Tin tức

Nguồn gốc chữ viết của người Lạc Việt

GIẢI MÃ TRUYỆN ĐẦM MỘT ĐÊM

(Nhất Dạ Trạch – Tiên Dung và Chử Đồng Tử)

NGUỒN GỐC CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT

VIÊN NHƯ 

Hùng Vương truyền tới đời thứ ba sinh được một Mỵ Nương (1) đặt tên là Tiên Dung, đến tuổi 18 dung nhan đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, thích chu du vui chơi khắp nơi trong thiên hạ. Vua đành chịu vậy, không cấm đoán được. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba Tiên Dung lại sắm sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài biển, vui quên trở về.

Hồi đó ở làng Chử Xá ven sông, có người dân tên là Chử Vi Vân sinh được một người con trai là Chử Đồng Tử. Cha từ, con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch không, chỉ còn lại một khố vải duy nhất, cha con ra vào thay nhau mà mặc. Tới lúc cha già lâm bệnh gần chết bảo con rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con, để khỏi xấu hổ”. Con không nỡ làm theo, liệm khố rồi đem chôn. Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông cầm cần câu cá; hễ nhìn thấy có thuyền buôn qua lại thì đứng ở dưới nước mà xin ăn.

Bất ngờ thuyền của Tiên Dung xốc tới, chiêng trống nhã nhạc, cờ lọng huy hoàng, kẻ hầu người hạ rất đông. Đồng Tử rất kinh sợ, không biết chạy trốn đi đâu. Trên bãi cát có khóm lau sậy, lưa thưa dăm ba cây, Đồng Tử bèn nấp trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống phủ cát lên mình. Lát sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên bãi cát, ra lệnh đào hố, lấy lau vây màn làm chỗ tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo dội nước, cát trôi mất để lộ ra thân hình của Chử Đồng Tử. Tiên Dung hổ thẹn hồi lâu, thấy là con trai bèn nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp ngươi, cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là do trời xui khiến vậy. Ngươi hãy mau đứng dậy tắm rửa”. Tiên Dung ban cho quần áo mặc rồi cùng xuống thuyền mở tiệc vui chơi. Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có. Đồng Tử kể lại tình cảnh của mình, Tiên Dung ta thán, muốn nên vợ chồng. Đồng Tử cố từ chối, song Tiên Dung nói rằng: “Đây do trời chắp nối, sao lại cứ chối từ?”.

Người theo hầu vội về tâu lại với Hùng Vương. Vua giận nói: “Tiên Dung không thiết tới danh tiết, không màng tới của cải của ta, ngao du bên ngoài, hạ mình lấy kẻ nghèo khổ, còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa, rồi cấm không cho Tiên Dung trở về”. Tiên Dung nghe sợ không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở chợ búa, lập phố xá, cùng dân buôn bán, dần dần trở thành phố chợ lớn (nay là chợ Thám). Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán, kính nể tôn Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chủ.

Có người lái buôn giàu có nói với Tiên Dung rằng: “Người bỏ một dật (2) vàng, cùng tôi ra ngoài bể mua vật quí, sang năm có thể thành mười dật”. Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng chúng ta do trời tác thành, đồ ăn thức mặc do người làm nên, vậy nên đem vàng cùng phú thương ra biển buôn bán làm ăn”. Đồng Tử bèn cùng lái buôn đi buôn bán. Đến núi Quỳnh Vi, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé lại đó lấy nước uống. Đồng Tử lên am chơi, trong am có sư tên gọi Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử, Đồng Tử ở lại học phép, giao tiền cho lái buôn mua hàng. Sau bọn lái buôn quay lại am chở Đồng Tử trở về. Sư bèn tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”.

Đồng Tử trở về, giảng đạo lại cho Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, liền bỏ phố phường, chợ búa cơ nghiệp, rồi cả hai đều tìm thầy học đạo. Có lần, trên đường đi xa, trời tối chưa về kịp nhà, tạm nghỉ ở giữa đường, cắm trượng che nón mà trú thân. Đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài, kho tàng, xã tắc, vàng bạc, châu báu, giường chiếu, chăn màn, tiên đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ, la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai nấy trông thấy cũng kinh ngạc lạ lùng, đem hương hoa, lễ vật tới dâng xin làm bề tôi, có văn võ trăm quan, chia quân túc vệ, lập thành nước riêng.

Hùng Vương nghe tin, cho rằng con gái làm loạn, bèn sai quân tới đánh. Quần thần của Tiên Dung xin đem quân ra chống giữ. Tiên Dung cười mà bảo: “Điều đó ta không muốn làm, do trời định đó thôi, sống chết tại trời, há đâu dám chống lại cha, chỉ xin thuận theo lẽ chính, để mặc cho cha chém giết”. Lúc đó, dân mới tới theo đều kinh sợ tản đi, chỉ có dân cũ ở lại với Tiên Dung. Quan quân tới, đóng trại ở bãi Tự Nhiên, chỉ còn cách con sông lớn thì trời tối không kịp tiến quân. Nửa đêm, bỗng nhiên gió lớn nổi lên, cát bay, cây đổ, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi đầm là đầm Nhất Dạ (Nhất Dạ Trạch, nghĩa là đầm một đêm), gọi bãi là bãi Tự Nhiên, còn gọi là bãi Mạn Trù (hố tắm), và gọi chợ là chợ Hà Thị (chợ Hà).

