HỘI THẢO “TỔ KHÁNH HÒA VÀ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM”
HỘI THẢO “TỔ KHÁNH HÒA VÀ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM”
Tin ảnh: TRÍ BÁ
Ngày 20-5-2017, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã đồng tổ chức Hội thảo “Tổ Khánh Hòa và công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam”.
Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng CM GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm chứng minh buổi Hội thảo.
Về phía Viện Nghiên cứu Tôn giáo có sự hiện diện của TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng và PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Phó Viện trưởng.
Đặc biệt có sự hiện diện của ông Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đông đảo các nhà khoa học, chư Tăng, Ni và các cư sĩ quan tâm đã cùng dự hội thảo.
Hòa thượng Thích Trí Quảng khai mạc hội thảo
TS Nguyễn Quốc Tuấn giới thiệu đề dẫn
Các đại biểu tham dự hội thảo
Điều hành hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Ông Trương Vĩnh Trọng phát biểu ý kiến
Một vị đại biểu góp ý các tham luận
Các đại biểu tham dự hội thảo
Chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo có 33 bài tham luận, xoay quanh 2 chủ đề: Hòa thượng Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo và cuộc cách mạng chống Thực dân ở Bến Tre; Phong trào chấn hưng Phật giáo và bài học kinh nghiệm đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Nhiều bài tham luận của chư tôn đức lãnh đạo cấp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như Hòa thượng Chủ tịch, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng Thích Giác Toàn,… cũng như các học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo như Giáo sư Lê Mạnh Thát, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, PGS Trần Hồng Liên, PGS Hoàng Thị Thơ ,…
Được biết, Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ngài sinh trong một gia đình trung lưu, có nề nếp Nho học, từ nhỏ đã được tiếng thông minh và nết hạnh. Là người anh cả, sau Ngài còn có hai em, một trai, một gái. Người em trai kế cũng xuất gia tu học sau này, người em gái đã mất lúc còn nhỏ.
Năm Ất Mùi (1895), khi 19 tuổi, Ngài đến chùa Long Phước, quận Ba Tri, xin xuất gia học đạo. Sau đó đến tham học tại chùa Kim Cang, tỉnh Tân An, nơi đây được Hòa thượng Long Triều trực tiếp giảng dạy. Thời gian này Ngài rất chăm chỉ và năng nổ trong việc học đạo, nên nghe đâu có bậc thạc đức thì Ngài luôn tìm đến cầu học, không ngại gian khó, chẳng nài xa cách. Nhờ tinh thần tiến thủ đó mà Ngài đi đến đâu cũng đều được các bậc trưởng thượng quý mến.
Đề dẫn Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nhấn mạnh: “… Trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo có một ví trí và vai trò hết sức quan trọng. Sự xuất hiện và phát triển của phong trào này, với sự đổi mới nghiên cứu, lý giải kinh điển và giáo lý của Phật giáo; đổi mới nội dung, hình thức và quy mô đào tạo Tăng tài; đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của Giáo hội,… Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, và không còn nghi ngờ gì nữa, còn để lại dấu ấn rõ nét trong tỉnh hình Phật giáo Việt Nam hiện nay… Với tất cả tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với những danh tăng Việt Nam thế kỷ XX có nhiều đóng góp với đạo pháp và dân tộc, trong đó có Hòa thượng Khánh Hòa, người khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học, đồng tổ chức Hội thảo khoa học Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”.
Bình luận bài viết