Tin tức

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ “NHỮNG THẮC MẮC TRONG PHẬT GIÁO”

NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ VỀ
“NHỮNG THẮC MẮC TRONG PHẬT GIÁO”

 

Tin ảnh: TRÍ BÁ

 

 Giáo sư Phật học Nguyễn Điều (cư sĩ Tuệ Lạc)

 

Sáng 6-1-2018 (20-11 Đinh Dậu), tại Chùa Phật học Xá Lợi, Giáo sư Phật học Nguyễn Điều (cư sĩ Tuệ Lạc), đã có buổi nói chuyện về đề tài “Những thắc mắc trong Phật giáo”.

Mở đầu Giáo sư (GS) có nêu câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc đó là: Vì sao người ăn ở hiền lành, mộ đạo, sống trong gia đình đạo đức, mà gặp hoạn nạn, bất hạnh liên tục, như vậy luật nhân quả trong Phật giáo có đúng không? GS phân tích, chúng ta có cảm giác nhân nào quả nấy và thời gian có thể dài hoặc ngắn. Đó là luật nhân quả cứng nhắc. Luật nhân quả mà đức Phật nêu không thể cứng nhắc mà đó là nhân- duyên-quả hay còn gọi là nghiệp quả. Duyên là dẫn số để cho ra cái quả sai biệt. Giống như một hạt xoài ngọt trên đất này mà đem trồng trên đất khác, nó lại cho trái chua. Khi phân tích ta thấy do thổ nhưỡng nên kết quả trái xoài chua. Vậy đất là duyên, tạo sự sai biệt từ xoài ngọt thành xoài chua. Quả có một cái nhân có thể sai biệt với cái nhân ấy lý do là duyên.

GS cũng trả lời câu hỏi về cộng nghiệp bằng một câu chuyện có thật.

Ớ bên Anh quốc, có một nữ bác sĩ chuyên về bệnh ung thư ngực nhưng oái ăm thay bà lại vướng căn bệnh này. Với kiến thức chuyên khoa, bà dùng đủ loại thuốc, kể cả chiếu tia nhưng cũng chỉ làm cho khối u chậm phát triển. Bà dành thời gian cuối đời đi du lịch, nghỉ ngơi. Một hôm bà đến Nhật và gặp một vị thiền sư. Vi thiền sư ít nói chỉ hỏi bà đến đây làm gì.

-Tôi đến đây học Phật và thăm chùa. Bà trả lời

- Học Phật nhiều lắm, bà muốn học cái gì? Vị thiền sư hòi.

- Tôi muốn tỉm hiểu cái mà ngài đang làm tức là thiền.

- Bà muốn học thiền để làm gì? Đạo Phật chúng tôi học thiền để tâm trong sạch hầu được giải thoát thành Phật. Bà là người phương Tây học thiền để làm gì, chắc cái tâm của bà nó quay mòng mòng không yên phải không?

- Ngài nói đúng.

- Bà quay mòng mòng vì cái chuyện gì?

Tất nhiên bà trả lời quay mòng mòng do căn bệnh ung thư.

Vị thiền sư nói nó có cái gút, phải biết mở cái gút ấy ra.

Bà hỏi mở ra bằng cách nào.

Vị thiền sư mới nói: Tất cả chỉ là khái niệm. Bệnh hoạn, khỏe mạnh … chỉ là khái niệm. Khái niệm càng cột nhiều gút chừng nào thành ra cái tư duy.

- Vậy mở gút cách nào? Bà hỏi

Vị thiền sư hỏi trong gia đình của bà có người nào mắc bệnh như bà hay không. Bà trả lời chỉ có một mình bà bị bệnh này. Vị thiền sư cho rằng có 1 ADN ưu thế di truyền bệnh rơi vào trong bà. Bà hỏi nếu nó ở vai trò ưu thế thì làm sao gỡ được. Vị thiền sư nói ưu thế hay không ưu thế cũng chỉ là khái niệm. Do đó lấy khái niệm trừ khái niệm. Vị thiền sư hỏi tiếp: Trong dòng họ của bà có người nào sống hơn 80 tuồi không? Sau khi điện thoại khắp nơi bà trả lời có ông ngoại sống gần 100 tuổi.

Vị thiền sư nói: Vậy gène 100 tuổi cũng có trong bà. Bà hãy niệm tưởng đến ông ấy. Bà hãy yêu cầu họ hàng gởi cho bà tấm hình của ông ngoại và mỗi ngày cứ nhìn tấm ảnh và cứ nghĩ về ông ấy. Bà bác sĩ hoài nghi cho rằng vị thiền sư nói chuyện hoang đường, tưởng tượng nhưng bà vẫn thực hiện vì có mất gì đâu. Dần dần bà có cảm giác sẽ sống lâu như ông ngoại nhưng chưa có gì chứng minh. Sau khi đi du lịch một vòng, bà quay về Anh quốc xét nghiệm lại và thấy khối u nhỏ lại. Đây là một biểu hiện của cộng nghiệp.

GS còn trả lời nhiều thắc mắc của các Phật từ như : Sự hình thành con người nói riêng, chúng sanh nói chung theo quan điểm Phật giáo ; Làm cách nào để hướng dẫn Phật tử tu đúng chánh pháp ; Những thắc mắc về di truyền và cộng nghiệp; …

Dưới đây là vài hình ảnh về buổi nói chuyện.

 

Lắng nghe GS Nguyễn Điều giải đáp các thắc mắc

Phật tử gởi đến GS những thắc mắc thường gặp

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 11
    • Số lượt truy cập : 7003710