Sau đến đời tiền Lý Nam Đế, bọn nhà Lương đem quân sang xâm lược, vua Lý Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục đem quân ẩn nấp trong đầm. Đầm sâu rộng lớn, bùn lầy, rất khó ra vào, Quang Phục dùng thuyền độc mộc, dễ bề đi lại, quân giặc khó biết tung tích ở đâu. Đêm đến dùng thuyền độc mộc lẻn ra đột kích, đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: “Ngày xưa, nơi đây một đêm mà thành đầm nhà trời, đúng vậy!” (3). Nhân gặp loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương bèn gọi Bá Tiên về, cho tì tướng là Dương Sàn thống lĩnh sĩ tốt, Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đầm mà bảo Quang Phục rằng: “Ta tuy đã lên trời, nhưng linh hiển còn đó, ngươi có lòng thành cầu tới, ta đến để giúp đánh dẹp giặc loạn”. Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: “Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu (4), đánh đâu diệt đó”. rồi bay mất lên trời. Quang Phục được vuốt rồng, xông ra đột kích, quân Lương thua to, chém được Dương Sàn ở giữa trận, giặc Lương phải lùi. Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn lên ngôi lấy hiệu là Triệu Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh (5).

GIẢI MÃ:

Câu chuyện này cho biết rằng nguồn gốc chữ viết của người Lạc Việt. Ngay tên câu chuyện đã cố ý gọi cho người đọc nghĩ về con chữ. Chữ viết ngày xưa,có thể đã hình thành rất lâu trước đó nhưng đến khi hình thành dịch học, người Lạc Việt đã kết hợp cả hai làm thành một triết lý, không những về dịch lý trong nhân sinh vũ trụ mà còn cả trong con chữ nữa hay ta có thể nói chính lúc đạt đến sự hoàn thiện về mặt dịch học cũng chính là đỉnh cao của việc sáng tạo ra chữ viết của họ vậy. Chính vì vậy các con chữ chủ yếu của dịch học và trí thức con người hầu hết dựa trên thuyết Âm Dương mà hình thành. Với chủ trương này người xưa đã xây dựng câu chuyện bắt đầu là vua Hùng biểu tượng cho Dịch lý, ở đây là Thái cực = Dương = Trời = Tròn, sinh ra Mỵ Nương= Âm = Đất = Vuông. Căn cứ vào lý thuyết Âm Dương, đầu tiên người Việt sáng tạo ra chữ CHỮ như thế này .

Bao gồm: Bối hay Bòi  tức là chữ Cóc có nghĩa là Thái cực, cha của muôn loài,

Bộ Miên = Mái nhà = Vô cực = Âm,

chữ Đinh = Con trai= Dương.

Bộ miên và chữ Đinh = Trữ  là tích chứa, chức năng của nó như cái kho.

Theo tháng năm người ta muốn đơn giản bớt thành phần trong con chữ, có nghĩa là bỏ bớt bộ BỐI  đi, vì vậy câu chuyện mới nói rằng ““Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con, để khỏi xấu hổ”. Lời này có nghĩa là chỉ bỏ chữ Bối đi còn giữ lại chữ trữ , còn cái khố  là từ mượn âm của chữ KHỐ  = Chỗ cất giữ, chứa đựng, cái kho.  Tuy nhiên Chữ Đồng Tử (hay người đời sau) đã vì chữ hiếu với cha già mà chôn luôn tấm khố đó hay nói khác hơn là không dùng chữ đó nữa mà sáng tạo ra một chữ khác cũng với vỏ âm thanh là CHỮ alt bao gồm:

Bộ Miên – Mái nhà = Âm. Biểu tượng cho Mỵ nương.

Xuyên = Giòng nước, Biểu tượng cho trung gian.

Tử = Con trai = Dương. Biểu tượng cho Chữ Đồng Tử.

Cho nên câu chuyện mới nói rằng sau khi cha chết, Chữ Đồng Tử đứng dưới nước …”.

Cả ba yếu tố này hợp lại làm thành chữ CHỮ alt (nay đọc là TỰ) hay nói khác hơn Mỵ Nương, trên sông nước, hợp với Chữ Đồng Tử thành vợ chồng. Từ đây thành một gia đình độc lập đóng góp vào công cuộc phát triển xã hội, cũng như một con chữ là một đơn vị có nghĩa đóng góp vào sự phát triển của ngôn ngữ viết vậy.

