Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ “DUYÊN NGHIỆP THÚY KIỀU”

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ “DUYÊN NGHIỆP THÚY KIỀU”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ

 

 

 

Sáng 14/04 và 21/04/2018, tại Chùa Phật học Xá Lợi, Cư sĩ Trần Đình Sơn, Phó Ban Văn hóa Trung ưông GHPGVN, đã có buổi nói chuyện về đề tài “Duyên nghiệp Thúy Kiều”.

Mở đầu, ông Trần Đình Sơn cho biết “Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều không có gì phải bàn cãi.

Nguyễn Du không chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà còn là người am hiểu Phật học một cách sâu sắc, một cư sĩ bậc cao. Chúng ta biết điều này thể hiện qua một số bài thơ chữ Hán của ông, tiêu biểu như các bài: “Lưông Chiêu Minh Thái tử phân Kinh thạch đài” (Bắc hành tạp lục), “Đề Nhị Thanh động” (Thanh Hiên thi tập)… thế nên chúng ta rất dễ nhận thấy tư tưởng đạo Phật bàng bạc suốt nội dung truyện Kiều dưới ngòi bút tài tình của Tố Như tiên sinh. Tất nhiên, tư tưởng Phật học trong truyện Kiều không hẳn là tư tưởng chủ đạo.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả mọi sự kiện đậm chất triết học Phật giáo, như: sự nghiệt ngã của cuộc đời nhân vật chính Thúy Kiều được bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Thúy Kiều và Kim Trọng không phải là ngẫu nhiên; tiếp đến là lời tiên báo của Đạm Tiên, sự hồi sinh từ cái chết, cuộc hội ngộ với Kim Trọng, hình ảnh các nhà sư... Điều này được xem như nghiệp báo từ kiếp trước, và tin rằng nếu kiếp này tu hành tích đức thì kiếp sau sẽ được hưởng ân phúc.

Có thể thấy, ngay từ đầu, tác gia đã đưa ra tiền đề rằng: vận mệnh con người ấy không thể khác hơn được. Những khổ đau đó, Kiều xem như một định mệnh của đời mình. Và kéo theo vũng lầy của định mệnh một đời tài hoa:

Hoa trôi, bèo dạt, đã đành

Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi

Biết bao duyên nợ thề bồi

Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì

Tái sinh chưa dứt hưông thề

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai

Để thoát khỏi bể khổ, ở nhà Tú Bà nàng đã chọn cách quyên sinh nhưng dù muốn chết nàng vẫn không chết được. Khi Từ Hải chết, trong nỗi đau tang chồng, Kiều lại phải hầu rượu Hồ Tôn Hiến, rồi lại bị ép gả cho thổ quan. Để thoát khỏi bể khổ, Kiều đã trầm mình xuống sông tự vẫn. Nhưng theo lời tiên tri của sư Tam Hợp:

Sư rằng: "Song chẳng hề chi

Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều"

Kiều được cứu sống như là sự đền bù của số phận. Nhưng thực chất, điều này là do nghiệp chướng chưa dứt nên nàng chưa thể rời cõi trần.

Đoạn cuối tác phẩm, khi khép lại cuộc đời Thúy Kiều, Nguyễn Du lại một lần nữa khẳng định rằng, con người, ai cũng mang theo nghiệp báo ngay từ phút sinh ra nên đừng đổ lỗi cho vận mệnh đời mình.

Có tài, mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Nguyễn Du vốn là một Nho gia nhưng ở đây, ông đã cho thấy nhận thức của chính ông về nghiệp báo trong Phật giáo.

