Thư viện hình ảnh

Chùa Huyền Không - Ngôi chùa được treo trên vách núi

CHÙA HUYỀN KHÔNG 
NGÔI CHÙA ĐƯỢC TREO TRÊN VÁCH NÚI

(Theo Thư viện Hoa Sen)

Chùa Treo còn gọi là Chùa Huyền Không, đây là ngôi chùa treo còn lại duy nhất ở Trung Quốc hiện nay sau khi chùa Treo ở Hàn Sơn bị hỏa hoạn.

hengshan-mapChùa Huyền Không, tọa lạc trên lưng chừng vách đá ở núi Hằng Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong những kiến trúc bằng gỗ tinh sảo, độc nhất vô nhị trên thế giới.
Được xây dựng cách đây hơn 1400 năm, ngôi chùa tọa lạc trên một vách đá dựng đứng, kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng.
Chùa Huyền Không được khởi công trong khoảng thời gian nhà Ngụy trị vì (386-585 sau Công nguyên) vào thế kỷ thứ 6, tự hào với lịch sử hơn 1400 năm thi gan cùng tuế nguyệt. Một quần thể kiến trúc được xây dựng trên nền những hốc đá tự nhiên dọc theo đường viền của mỏm đá. Hơn 40 phòng gói gọn trong một diện tích 125,5 mét vuông và các căn phòng này được thông với nhau bằng các hành lang, cầu và lối đi có lót ván. Chúng được bố trí một cách khéo léo giúp ngôi chùa trụ vững ở tầm cao.

Bên trong là hơn 80 bức tượng; một số được đúc bằng đồng thiếc, một số khác bằng sắt, một số bằng đất sét và số còn lại được tạc từ đá.
Hướng về phía Đông, quần thể kiến trúc nằm cheo leo cách mặt đất khoảng 50 mét. Nó đã từng cách mặt đất nhiều hơn thế nhưng trải qua hơn 1.400 năm phù sa đã bồi lấp, tôn cao bờ sông. Ngôi chùa đã được trùng tu suốt từ triều nhà Tần đến triều đại nhà Thanh và một số lần gần đây. Vào năm 1982, ngôi chùa đã được phong danh hiệu một trong bốn di tích văn hóa cần bảo vệ của Trung Quốc.
Có thể Huyền Không này là một kỳ quan kiến trúc. Một nguyên lý cơ học uyên thâm đã được áp dụng để xây dựng nên khung của ngôi đền: Những chiếc xà được chôn một nửa vào chân hốc đá để làm móng trong khi vách đá phía sau làm chỗ tựa vững chãi. Nhìn trong ảnh thiền viện treo giống như một cung điện lơ lửng trong không trung.
Những chuyên gia xây dựng từ các quốc gia như Anh, Đức và Ý đã tìm đến để học hỏi nghệ thuật xây dựng chùa. Họ cho rằng Chùa Huyền Không pha trộn cả cơ học, mỹ học và Phật giáo.
Lý do vì sao tiền nhân xây Chùa Huyền Không cũng khá thú vị. Địa điểm là lý do đầu tiên – xây đền trên mỏm đá có thể tránh được các trận lụt. Thêm vào đó, chỏm núi bảo vệ ngôi đền khỏi mưa và tuyết và các ngọn núi che chắn xung quanh nó cũng giúp giảm bớt hư hại gây ra bởi ánh nắng mặt trời lâu dài. Lý do thứ hai là những người xây đền làm theo một nguyên lý của đạo Lão: đề cao sự yên tĩnh, không có cả tiếng gà gáy và tiếng chó sủa; vì thế chỉ còn lại sự thanh bình nơi ngôi đền thiêng.

 chuahuyenkhong-01

chuahuyenkhong-05

Toàn cảnh Chùa Treo Huyền Không Tự 

chuahuyenkhong-04

chuahuyenkhong-08

Chùa được xây trên vách núi đá Hằng Sơn, Trung Quốc

chuahuyenkhong-06

chuahuyenkhong-03

Chùa được xây dựng cách đây hơn 1400 năm

chuahuyenkhong-02

Ngôi chùa này là duy nhất không chỉ nằm ở vị trí đặc biệt mà còn vì ngôi chùa bao gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, và các yếu tố Nho giáo Cách xây dựng Chùa Teo vẫn là một ẩn số của nhân loại Một lý thuyết cơ khí độc đáo đã được áp dụng để xây dựng ngôi chùa độc đáo này

chuahuyenkhong-05

Rất nhiều các chuyên gia xây dựng từ các quốc gia trong đó có Anh, Đức, và Ý, đã đến tìm hiểu và nhận định rằng ngôi chùa được xây dựng bởi sự tổng hợp bởi cơ học, thẩm mỹ, và Phật giáo

chuahuyenkhong-07

Chùa Treo có 40 gian phòng, trong đó có chứa khoảng 80 tác phẩm điêu khắc được làm bằng đồng, sắt, đất nung, đá.

chuahuyenkhong-09

Chùa Treo còn tồn tại phần lớn đã được xây dựng lại và duy trì trong thời nhà Minh (1368-1644) và Nhà Thanh (1644-1911).

Để bảo tồn công trình kỳ lạ này, ngôi chùa treo lơ lững trên vách đá này đãđược đóng cửa vào năm 2008, khách hành hương chỉ được chiêm ngưỡng từ xa mà thôi. Cũng giống Kim Tự Tháp bên Ai Cập, người xem không thể biết làm cách nào mà tiền nhân trước đây có thể tạo dựng được ngôi chùa này, leo lên viếng thăm đã khó khăn, huống hồ mang vật liệu xây dựng để tạo nên một công trình như thế này?

Tin sinh hoạt phật sự

Video bài giảng

Pháp âm

  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
  • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
Pháp âm khác >>

Thống kê truy cập

  • Online: 29
  • Số lượt truy cập : 6702403