Tin tức

TQ11- Tám bước đi đến hạnh phúc (tt)

TÁM BƯỚC ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC (tt)

MINH BẢN

 

BƯỚC THỨ NĂM

TÌNH YÊU MONG MUỐN


Cố giúp một người nên đỡ đần

Đặt tràn hy vọng biết bao lần

Cố ý làm ta đầy thất vọng

Có thể được xem bậc thánh nhân.

Mục tiêu chính của bước thứ năm này là chỉ dẫn cho chúng ta làm thế nào để sinh ra ở nội tâm tình yêu mong muốn và làm tốt đẹp hơn tình yêu đó. Có ba loại tình yêu: Tình yêu thân thiết, tình yêu để thương yêu và lo nghĩ đến người khác và tình yêu mong muốn. Tình yêu thân thiết là một tình trạng tinh thần không pha trộn với hệ phược, và tham thiền một đối tượng như một người vui vẻ, dễ thương hay đẹp. Thí dụ như một bà mẹ nhìn những đứa con, bà ta cảm thấy một sự thân thiết to lớn dành cho chúng và bà ta nhận thấy chúng rất tốt đẹp dù cho chúng thể hiện bằng cách nào đi nữa dưới mắt những người khác. Bởi lý do tình yêu thân thiết, bà ta cảm thấy một cách tự nhiên là chúng nó quí giá và quan trọng. Tình cảm này là một tình thương yêu quí và lo nghĩ đến những người khác. Bởi tình yêu đó nên bà ta mong muốn một cách nghiêm trang hạnh phúc của chúng. Sự mong ước này là tình yêu mong muốn. Tình yêu này đến từ tình yêu thương và lo nghĩ đến những người khác mà chính tình yêu đó ngược lại đã đến từ tình yêu thân thiết. Chúng ta cần phải triển khai ba thứ tình yêu đối với tất cả chúng sinh không trừ một ai.

Làm thế nào triển khai tình yêu mong muốn?

Cách thức làm sinh nở và làm lớn mạnh bên trong chúng ta tình yêu thương và lo nghĩ đến những người khác đã được giảng giải. Bây giờ, chúng ta cần triển khai tình yêu mong muốn bằng cách nhìn ở những điểm mà các chúng sinh đã không tìm thấy được hạnh phúc thật sự, khi mà nội tâm chúng ta nhận thấy những điểm đó rất quí giá. Tất cả mọi người đều muốn sung sướng, nhưng trong luân hồi sinh tử không ai biết được hạnh phúc thật sự. Quan sát tất cả những đau khổ lâu dài của chúng sinh, chúng ta nhận thấy hạnh phúc của họ thật hiếm hoi và ngắn ngủi, chóng tàn tựa phù du và chỉ là một thứ hạnh phúc truyền nhiễm mà bản chất thật sự của nó là đau khổ. Đức Phật đánh giá trị được phẩm chất của cảm giác dễ chịu, tốt đẹp đến từ những thú vui tầm thường của chúng sinh và những đau khổ đổi thay bởi vì những thú vui này chỉ là một giảm thiểu của một thể hiện đau đớn. Trong những hình thức khác, chúng ta cảm thấy đó là thú vui bởi vì sự đau đớn trước đó của chúng ta được giải tỏa. Thí dụ, sự vui thú của ăn uống, sự thật chỉ là một sự giảm thiểu tạm thời sự đói khát của chúng ta và sự giữ liên hệ bình thường phần lớn chỉ là một sự giảm thiểu sự cô đơn ngấm ngầm của chúng ta.

