Tin tức

ĐĐ THÍCH QUANG THẠNH NÓI VỀ “TỨ TRỌNG ÂN”

ĐĐ THÍCH QUANG THẠNH NÓI VỀ “TỨ TRỌNG ÂN”

 

Tin ảnh: TRÍ VỊNH

 

 Đại đức Thích Quang Thạnh

Tối 04/09/2017, ngày thứ bảy của chương trình Pháp hội Vu Lan, tại Giảng đường Chánh Trí Chùa Phật học Xá Lợi, ĐĐ Thích Quang Thạnh đã có buổi pháp thoại với đề tài “Tứ trọng ân”. Đông đảo Phật tử đã đến tham dự.

Đại đức nói ý nghĩa Vu Lan là đỉnh cao của chân thiện mỹ qua bốn phương diện gọi là Tứ trọng ân: Ân Ông bà cha mẹ, Ân Tam bảo sư trưởng, Ân Quốc gia xã hội và Ân Chúng sanh.

Về Ân Ông bà cha mẹ: Có ông bà mới có cha mẹ. Cha mẹ tồn tại rồi mới có ta. Ơn sinh thành, dưỡng dục không có gì sánh bằng. Chúng ta có thân này, mới có thể tạo công đức để quay về nguồn cội ta khi xưa.

Về Ân Tam bảo sư trưởng: Nhờ qui y tam bảo Phật –Pháp Tăng mà chúng ta được tăng trưởng lòng từ, biết yêu thương và cảm thông mọi người, biết lắng nghe thấu hiểu, sống trong sự hỷ xả thanh cao thiện lành, thấy được chơn ngụy quấy ác. Để chúng ta trau dồi tâm tánh mà sống có đạo hạnh gần gũi thân thiện với tha nhân.  Sư trưởng là những vị thầy cô đã dạy dỗ mình,  khai mở cho mình học hành có trí tuệ hiểu biết từ lúc ngây thơ đến lúc trưởng thành.

Hơn ai hết Thầy Cô là bậc giáo dưỡng cho ta nhân cách sống,  để chúng ta có được trí tuệ, nhận diện sự phong phú sâu sắc trong nghề nghiệp, trao đổi phát triển trong cộng đồng xã hội.

Về Ân quốc gia xã hội: Tức chúng ta phải biết ơn Tổ quốc, quê hương ta. Từ những vị lãnh đạo quốc gia cho đến các chiến sĩ ngày đêm bảo vệ tổ quốc ở biên giới, hải đảo và trên không. Các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ sự độc lập, tự do cho nước nhà. Những người gìn giữ, gây dựng đất nước tươi đẹp như ngày hôm nay. Nói tóm lại là những người có công bảo vệ cho tổ quốc chúng ta an ổn, để người người, nhà nhà có thể sống, làm việc và tu hành. Nếu không có họ thì chúng ta không thể an ổn mà sống, nói chi là tu hành.     

Ân Chúng sanh: Chúng sinh là tất cả nhân duyên, mọi thứ bên ngoài ta. Nếu không có mọi thứ bên ngoài hỗ trợ thì chính chúng ta không thể tồn tại. Có phải không chứ? Tồn tại sao được khi không có người gieo trồng, chế biến, nấu nướng thức ăn, đồ uống để nuôi thân ta. Tương tự vải vóc, xe cộ, nhà cửa và mọi thứ, v.v… Cuộc sống này không phải chỉ có một mình ta đơn điệu, tất cả như là một chuỗi móc xích với nhau, kẻ cho qua người cho lại mà tạo nên sự thăng bằng cuộc sống. Từ loài người cho đến thiên nhiên, cỏ cây hoa lá đất trời muôn vật, không có một giây phút nào mà chúng ta không thọ nhận. Nói tóm lại, chúng ta đều nương nhờ vào nhau để mà sống. Do vậy, ta phải biết ơn họ.  

Đại đức nêu vấn đề rằng: Người Phật tử nhân ngày lễ Vu Lan, ngoài biết ơn cha mẹ, còn phải hiểu rõ và biết ơn tam bảo sư trưởng, ơn quốc gia xã hội và ơn   chúng sanh. Biết ơn và đền ơn đó là cái hay của Phật giáo,  làm tốt nhiệm vụ, tuân thủ luật pháp, sống có đức độ cũng là một cách để chúng ta đền ơn, đất nước, ơn tam bảo, ơn bạn bè, đồng môn, dồng tu, và quan trọng là biết ơn và trả ơn phụ mẫu...

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi thuyết pháp.

 

Lắng nghe giảng pháp

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 19
    • Số lượt truy cập : 7006959