Tin tức

VẤN ĐỀ CHỮ KHOA ĐẨU

VẤN ĐỀ CHỮ KHOA ĐẨU

蝌 蚪

                                           

THÍCH VIÊN NHƯ

Hình ảnh này được khắc trên đá ở Cảm Tang, đây là bằng chứng cho thấy rằng chữ Khoa đẩu - Nòng Nọc có thật chứ không phải chữ thần tiên; đồng thời đây cũng là hình ảnh con Diệc hay Dịch, nguồn gốc của Dịch học

 

Chữ Khoa đẩu, đó là vấn đề đã gây tranh cãi ở nước ta gần đây, người thì bảo có, kẻ bảo không, lại có người cho rằng đã tìm ra chữ Nòng nọc tức Khoa đẩu. Nói chung, là một dân tộc có một nền văn hóa lâu dài thì việc đặt ra nước ta đã từng có chữ viết, chữ đó là chữ Khoa đẩu hay Nòng nọc và đi tìm nguồn gốc của nó là điều bình thường và đáng khích lệ.

Trước hết người ta cứ vào chuyện hiến rùa như sau:

Sách “Thông chí” thì viết rõ hơn: “Đời Tào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay, vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa”…

Như vậy chuyện Việt Thường có chữ Khoa đẩu, về văn bản và truyền thuyết, xem như điều đó là không có gì phải nói nữa. Chỉ duy nhất là có chữ Khoa đẩu thật không, hay chỉ là truyền thuyết do ai đó ở Trung Hoa dựng nên. Để làm rõ điều này trước tiên sách vở phương Bắc nói gì.

Sách Trung Hoa viết như sau:

蝌蚪

蝌蚪文也叫“蝌蚪书”、“蝌蚪篆”,是在于笔画起止,皆以尖锋来书写,其特色也是头粗尾细,名称是汉代以后才出现的,在唐代以后便少见到. (http://baike.baidu.com/view/379000.htm)

Khoa Đẩu.

Khoa đẩu văn vậy, gọi là “Khoa đẩu Thư”, “khoa đẩu triện”, là bắt nguồn từ bút vẽ, dùng đầu nhọn để viết chữ (sách). Cái đặc sắc chính là đầu to đuôi nhỏ. Tên này xuất hiện vào đời Hán và về sau (203 SCN). Tới đời Đường dần mất hẳn.

Như vậy, chữ Khoa đẩu không phải là truyền thuyết mà là một loại chữ có thật, đã từng có mặt ở mảnh đất Trong Nguồn. Qua giải thích trên ta thấy rõ ràng đây là mô tả cách viết chữ Vuông - Hán “Đầu to đuôi nhỏ (Mác, phiệt)” chính là nét chủ đạo trong chữ Vuông. Đồng thời qua đây ta biết rằng chữ Khoa đẩu đã là một loại chữ đã hoàn thiện. Bởi vì nếu không như vậy thì làm sao có “Khoa đẩu thư – Khoa đẩu triện”. Ở đây, ta có: Viết bằng bút nhọn – nét chữ “Đầu to đuôi nhỏ” có Thư, có Triện. Như thế có nghĩa là loại chữ “Khoa đẩu” đã được sử dụng khá rộng rãi lúc ấy rồi, vì vậy người ta mới mô tả chi tiết như vậy. Tất nhiên, với các yếu tố cụ thể như thế thì loại chữ ấy không phải là chữ thần tiên và nhất định nó giống hay gần giống với chữ Vuông – Hán.

Vậy bây giờ loại chữ ấy ra sao? Có thật nó đã biến mất?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta hãy tìm hiểu xem người Trung Hoa lấy khái niệm “Khoa đẩu” ấy từ đâu? Cách ghi lại khái niệm ấy bằng con chữ biểu ý như thế nào?

1 – Phân tích hai chữ 蝌蚪 ta thấy:

- Chữ Khoa gồm: Trùng 虫+ Khoa 科1. Khoa, bộ môn. 2. Xử tội, kết án. 3. Khoa cử, khoa thi. 4. Để đầu trần. 5. Phần trong một vở tuồng.

