Tin tức

Ý NGHĨA LỄ VU LAN

Ý NGHĨA LỄ VU LAN

 

Tin ảnh: NHUẬN KIÊN

 

 

Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ

 

Tối ngày 21/8/2018, tại Giảng đường Chánh Trí Chùa Phật học Xá Lợi, ngày thứ tư của tuần lễ Pháp hội Vu Lan - PL 2562, Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, Tiến sĩ Phật học, UV Ban Hoằng pháp Trung ương, đã đến thuyết pháp về ý nghĩa Đại lễ Vu Lan. Đông đảo Phật tử, trong đó có các thành viên Hội người mù đã đến tham dự.

Với chất giọng trong sáng, truyền cảm Ni sư đã thuyết giảng, sơ lược như sau:

“Truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, tôn vinh việc báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những việc làm, thể hiện đức hạnh của con người. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc”.

“Trong Kinh Vu Lan Bồn, xuất phát từ một trong hai đệ tử hàng đầu của Đức Phật Thích ca Mâu Ni, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành, nhắc nhở Phật tử phải luôn ghi nhớ và làm việc hiếu nghĩa để khắc ghi, đền đáp tình cảm, lòng biết ơn của người con đối với cha mẹ”.

“Ngày Lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một Lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được Phật tử chúng ta lưu tâm, thực hiện”.

Ni sư đã nhấn mạnh “Qua Lễ Vu Lan, Đức phật đã kêu gọi ý thức mọi người về tinh thần đền ơn đáp nghĩa, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các chiến sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền cho đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người”.

Ni sư cũng đã khuyên “đối với bổn phận người con trong gia đình, những lời nói xuất phát từ trái tim trong những ngày này sẽ quan trọng hơn cả những lời nói thường ngày. Hãy đừng quên dành cho bậc sinh thành những lời yêu thương sâu sắc”.

“Trong ngày này, là Phật tử chúng ta có thể đi chùa để thắp hương và cầu xin cho cha mẹ của mình. Nếu như với những ai không may mắn khi cha mẹ đã qua đời thì hãy cầu xin Đức Phật gia hộ cha mẹ được siêu sanh tịnh độ. Điều quan trọng vẫn là việc thành tâm, thành ý trong những lời cầu mong này”.

“Sống tốt để cha mẹ vui lòng, cuộc sống này là do cha mẹ mẹ mang cho. Cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi nấng để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta cần phải sống tốt hơn nữa giúp ích cho đời và cho cha mẹ. Nuôi con bao vất vả thăng trầm nhưng cha mẹ vẫn mong cho con được hạnh phúc và an lành. Chính vì thế trong ngày này chúng hãy nên làm điều tốt lành”.

“Ngày này, chúng ta dành tặng cha mẹ những lời chúc, cần nói ra những lời ngọt ngào, như: “Con yêu mẹ”, “Con yêu cha”… Và là dịp nên nói những lời từ trái tim với cha mẹ của mình, để người có thể hiểu được tình cảm của chúng ta”.

“Ngoài ra, có thể tặng quà cho cha mẹ, một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa nhân ngày lễ Vu Lan là điều chúng ta nên làm. Dù đó là món quà rẻ tiền hay đắt tiền đi chăng nữa thì trong ngày này cha mẹ được nhận món quà từ đứa con thì cũng cảm thấy ấm lòng. Nếu không còn cha mẹ thì món quà ý nghĩa đó chính là việc bạn sống tốt trong ngày hôm nay”.

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Dưới đây là vài hình ảnh tại buổi thuyết pháp.

 

Cung thỉnh Ni sư lên pháp tòa

Lắng nghe giảng pháp

Cúng dường hoa cho Ni sư

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 43
    • Số lượt truy cập : 6966843