Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ “TÌM HIỂU PHÁP MÔN NIỆM PHẬT”

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ

“TÌM HIỂU PHÁP MÔN NIỆM PHẬT”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ - MINH NGỌC

 

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn

 

Sáng 3/8/2019 (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 năm Kỷ Hợi), tại Chùa Phật học Xá Lợi, Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trưởng Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi, đã có buổi nói chuyện về đề tài “Tìm hiểu pháp môn niệm Phật”

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, pháp môn niệm Phật A Di Đà là pháp môn phổ biến và bất cứ thành phần nào trong xã hội đều cũng có thể thực hiện được. Điều này nói lên được tính chất khế lý và khế cơ tuyệt diệu mà chúng ta thấy chỉ có pháp môn niệm Phật mới có được. Do tính phổ biến, cũng như khế lý và khế cơ của nó, pháp môn Niệm Phật mở cửa giác ngộ cho mọi thành phần.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca đã biểu thị hai thế giới tương phản, thuận duyên và nghịch duyên cho chúng sinh trên con đường thực tập giác ngộ: Một bên là thế giới Cực lạc (Tịnh độ) và một bên là thế giới Ta bà (Uế độ) đầy khổ đau và nghịch cảnh: Kiếp sống ô trược, nhận thức sai lạc, đầy phiền não tham, sân và si, vạn vật vô thường và mạng người ngắn ngủi (ngũ trược). Nhìn vào bản chất của ngũ trược thì chúng ta sẽ thấy sự lợi ích cấp thiết của thế giới Cực lạc cho người tu tập.

Pháp môn niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Cực lạc giúp Phật tử không còn thối chuyển trên con đường giác ngộ. Thẳng tiến trên con đường giác ngộ tức là thẳng tiến trên con đường đạt đến hạnh phúc thật sự. Thối thất trên con đường giác ngộ đồng nghĩa với kinh nghiệm khổ đau, sầu muộn, lo âu và sợ hãi.

Trong kinh A Di Đà, cũng như nguyện thứ 18 (“Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm,nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.”), một trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, Đức Phật A Di Đà phát nguyện tiếp dẫn những chúng sinh tinh tấn chuyên trì danh hiệu của Ngài trong cuộc sống, vãng sinh nước Cực lạc. Cực lạc, như đối với nghĩa cực khổ, là thế giới cực kỳ hạnh phúc, trong đó mọi chúng sinh không còn kinh quá sự khổ não và chỉ hưởng trọn vẹn sự an vui.

Mặc dù nói là hưởng sự an vui, nhưng mục tiêu của người cầu vãng sinh Cực lạc không phải để hưởng sự an vui đó. Mục tiêu của người cầu vãng sinh Cực lạc là để được giác ngộ trọn vẹn hay thành Phật. Nói cách khác, cảnh giới Cực lạc chỉ là môi trường hay phương tiện tốt nhất giúp cho mọi người được vãng sinh “không còn thối chuyển” trên con đường giác ngộ, hay không còn thối chuyển trên con đường đạt đến hạnh phúc thật sự.

Muốn vãng sanh Cực lạc phải có đủ 3 điều kiện: Tín Hạnh, Nguyện.

Tín: Để minh chứng có thế giới Cực lạc, chúng ta phải hiểu rõ ràng ý nghĩa chữ “Tín”. Chữ “Tín” theo nghĩa đích thật nhất trong Phật giáo là tin Phật, tin Pháp và tin Tăng. Đức Phật còn nhấn mạnh rằng niềm tin này phải dựa trên nhận thức và lý trí. Tin có thế giới Cực lạc là dựa trên căn bản tin Pháp, tức là tin vào lời dạy của Phật và tin những lời Phật dạy tức là tin giáo lý nhân quả, nghiệp báo, duyên sinh (hay vô thường, khổ và vô ngã). Nói một cách khác, chúng ta tin vào giáo lý Tứ đế.

Hạnh: Phật tử phải thực hành niệm Phật A Di Đà. Niệm nghĩa là chú tâm theo dõi và ghi nhận. Phật tử chú tâm theo dõi và ghi nhận bằng cách niệm to, niệm nhỏ, niệm thầm, hoặc niệm trong tâm danh hiệu Phật A Di Đà.

Nguyện: Phát nguyện đây tức là nguyện vãng sinh về cõi Cực lạc. Đây là điều hết sức quan trọng mà trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca và chư Phật mười phương đã nhiều lần khuyên chúng sinh phải thực hiện. Phát nguyện vãng sinh Cực lạc tức là xác định điểm đến và lý tưởng của mình. Điểm đến là thế giới Cực lạc và mục tiêu tức là thành Phật hay đạt được sự giác ngộ trọn vẹn. Nếu có người niệm Phật A Di Đà mà không phát nguyện vãng sinh Cực lạc - mặc dù có phước đức lớn do niệm Phật - người đó sẽ không được vãng sinh nước Cực lạc.

Sau phần trình bày của cư sĩ Trần Đình Sơn, các thành viên Ban Phật học đã cùng nhau trao đổi để hiểu sâu thêm về pháp môn phổ biến này.

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

Lắng nghe thuyết trình

Các thành viên Ban Phật học trao đổi về đề tài thuyết trình

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 12
    • Số lượt truy cập : 6163964