- Chữ Đẩu gồm: Trùng 虫+ Đẩu 斗. Bé nhỏ.

Cả hai chữ này đều là chữ hình thanh, thuộc bộ Trùng. Như thế có nghĩa là chữ Khoa 科 và Đẩu 斗 đã có trước và có nghĩa riêng. Nếu căn cứ vào giải thích trên “Đầu to đuôi nhỏ” thì chữ Khoa 科 này không đáp ứng được nghĩa “To, lớn”, vì nó không có nghĩa này. Vậy tại sao người phương Bắc lại dùng chữ này?

2 – Với quan niệm cho rằng chữ Nho chính là chữ Nòng nọc, có nghĩa là nó được sáng tạo ra theo triết lý Âm Dương, mà triết lý Âm Dương người Việt xưa lấy Cóc làm đại diện, cụ thể là Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi tức Âm Dương. Nòng nọc là tượng trưng cho Âm Dương, nên chữ Nòng nọc là chữ Âm Dương. Như vậy, chữ Nòng nọc hay Khoa đẩu là con của Cóc lẽ nào Cóc không có chữ cho riêng mình. Tất nhiên là có, cụ thể là tức chữ Giác 覺 có nghĩa là hiểu biết, một chữ khác là 阜 chữ hiện nay đọc là Phụ. Cả hai chữ đều thể hiện Thái cực.

- Chữ Cóc – Giác. Trên Cửu = Cối = Âm, dưới Bối hay Bòi = Dương

- Chữ Cóc - Phụ. Trên Đồi hay Nhái = Âm, dưới Thập (Tung hoành) = Dương.

Trên Âm dưới Dương tức là Thái cực.

Như thế, ta thấy hai chữ Cóc nói trên được sáng tác theo tinh thần Dịch lý, cụ thể là Thái cực. Chữ mẹ đẽ chữ con, đó là Nòng nọc hay Khoa đẩu 夸斗. Vì giới hạn của bài viết, ở đây chỉ nêu chữ Cóc với cách thành lập con chữ mà thôi. Về nguồn gốc của nó xin bàn ở một bài khác.

A – Về ngữ âm của hai chữ Khoa Đẩu.

Như đã nêu trước, theo người Lạc Việt, Cóc là tượng trưng cho Thái cực nên các quái có thể bị ảnh hưởng bởi âm /C/ như: Càn – chấn – khảm – cấn – khôn, trong suy nghĩ như vậy tôi nghĩ rằng có thể trước đây chữ Khoa – Đẩu vốn đọc là Khoa Chẩu. Cụ thể ở đây ta có Kh – OA – Ch – ẨU. Oa là con Ếch, Chẩu là con Chẩu chàng, đồng loại với Cóc.

B – Về Dịch lý trong tự dạng 夸斗:

B1 - Chữ Khoa 夸. Trên chữ Đại = Lớn gồm : Chữ Nhất = dương + Chữ nhân = Trung gian. (Thiên – Nhân – Địa). Dưới chữ Khuy gồm: Chữ Nhị = hai = Âm + Khảo, có nghĩa là to, lớn. Trên Dương, dưới Âm là Vô cực thuộc Âm = NÒNG. Đặc biệt trong chữ này người Việt đã gởi vào đây một thông điệp rằng chữ này là của người Việt bằng cách ghi vào đây chữ Việt 亏 = Họ cũng làm điều này khi sáng tạo ra chữ Cóc 

B2 - Chữ Đẩu 斗. Trên là hai chấm = (Nhị nghi)= Âm, có nghĩa là bé nhỏ. Trên Âm, dưới chữ Thập = Thái cực = Dương. Trên Âm, dưới Dương = Thái cực.

C – So sánh hai chữ Khoa Đẩu hiện nay 蝌蚪 và 夸斗.

 - Với những gì phân tích trên nếu ta so sánh với hai chữ Khoa Đẩu 夸斗 và  蝌蚪 mà người Trung Hoa dùng thì rõ ràng hoặc:

  1- Người Trung Hoa biết rằng hai chữ 夸斗 này có nghĩa là Nòng Nọc nhưng vì nguồn gốc của nó mà phải viết khác đi chăng?