Trong bốn trăm tiết của kinh Phật, nhà sư Aryadéva nói rằng: Kinh nghiệm cho thấy sự đau khổ sẽ không bao giờ thay đổi bởi cùng nguyên nhân. Nhưng chúng ta có thể thấy thực nghiệm hạnh phúc sẽ thay đổi bởi cùng nguyên nhân. Điều đó có nghĩa rằng, thí dụ, sự đau khổ kích thích bởi lửa nhưng nó không chuyển hóa thành hạnh phúc bởi lửa. Khi được ăn uống, chúng ta có thể thấy một cách đơn giản rằng đó là hạnh phúc, nhưng cũng có thể sẽ biến đổi thành khổ đau trong khi ăn. Làm thế nào hiểu được điều đó? Nếu chúng ta gia tăng nguyên nhân hạnh phúc bình thường, hạnh phúc của chúng ta sẽ tự biến đổi đều đặn thành đau khổ. Mỗi khi chúng ta ăn một bữa ăn như ý thích, mùi vị của nó thật ngon nhưng nếu chúng ta phải tiếp tục ăn, từ bữa này đến bữa khác thì sự vui thích của chúng ta sẽ tự biến đổi một cách nhanh chóng thành sự không thoải mái, thành mất mùi vị ngon và cuối cùng thành sự đau đớn. Tuy nhiên, sự đảo ngược không xảy ra với những thực nghiệm đau đớn. Thí dụ, tự gõ đều vào những ngón tay với một cái búa không bao giờ có thể trở nên dễ chịu bởi vì hành động này là một nguyên nhân thật sự của đau khổ. Một nguyên nhân thật sự của đau khổ không bao giờ có thể cho sinh nở ra hạnh phúc và cũng như thế, một nguyên nhân thật sự của hạnh phúc không bao giờ cho sinh nở ra sự đau đớn. Bởi vì những cảm giác dễ chịu là kết quả của những vui thú thường tình tự biến đổi thành đau đớn, chúng không thể nào là một hạnh phúc thật sự. Chúng ta mê mải bằng cách kéo dài trên thức ăn, thể thao, tình dục hay tất cả những vui thú tầm thường khác dẫn đến một cách không thay đổi sự đau khổ. Chúng ta không bao giờ tìm đến được hạnh phúc trong những thú vui tầm thường dù bất cứ sự cố gắng nào của chúng ta. Như đã được chú ý ở lần trước, mải mê trong những thú vui tầm thường luân hồi sinh tử giống như là uống nước mặn không ngăn được sự khát mà càng uống chúng ta càng khát. Trong luân hồi sinh tử chúng ta không bao giờ đạt đến điểm mà chúng ta có thể nói: "Bây giờ tôi hoàn toàn hài lòng, tôi không cần gì khác cả".

Những vui thú tầm thường không những chỉ không phải là một hạnh phúc thật sự mà còn không lâu dài nữa. Những người hy sinh cả đời để chiếm hữu cho được tài vật sở hữu, địa vị cao trong xã hội, xây một ngôi nhà, tạo dựng một gia đình, bao quanh một nhóm bạn bè, nhưng đến khi chết thì mất tất cả. Tất cả công trình bỗng chốc biến mất sạch và sẽ đi vào đời sống kế tiếp một mình với hai bàn tay trắng. Họ mong muốn một cách nhiệt tình có được những tình bạn bè thắm thiết sâu đậm và lâu dài với những người khác, nhưng đó là những thứ không thể có được trong luân hồi sinh tử. Những người thương yêu gần gũi nhất sẽ chấm dứt bởi sự tan nát, xa cách và khi họ gặp nhau trở lại trong đời sống tương lai họ sẽ không tự nhận ra được nhau. Chúng ta có thể có cảm tưởng rằng những ai có những liên hệ tốt đẹp và có thể thực hiện những tham vọng của họ thì sung sướng thật sự, nhưng sự thật hạnh phúc của họ cũng mỏng manh như bọt nước. Sự vô thường không tránh cho gì cả và cho ai cả, trong luân hồi sinh tử tất cả những giấc mơ của chúng ta cuối cùng sẽ bể tan nát.

Trong Luật tạng kinh Phật nói rằng:

Dồn lại cuối cùng tan rã

Lên cao cuối cùng rớt xuống

Gặp gỡ cuối cùng chia ly

Sinh ra cuối cùng chết chóc.

