Tin tức

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG (tt)

CAO THĂNG BÌNH

Niềm vui nhục dục

 

"Chúng đưa ta lên đỉnh cao hạnh phúc, rồi dìm ta xuống tận cùng khổ đau....”

Phần lớn ngưòi ta chạy theo cái đẹp cốt để thỏa mãn con mắt của mình. Có người bị dẫn dụ bởi âm thanh (lời ngon ngọt), có người cả đời bị khổ vì mùi hương, có người chịu nhịn nhục vì miếng ăn, có người khao khát xúc chạm, có người luôn bị ám ảnh bởi tạp niệm vọng tưởng.

Các niềm vui này dựa trên sự thỏa mãn sáu giác quan nên còn gọi là lục dục. Chúng sai khiến ta và ta chạy theo để thỏa mãn chúng. Chúng đưa ta lên đỉnh cao hạnh phúc, rồi dìm ta xuống tận cùng khổ đau. Ta ngoan ngoãn lệ thuộc vào chúng, Nếu không thỏa mãn được chúng, ta sẽ thấy vô cùng đau khổ.

Người tỉnh giấc luôn quay vào niềm vui bên trong của chính mình, tức sự an lạc của thân tâm. Nô lệ cảm xúc tức là đang xa rời Đạo, thấy sự an lạc (tĩnh lặng) tức là đã gần với Đạo hơn. Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh (mọi việc xảy ra đều vô thường, mọi vật đều không thật có bản ngã, Niết bàn là nơi vắng lặng).

 

Sức mạnh của dục lạc...

 

“Dục lạc trần thế giống như giọt mật nhỏ xíu nằm trên đầu lưỡi dao, ngọt thì ít mà nguy hiểm thì nhiều...”

Người thợ săn dùng miếng keo cột chặt vào tảng đá để bẫy con khỉ. Thấy miếng keo lạ, con khỉ tò mò đưa tay sờ thử. Khi tay nó chạm vào miếng keo liền bị dính chặt vào đó. Nó lấy tay còn lại để gỡ tay bị dính ra, tay đó lập tức cũng bị dính vào. Con khỉ bèn lấy chân và đầu để đẩy hai tay ra, nhưng lần lượt chân và đầu nó cũng bị dính vào miếng keo nốt. Con khỉ bất lực, ngoan ngoãn nằm im.

Dục lạc trên đời cũng thế. Khi ta tò mò đưa tay sờ thử, ta liền bị dính chặt vào đó. Ta càng cố vùng vẫy thì càng bị dính chặt vào. Cuối cùng, ta ngoan ngoãn nằm im trong sự trói chặt của chúng.

Dục lạc trần thế giống như giọt mật nhỏ xíu nằm trên đầu lưỡi dao, ngọt thì ít mà nguy hiểm thì nhiều.

Độc hại của lòng tham

 

“Xương cá rơi trắng khắp gốc cây. Cây sứ đau xót cho đàn cá, nó nghe hết, biết hết nhưng không thể nào nói được...”

 

Trời nóng, ao nông, đàn cá trong ao khổ sở vì ao tù chật hẹp.

Con cò thấy vậy bèn đến nói vói đàn cá: “Các cháu ơi, bác sẽ đưa các cháu sang hồ nước bên kia mát lắm, ở đó các cháu tha hồ bơi lội thỏa thích”. Đàn cá nghi ngờ: “Bác cò ơi, cháu chưa nghe ai nói cò thưong cá bao giờ?”. Cò thuyết phục: “Bác nói thật đấy! Nếu không tin bác sẽ đưa một bạn sang đó, sau đó nó về kể lại cho các cháu nghe”. Đàn cá nghe có lý, liền cử một con hy sinh đi trước. Cò gắp lấy nó, bay sang hồ nước bên cạnh cho nó bơi lội một lúc. Khi về nó kể lại cho các con khác nên tất cả đàn cá đều muốn đi.

Và thế là Cò lần lượt gắp từng con cá, nhưng lần này nó không bay sang hồ nước mà bay đến đậu trên cây sứ để ăn từng con một. Xương cá rơi trắng khắp gốc cây. Cứ thế đàn cá trong ao hết sạch, chỉ còn một con Cua. Con Cua khôn ngoan, nó nói: “Bác cò ơi, không phải là cháu không tin, nhưng bác phải cho cháu kẹp vào cổ bác”. Vì đói, Cò đành liều mạng. Khi Cua kẹp vào cổ Cò, Cò đau quá nên cố bay nhanh. Càng bay nhanh Cua lại càng kẹp chặt. Khi đến bên hồ nước, Cua vẫn siết mạnh cho đến khi Cò chết nó mới chịu buông ra.

Ngưòi đời vì lòng tham mà lừa lọc lẫn nhau cũng giống như Cò, Cua, và Cá. Cây sứ thấy hết, biết hết nhưng không thể cứu, không thể nói cho chúng hiểu được.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 22
    • Số lượt truy cập : 6059075