Tin tức

ĐĐ. THÍCH PHƯỚC TIẾN NÓI VỀ “CÚNG CÔ HỒN - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA”

ĐĐ. THÍCH PHƯỚC TIẾN NÓI VỀ
“CÚNG CÔ HỒN - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ

 

 ĐĐ Thích Phước Tiến

 

Tối 31-08-2017, tại Giảng đường Chánh Trí Chùa Phật học Xá Lợi, ngày thứ ba của Tuần lễ Pháp hội Vu lan  PL 2561, Đại đức Thích Phước Tiến đã có một buổi pháp thoại với đề tài “Cúng cô hồn - Nguồn gốc và ý nghĩa”. Đông đảo Phật tử đã đến nghe bài pháp. Trong giảng đường chật kín chỗ, nhiều Phật tử phải ngồi dọc theo hai hành lang của giảng đường.

Theo đại đức, nguồn gốc của cúng cô hồn xuất phát từ tín ngưỡng dân gian có từ hàng ngàn năm. Đối với Phật giáo, cúng cô hồn gọi là cúng linh hay Mông sơn thí thực bắt nguồn từ Kinh Vu lan bồn nói về gương đại hiếu của ngài Mục Kiền Liên thỉnh các bậc thánh tăng về hộ trì cho mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mông sơn thí thực còn xuất phát từ bản kinh Phật thuyết cứu bạt Diệm Khẩu ngạ quỉ đà la ni kinh của Ngài Đường Tam Tạng Pháp sư  dịch sang chữ Hán. Bản kinh nói rằng ngài A Nan (đại đệ tử của Đức Phật) thấy một ngạ quỉ tên là Diệm Khẩu. nói rằng ba hôm sau, ngài A Nam sẽ mạng chung và sẽ đọa ngay vào trong loài ngạ quỉ này. Khi Tôn giả A Nan nghe nói điều ấy xong, trong lòng sanh ra sợ hãi và cầu cứu Đức Phật. Như Lai liền bày cho A Nan cách bố thí cho vô lượng loài ngạ quỉ và các tiên nhơn. Theo đại đức, bản kinh này chưa được thuyết phục đối với người học Phật. Vì người học Phật có một tinh thần “vô úy” (không sợ, kể cả sợ chết). Người tu học đều biết rằng qui luật nhân quả chi phối tất cả. Người tạo thiện nghiệp sẽ nhận lãnh trái ngọt, còn người tạo ác nghiệp sẽ nhận lãnh quả báo. Ở đây, có lẽ, Ngài Đường Tam Tạng muốn chúng sanh có sự tăng trưởng về bố thí nên dịch bản kinh này.

Tuy nhiên, “cúng cô hồn” phải từ tấm lòng muốn bố thí cho mọi chúng sanh, kể cả loài ngạ quỷ. Do đó không nên lạm dụng, bày vẽ, cúng linh đình. Vật cúng thí chỉ cần một bát cháo lỏng, ly nước là đủ rồi. Muốn thêm các thứ bánh, trái cây…tùy ý, không sao cả.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi thuyết pháp.

 

Niệm Phật trước khi nghe bài pháp

Lắng nghe giảng pháp

Phật tử đặt câu hỏi

Kết thúc bài pháp

Hồi hướng

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 20
    • Số lượt truy cập : 6795618