Sự đau khổ là bản chất tự nhiên của luân hồi sinh tử. Vì thế bao nhiêu chúng sinh được sinh ra trong cõi luân hồi đều không bao giờ biết được hạnh phúc thật sự. Đức Phật đã so sánh cuộc đời trong cõi luân hồi như là ngồi ở đầu mũi kim nhọn, dù có cố gắng thế nào đi nữa để làm dừng trở lại vị trí của mình thì con người cũng sẽ luôn luôn đau đớn và dù có cố gắng thế nào để làm tốt hơn vị trí của mình trong cõi luân hồi thì vẫn luôn luôn bị kích thích và sẽ cho sinh ra sự đau đớn. Chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự bằng cách duy nhất là giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử. Trong khi tham thiền, nhìn kỹ điều đó chúng ta liền triển khai một mong muốn đứng đắn nghiêm túc và sâu thẳm rằng tất cả chúng sinh biết được một hạnh phúc thanh khiết chỉ khi nào đạt được sự giải thoát.

Chúng ta bắt đầu thiền định bằng cách tập trung vào gia đình và bạn bè, chúng ta nhìn thấy biết bao người sẽ ở lại trong luân hồi sinh tử, họ sẽ không bao giờ biết được hạnh phúc thật sự và ngay cả hạnh phúc giới hạn mà họ đang đùa chơi vui sướng sắp bị lấy mất. Rồi chúng ta nới rộng tình cảm của tình yêu mong muốn để bao gồm ở đó tất cả chúng sinh, hiểu và tin tưởng rằng hạnh phúc và giải thoát cho mỗi chúng sinh đều quan trọng hơn cho chính mình, lúc đó chúng ta nghĩ rằng: “Thật là huy hoàng, tất cả chúng sinh đạt đến được hạnh phúc tinh khiết và giác ngộ vĩnh cửu! Họ có thể nào đạt đến được hạnh phúc này không? Chính ta sẽ thực hành công trình trong mục đích này”.

Chúng ta lưu lại ở đó thật lâu có thể làm được, ở trung tâm một điểm duy nhất trên tinh thần quí giá của tình yêu mong muốn này dành cho tất cả chúng sinh. Chúng ta lập lại sự thiền định này hơn nữa và hơn nữa cho đến khi sự mong muốn đột khởi rằng mỗi chúng sinh biết được hạnh phúc của sự giác ngộ. Sự mong muốn tức thời này là sự thực hiện thật sự của tình yêu mong muốn.

Chúng ta pha trộn tinh thần với tình cảm của tình yêu mong muốn này thật lâu dài nếu có thể được. Ngoài những buổi thiền định, mỗi khi chúng ta thấy hay nghĩ đến một chúng sinh, con người hay con vật, chúng ta cầu nguyện tâm linh rằng: “Có thể nào họ được tiếp tục sung sướng, đạt đến được hạnh phúc của giác ngộ”. Trong khi nghĩ thường xuyên như thế, chúng ta có thể giữ được tình yêu mong muốn suốt ngày đêm ngay cả trong giấc ngủ của chúng ta.

Sự thiền định trên tình yêu rất mạnh mẽ. Tình yêu mong muốn cũng được gọi là tình yêu không thông ước, bởi vì chúng ta sẽ nhận được những lợi ích vô ước, vô lượng trong đời này và vô số đời trong tương lai, bằng một cách đơn giản thiền định trên tình yêu mong muốn, ngay cả sự tập trung thiền định của chúng ta không được mạnh mẽ. Người uyên bác nổi tiếng Nagardjouna dựa trên những chỉ dạy của đức Phật đếm tám lợi ích của tình yêu thân thiết và tình yêu mong muốn: 1. Trong khi thiền định trên tình yêu thân thiết và tình yêu .mong muốn chỉ trong một lúc chúng ta thâu thập và dồn lại xứng đáng hơn là cho ăn ba lần mỗi ngày đối với những người đói khát trong thế giới này. Khi nuôi ăn những người bị đói khát, chúng ta không cho họ một hạnh phúc thật sự. Thực ra, hạnh phúc đến từ sự ăn uống không phải là một hạnh phúc thật sự, nhưng đúng hơn là sự giảm bớt tạm thời của sự đói khổ. Ngược lại, sự thiền định trên tình yêu thương thân thiết và trên tình yêu mong muốn đưa chúng ta và chúng sinh đến hạnh phúc thật sự và vĩnh cửu của giác ngộ. Tám lợi ích khác đối với tương lai: 2.Chúng ta sẽ nhận được nhiều tình yêu thương và lòng tử tế của con người và những loại không thuộc loài người. 3. Chúng ta sẽ được bảo vệ bằng những cách khác nhau bởi những người hay không thuộc loài người. 4. Tinh thần của chúng ta luôn vui sướng. 5. Thể chất chúng ta luôn vững vàng. 6. Chúng ta sẽ không bị thương bởi súng đạn, bởi độc dược và những trường hợp tai hại. 7. Chúng ta sẽ có tất cả những điều kiện cần thiết không cần phải cố gắng. 8. Chúng ta sẽ tái sinh ở một thiên đàng tối thượng, đất nước của Phật.

