

Cuối thế kỷ thứ hai, học giả Trung Quốc thời Đông Hán là Mâu Dung từ Quảng Tây đến Giao Chỉ cư trú. Tại đây ông viết Lý hoặc luận để hiển dương Phật giáo, Từ đó về sau tăng nhân Trung Quốc không ngừng đến Việt Nam để truyền bá Phật giáo.

Vào thời kỳ này, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới. Đã hình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ này, sự hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâm nhập vào dân gian.

Đến đời thái thú Sĩ Nhiếp thì Hán học phát triển rất mạnh, nhưng chính điều này lại đóng vai trò lớn trong việc truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Việc ra đời của Lý hoặc luận, hay kinh Tứ thập nhị chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là minh chứng cho điều này.

Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện củaTăng Hội và tư tưởng thiền của ông.

Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.

Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này. Sau này, vào thế kỷ 11, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhà vua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo Đường.

Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ 10, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ 10 – 14.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện chuyên đề.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 19
    • Số lượt truy cập : 6129642