 2- Người Trung Hoa lúc đó không biết rằng hai chữ này夸斗 có nghĩa là Khoa Đẩu, nhưng chỉ nghe người ta nói rằng loại chữ mà họ chiếm được là chữ Khoa Đẩu, từ đó ghi lại thành 蝌蚪. Rõ ràng, chữ Vuông trong đó có hai chữ 夸斗 đã hình thành rất lâu trước khi người Hoa Hạ chiếm hữu nó từ người Việt nên mới có chuyện ký âm hai tiếng Khoa đẩu theo lối bộ trùng như trên.

Theo tôi, điều 2 là hợp lý vì nếu biết rằng hai chữ 夸斗 chỉ con Nòng Nọc thì họ chỉ cần thêm bộ Trùng vào thế là xong, mất dấu vết ban đầu. Sao họ không làm? Chứng tỏ rằng họ chưa từng biết rằng triết lý Âm Dương là một trong những tư tưởng căn bản làm nên hai con chữ này 夸斗. Điều này cho thấy rằng họ không phải là chủ nhân của loại chữ Vuông, loại chữ mà họ đang sử dụng và họ biết điều đó rất rõ nên họ đã tìm mọi cách để khái niệm này đi vào quên lãng. Tuy nhiên, với những gì được giải thích về chữ Khoa đẩu trong TVGT và những gì đã chứng minh trên cho thấy rằng chữ Khoa Đẩu chính là chữ Vuông hay ngày nay ta gọi là chữ Hán.

Chính vì 夸斗  Khoa đẩu liên quan đến vấn đề con chữ của người Việt nên trong câu chuyện Chử Đồng Tử mới đề cập đến cái khố. Cái khố này theo tôi được viết bằng chữ 袴 chứ không phải chữ 褲 như câu chuyện đã thể hiện. Đây là bằng chứng cho thấy sự tam sao thất bổn. Điều này xảy ra không phải chỉ với chữ này mà ngay trong tranh “Lão Oa giảng đọc” người ta đã nhầm lẫn giữa chữ Oa 蛙 là Cóc đực và Oa là  蜗 Cóc cái. Tất nhiên, điều ấy có thể thông cảm được. Bởi vì trải qua biết bao thăng trầm mà người xưa đã gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay thì với những chi tiết nhỏ như vậy làm sao có thể nhớ được.

Tóm lại, chữ Khoa đẩu không phải là chữ thần tiên, nó là một loại chữ có thật, nó được hình thành từ khái niệm Âm Dương, hai khái niệm này không chỉ thể hiện một cách trừu tượng mà còn được biểu thị bằng hình ảnh con Nòng nọc rõ ràng. Hình ảnh tại di chỉ khảo cổ ở Cảm Tang, Trung Quốc là một minh chứng. Chữ Nòng nọc ấy chẳng biến mất đi đâu cả, nó chỉ thay tên đổi họ mà thôi, nó chính là chữ Hán hiện nay. Câu chuyện chữ Khoa đẩu là chữ thần tiên chỉ là thủ thuật của kẻ cưõng đoạt nhằm che giấu nguồn gốc loại chữ vốn không phải của mình mà thôi. Chính vì vậy mà cho đến nay, ngoài khái niệm phương tự ra, họ không có một tài liệu nào phân tích cho thấy một cách cụ thể về cách sáng tạo CHỮ trong chữ HÁN theo triết lý Dịch học. Cũng chính vì vậy mà ngay cả hai chữ Khoa đẩu hiện nay họ đang sử dụng cũng không phải là hai chữ được sáng tác từ thời kỳ đầu của Dịch học (Không có bộ) mà do họ tự ghi lại thông qua những kẻ thuật lại nên các con chữ ấy chỉ là chữ hài thanh, một phương pháp sáng tạo chữ hình thành sau khi chữ tượng hình đã đạt đến số lượng bão hòa.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 75
    • Số lượt truy cập : 6345967