Vì chữ CHỮ dựa theo quy luật âm dương nên cũng trên nguyên tắc này mà các con chữ khác được hình thành làm giàu có thêm số lượng chữ viết. Chính vì vậy mà câu chuyện mới nói rằng “Người bỏ một dật vàng, cùng tôi ra ngoài bể mua vật quí, sang năm có thể thành mười dật”. Một tới mười là thang lý số của Dịch lý, tất cả mọi phát triển không bao giờ ra khỏi phạm vi này.

Tuy nhiên chữ nghĩa (Văn tự) không phải chỉ là những ký hiệu chứa đựng những nghĩa thông thường mà nó còn là phương tiện để con người truyền đạt những điều cao quý hay ta nói là ĐẠO. hay ta thường nói “ Văn dĩ tải Đạo”. Vì vậy cho nên Chữ Đồng Tử không theo các nhà buôn mà chỉ giao tiền cho họ, còn CĐT ở lại học đạo với nhà sư, nhà sư tặng cho CĐT một cây gậy và một chiếc nón với câu nói “Linh thiêng ở những vật này đây”.

Cây gậy là biểu tượng cho Dương và chiếc nón là biểu tượng cho Âm. Mọi biến dịch của nhân sinh vũ trụ không ngoài hai yếu tố này. Hình ảnh cây gậy và chiếc nón là hình ảnh của Nòng nọc, chính vì vậy mà trong trường hợp này, đối với chữ viết nó cũng được gọi với cái tên như thế “ Chữ Nòng Nọc”. Chúng ta thấy lời nói trên của sư Phật Quang là hoàn toàn chính xác. Phép màu của chữ Viết đó là nó đã làm cho trí tuệ của loài người càng thăng hoa. Có thể nói không có chữ viết thì không có văn minh vậy.

Như đã nói trên hình ảnh của chữ viết là hình ảnh của Mỵ nương và Chữ Đồng Tử, mục đích cao nhất của chữ Viết là dạy cho con người cái hay cái tốt – Đạo – vì vậy Mỵ nương cũng giác ngộ mà tiếp tục tìm thầy học đạo.

Chữ viết từ đây đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc xây dựng nên một thế giới thông qua những con chữ, thậm chí với những phép màu của mình nó còn làm hơn thế, có nghĩa rằng những thế giới được vẽ ra bằng những khái niệm của con chữ đôi khi còn rực rỡ huy hoàng hơn cả thực tế. Đặc biệt là nó khả năng xây dựng trong chốc lát, như một tác phẩm bất hủ được viết chỉ trong một đêm thậm chí một giờ nhưng giá trị vô cùng to lớn.

Có lần, trên đường đi xa ….. Sáng hôm sau, ai nấy trông thấy cũng kinh ngạc lạ lùng, đem hương hoa, lễ vật tới dâng xin làm bề tôi, có văn võ trăm quan, chia quân túc vệ, lập thành nước riêng”.

Tất nhiên hình thành nhanh chóng thì người ta cũng xóa bỏ nó một cách nhanh chóng. Bởi vì nó được xây dựng bằng những khái niệm = Âm, thì nó cũng biến mất một cách vô hình. Đoạn cuối của câu chuyện nhằm nói lên ý nghĩa này của chữ viết.

Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị”.

Vì chữ viết được khởi nguồn từ Tiên Dung = Âm, nên người ta gọi là chữ Vuông.

Viết thêm: 

Đến đây tôi thấy cần viết thêm một đoạn nữa vào câu chuyện trên như sau:

“Về sau giặc phương bắc lại sang xâm lấn, chúng xây bờ đắp đập, làm cho giòng nước, sông ngòi khô hạn khiến cho muôn dân khổ sở vô cùng”.

Theo câu chuyện trên, thì ngày xưa người Việt có hai chữ CHỮ. 1-  . 2 - alt . Về sau phương Bắc lại một lần nữa lược giản, không còn bộ xuyên nữa và đọc là TỰ . Từ đó cái tên này được gọi cho tới bây giờ, người Việt gọi nó là đứa con lai Hán Việt hay ta nên gọi đúng là Việt Hán.

Chữ CHỮ hay TRỮ  . Hiện nay miền Bắc vẫn đọc CH – TR là một. Đồng thời theo câu chuyện thì chữ  là tiền thân của chữ alt, mà chữ  này lại là đồng âm đồng nghĩa với chữ TỰ . Suy ra chữ  và  đồng âm và nghĩa. Tuy nhiên trong Thuyết văn giải tự phần chữ Tự  không có chữ . Trong khi đó chữ này vẫn tồn tại với âm là Trữ - Chữ. Tại sao vậy? Hoặc là người phương Bắc không biết chữ  có nghĩa là con chữ, hoặc họ biết nên loại ra và việc này đã xãy ra. Như vậy ta có thể nghĩ rằng chữ  với âm là CHỮ có nghĩa là chữ viết là âm Việt hoàn toàn, như thế thì chữ ấy chính là chữ của người Việt vậy.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 16
    • Số lượt truy cập : 6116344