Toàn bộ những bất hạnh của Kiều, một mỹ nhân bạc mệnh bắt đầu từ phút gia biến, cha và em bị trói, đánh, gia sản bị phá nát, cướp đi. Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh lấy 400 lượng vàng để cứu cha và em. Mã Giám Sinh lừa Kiều, đưa nàng về thanh lâu cho Tú Bà. Ở đây Tú Bà ép Kiều tiếp khách phong tình. Kiều đã dùng dao tự vẫn và bất tỉnh. Trong trạng thái hôn mê, Kiều đã nghe được lời báo mộng của Đạm Tiên

Rỉ rằng: "Nhân quả dở dang,

đã toan trốn nợ đoạn trường được sao,

số còn nặng nợ má đào,

người dầu muốn quyết trời nào đã cho”.

Khi tỉnh dậy, Kiều tiếp nhận và tin rằng cuộc đời oan khổ của nàng là sự quả báo của kiếp trước. Mọi sự như định mệnh được định trước. Nhưng mong muốn thoát khỏi chốn lầu xanh lại đẩy Thúy Kiều rơi vào cái bẫy của Tú Bà. Nàng chạy trốn cùng Sở Khanh nhưng bị bắt lại, bị đánh đập, khiến nàng không còn ý định bỏ trốn. Từ đó, Kiều từ bỏ mọi thứ, chấp nhận cuộc sống chốn thanh lâu, mua vui cho khách làng chơi. Một mình nàng không khỏi ngâm ngùi cho thân:

Kiếp xưa đã vụng đường tu,

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi.

Thúc Sinh ghé chơi lầu xanh, trong cuộc tưông ngộ trước còn trăng gió, sau ra đá vàng đã phải lòng Kiều. Chàng Thúc đã đưa Kiều ra khỏi chốn thanh lâu rồi cưới nàng làm vợ thiếp. Nhưng Hoạn Thư đã lập mưu bắt cóc Kiều. Khi rơi vào tay gia đình họ Hoạn, Kiều  phải theo về làm kẻ hầu cho Hoạn Thư. Nghiệt ngã thay, trong tiệc mừng Thúc Sinh trở về nhà, hai người vốn là vợ chồng, nay một người là chủ người kia là hạ nhân trong nhà. Thúy Kiều kinh hãi nhận ra đây là địa ngục nơi trần gian. Bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, một lần nữa, Kiều lại bị bán vào lầu xanh. Lại một lần nữa, nàng từ bỏ mọi thứ và cam chịu “cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”.

Nhưng một ngày kia, nàng đã gặp được Từ Hải, một thứ ánh sáng lạ xuất hiện chốn lầu xanh. Kiều gặp Từ Hải xuất thân là anh hùng hào kiệt. Sau khi dẹp loạn ở địa phưông, xây dựng giang sơn riêng, Từ Hải cưới Thúy Kiều và đưa nàng lên danh phận vưông phi. Và hơn hết, Từ Hải giúp Kiều được báo oán những kẻ đã mang đến khổ đau cho cuộc đời nàng.

Cuộc đời Thúy Kiều trải qua hết nạn nọ đến nạn kia và đỉnh điểm của nhân quả ứng báo là từ phiên xét xử của Kiều.

Mặc dù thọ tam quy ngũ giới ở “Chiêu Ẩn am” của sư Giác Duyên nhưng Thúy Kiều vẫn phạm đủ 5 giới đó là: Sát sinh (xử tội chết 7 người sau phiên xét xử của Kiều); Trộm cắp (đánh cắp chuông khánh bạc ờ Quan Âm các), Nói dối (với sư Giác Duyên); tà dâm (sau khi trở lại thanh lâu, Kiều buông thả với mọi khách làng chơi); Uống rượu (sau khi trở lại thanh lâu).

“Đoạn trường tân thanh”, thông qua nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã nói lên những giáo lý nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo.

Sau khi nghe cư sĩ Trần Đình Sơn trình bày về “Duyên nghiệp Thúy Kiều”, cử tọa đã nêu nhiều thắc mắc để trao đổi, làm sáng tỏ những yếu tố Phật giáo trong truyện Kiều.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 5
    • Số lượt truy cập : 6116543