Tin tức

TRÌNH BÀY THAM LUẬN VỀ TỔ KHÁNH HÒA

TRÌNH BÀY THAM LUẬN VỀ TỔ KHÁNH HÒA

 

Tin ảnh: THÍCH THIỆN HƯNG - BR-VT

Nguồn: phattuvietnam.net

 

Ngày 19/10/2017 sau nghi thức khai mạc Hội thảo Tổ Khánh Hòa, BTC và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu trình bày tham luận.  BTC đã chia ra 3 chủ đề tham luận tại 3 Hội trường khác nhau.

Chủ đề 1: Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, gồm có 26 bài, vì thời gian có hạn nên BTC chỉ chọn ra 8 bài tiêu biểu để trình bày trong hội thảo.

Chủ đề 2: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, gồm có 8 bài, BTC chọn ra 5 bài để trình bày.

Chủ đề 3: Truyền thống lịch sử, văn hóa và Phật giáo ở Bến Tre có 16 bài, BTC chọn ra 9 bài tiêu biểu để trình bày.

Trong các bài tham luận được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và chư Tôn đức trình bày, nội dung chuyên sâu vào cuộc đời hoằng hóa của Tổ Khánh Hòa. Đặc biệt, phong trào chấn hưng Phật giáo ở giai đoạn này mà Tổ Khánh Hòa là người khởi xướng. Trong đề dẫn hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo nhấn mạnh: “Phong trào chấn hưng Phật giáo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Sự xuất hiện và phát triển của phong trào này cùng với sự đổi mới nghiên cứu, lý giải kinh điển và giáo lý của Phật giáo; đổi mới nội dung, hình thức và quy mô đào tạo Tăng tài; đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của Giáo hội, … đã có ảnh hưởng lớn và để lại dấu ấn rõ nét trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam”.

Ngoài ra chủ đề: Truyền thống lịch sử, văn hóa và Phật giáo ở Bến Tre, các tác giả đã trình bày về con người Bến Tre, vùng đất Bến Tre, gắn liền với Phật giáo đồng hành cùng sự nghiệp của đất nước, sự gắn liền của Tổ Khánh Hòa trong lòng con người Bến Tre và nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh của của con người giàu tình nghĩa Đồng Khởi này.

Sau nhiều giờ trình bày tham luận, các vị chủ tọa đoàn đúc kết lại những tinh hoa trong tham luận, các vấn đề đã nêu ra và cảm niệm sâu sắc những ân tình mà các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, chư Tôn đức tăng ni đã dành cho BTC. Buổi lễ khép lại trong niềm xúc cảm và mang giá trị nhân văn của người hậu bối khi nhớ nghĩ đến chư vị Tổ sư đã dày công xây dựng Phật giáo nước nhà.

Xin giới thiệu một số hình ảnh trong ngày trình bày tham luận:

 

 

 

 

 

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 16
    • Số lượt truy cập : 7005977