Đã tham thiền và biết rõ những lợi ích này, chúng ta  phải làm những cố gắng để thiền định trên tình yêu mong muốn nhiều lần mỗi ngày.

Tình yêu là một bảo vệ lớn, mạnh mẽ che chở sự giận dữ, ghen ghét và đau khổ gây ra bởi tinh thần. Lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni thiền định dưới cây bồ đề, ngài đã bị tấn công bởi tất cả những quỉ quái đáng kinh sợ của thế giới này, nhưng tình yêu của ngài đã chuyển hóa vũ khí của chúng thành một trận mưa hoa. Tình yêu của chúng ta cuối cùng sẽ trở thành tình yêu bao la của một đức Phật có thật sự quyền năng chuẩn nhận hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

Phần lớn những mối liên hệ giữa con người thường được dựa trên một sự pha trộn tình yêu và hệ phược. Đó không phải là một tình yêu thanh khiết bởi vì trên căn bản tìm thấy sự ước muốn hạnh phúc riêng tư chính mình, chúng ta đánh giá tốt những người khác bởi vì họ làm cho chúng ta có một cảm giác tốt đẹp. Tình yêu thanh khiết không pha lẫn với hệ phược mà chỉ chú trọng đến hạnh phúc những người khác. Nó không bao giờ sinh ra những vấn đề mà nó chỉ là nguồn suối của sự thanh bình và hạnh phúc cho chúng ta và cho những người khác. Chúng ta cần phải dẹp bỏ hệ phược trong tinh thần, nhưng điều đó không có nghĩa rằng từ chối những liên hệ của chúng ta. Chúng ta hơn hết cần tập biết phân biệt giữa hệ phược và tình yêu thương, cố gắng một cách từ từ tiến đến sự phế bỏ tất cả dấu vết hệ phược trong những liên hệ của chúng ta với những người khác và làm tốt đẹp hơn tình yêu thương của chúng ta đến khi trở thành thanh khiết.

Chuyển hóa những điều kiện trái ngược

Khi mọi sự việc tiến hành tốt, những người khác tử tế và chúng ta đối xử với sự tôn trọng thì không khó khăn gì khi chúc tụng cho họ được sung sướng. Tuy nhiên, nếu tình thương của chúng ta
giảm sút đối với họ, ngay khi họ gây ra những vấn đề hay họ không còn đánh giá trị tốt chúng ta nữa thì điều đó chỉ rõ cho thấy tình yêu thương của chúng ta không thanh khiết. Tình cảm tốt đẹp của chúng ta đối với những người khác một khi bị tùy thuộc vào sự kiện họ đối xử tốt với chúng ta thì tình yêu thương đó sẽ yếu ớt và không còn ổn định và hơn nữa không có khả năng để chuyển hóa thành tình yêu bao la. Không thể tránh khỏi rằng một số người nhiều khi đôi xử không tử tế và bằng phương cách tiêu cực đối với sự tử tế của chúng ta. Như thế, điểm chính yếu là tìm thấy phương tiện chuyển hóa sự thực nghiệm này bằng con đường tâm linh.

Khi một người mà chúng ta đã giúp đỡ, nhưng đáp lại sự tử tế của chúng ta bằng cách làm cho chúng ta đau khổ, chúng ta thường tức giận, nhưng chúng ta hãy cố gắng nhìn người đó như một người chỉ dạy tâm linh và làm sanh ra bên trong chúng ta một tình cảm biết ơn đối với người đó. Lợi ích của đoạn kinh này nhấn mạnh một cách rõ ràng những người mà chúng ta đã giúp đỡ với hy vọng sẽ mang lại những kết quả tích cực cho họ và cho những người khác, và đồng thời cho tất cả những người làm tổn hại chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng những lý do khác nhau để triển khai sự biết ơn đặc biệt này. Chúng ta có thể nghĩ rằng: "Những người này làm tôi đau đớn chỉ vì tôi đã tạo ra nguyên nhân để họ phản ứng như thế, bởi vì những hành động tiêu cực của tôi trong những kiếp trước. Những người này chỉ dạy cho tôi luật của định nghiệp. Trong khi làm tôi nhầm lẫn và trả lại sự giúp đỡ của tôi bằng cách làm tôi đau đớn là họ nhắc cho tôi rằng trong quá khứ tôi đã lừa dối những người khác và tôi đã làm cho họ đau đớn. Họ phản bội tôi chỉ vì tôi đã phản bội họ trong những cuộc đời ở quá khứ. Họ khuyến khích tôi thanh lọc định nghiệp tiêu cực của tôi và từ bỏ trong tương lai phạm vào những hành động xấu xa. Thật là sự tử tế lớn lao! Chắc chắn những người này là người hướng dẫn tâm linh của tôi và là hóa thân của đức Phật A Di Đà".

Trong khi tham thiền, suy ngẫm phương cách này, chúng ta biến chuyển một tình trạng thường làm sinh ra sự giận dữ hay sự động lòng trên chính mình bằng một bài học mạnh mẽ về sự cần thiết thanh lọc và về kỷ luật tinh thần.

Đồng thời, chúng ta có thể nghĩ rằng:

"Tình trạng này cho tôi thấy trong luân hồi sinh tử không có sự chắc chắn. Tất cả đều thay đổi, những bạn bè trở thành những kẻ thù và ngược lại. Tại sao có chuyện đó? Bởi vì trong luân hồi sinh tử, tất cả mọi người đều chịu dưới sự kiểm soát của những đảo lộn tinh thần và không ai có sự tự do. Tình trạng này khuyến khích tôi từ bỏ sự tái sinh trong luân hồi sinh tử, như thế, thay vì giận dữ, không còn khích lệ, tôi làm sinh ra trong tôi một tinh thần vui sướng của sự từ bỏ tái sinh trong luân hồi, một ước muốn nghiêm túc đạt được sự thanh bình vĩnh viễn nội tâm và sự giải thoát. Cuối cùng tôi cầu xin có thể được giải thoát khỏi chốn luân hồi và xin cho chúng sinh có thể đạt đến được cùng tình trạng đó".

Tiếp theo sự phán đoán này, chúng ta xem người đối xử với chúng ta một cách thô bạo như một nhà chỉ dạy tâm linh khuyến khích chúng ta rời khỏi chốn luân hồi sinh tử và biết được một hạnh phúc thanh khiết. Phương cách này đủ khả năng xem xét đến sự khó khăn của chúng ta và chuyển hóa sự khó khăn đó thành một sự có thể tiến bộ trên con đường tâm linh. Và những người này đã chỉ dạy cho chúng ta một bài học sâu xa trên bản chất của luân hồi sinh tử và có một hiệu quả rất lợi ích trên tinh thần của chúng ta, và lòng tử tế của những người đó là tối thượng.

Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng: "Người này đã làm cho tôi đau đớn, làm tôi bị khó chịu và bị xáo trộn, nhưng thật sự là để thực hành luyện tập sự kiên nhẫn, bởi vì không thể nào tiến bộ trên con đường tâm linh mà không triển khai một sự kiên nhẫn mạnh mẽ, người này đã cho tôi một sự giúp đỡ to lớn".

Sự kiên nhẫn là một trạng thái tinh thần được kích thích bởi một chú tâm đạo đức chấp nhận một cách nghiêm túc trạng thái tinh thần sung sướng đối với những khó khăn và những vấn đề gây bởi những người khác. Một người không theo đuổi sự kiên nhẫn thì không có một chút vững vàng nào trong tinh thần và thường bị khích động khi gặp một chút trở ngại hay bị một chút chỉ trích. Ngược lại, khi chúng ta triển khai một sự kiên nhẫn thật sự thì tinh thần vững chắc hơn một ngọn núi và lặng lẽ hơn ở dưới sâu của một đại dương. Với tinh thần mạnh mẽ và lặng lẽ này thì không còn khó khăn trong việc làm hoàn hảo những thực hiện tâm linh, đó cũng chính là tình yêu thương bao la, lòng đại bi và bồ đề tâm.

Tham thiền, suy ngẫm một cách tích cực phương thức này, chúng ta có thể xem ngay cả những người làm đau đớn hay dối trá như là những người chỉ dẫn tâm linh. Điểm này rất quan trọng bởi vì điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể là người chỉ dẫn tâm linh của chúng ta. Dù là một người chỉ dẫn tâm linh hay một trở ngại đối với sự tiến bộ tâm linh cũng đều hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần của chúng ta. Đối với những người làm chúng ta đau khổ là những người tử tế nhất bởi vì họ tiêu hủy lòng tự mãn của chúng ta, xem cõi luân hồi sinh tử như một khu vườn vui thú. Một người hướng dẫn tâm linh như thế đã nhấn mạnh cam kết đối với chúng ta với nhiều sức mạnh hơn trong việc thực tập tâm linh. Cũng trong sự suy ngẫm đó, chúng ta có thể chuyển hóa sự đau đớn mà chúng ta phải nhận lấy trong con đường tâm linh và thay vì mất can đảm chúng ta có thể tập thương yêu đem vào trong tim ngay cả những người làm cho chúng ta đau khổ. Sự quan trọng đặc biệt này là có được một thái độ chuyển hóa đối với những người thân thích, bạn bè, gia đình chúng ta.

Chúng ta chờ đợi nhiều đối với bạn bè, hy vọng họ sẽ là một nguồn hạnh phúc thật sự, nhưng trong luân hồi sinh tử chúng ta không bao giờ tìm thấy những bạn bè như thế. Ngay cả nếu họ không cố ý làm chúng ta đau đớn, họ cũng không thể tránh khỏi gây ra những vấn đề lúc này hay lúc nọ. Chúng ta nghĩ rằng tìm kiếm lâu dài sẽ tìm thấy bạn bè lý tưởng hay bạn đồng hành toàn hảo không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng, nhưng trong luân hồi sinh tử không bao giờ có một bạn bè toàn hảo. Chúng ta hy vọng tìm thấy một liên hệ hòa hợp lâu dài và thỏa mãn, nhưng bằng cách này hay cách khác, điều đó không bao giờ làm được. Thật vô ích đổ trách nhiệm cho những người khác không có đủ khả năng mà chúng ta chờ đợi, đó là lỗi do sự tái sinh trong cõi luân hồi, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài những liên hệ không thỏa mãn. Không thể nào tìm thấy những bạn bè thanh khiết trong một thế giới không thanh khiết. Nếu chúng ta thật sự muốn sống trong những liên hệ thanh khiết và hòa hợp thì chúng ta tuyệt đối phải từ bỏ luân hồi sinh tử. Hậu quả là một khi những bạn bè thất vọng hay bỏ đi, chúng ta không được giận dữ chống lại họ mà ngược lại xem như họ là những người dạy dỗ, hướng dẫn tâm linh, muốn chỉ rõ cho chúng ta những khuyết điểm của luân hồi sinh tử.

(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 16
    • Số lượt truy cập : 6705716