Học

BỐ-TÁT TỤNG GIỚI LÀ GÌ?

BỐ-TÁT TỤNG GIỚI LÀ GÌ?

Bố-tát giúp Tăng đoàn sống trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm Giáo hội

1. Duyên khởi về sự Bố-tát.

Theo truyền thống Ấn Độ, vào thời đức Phật (cũng như trước đó), tu sĩ của các Tôn giáo thường tập hợp sinh hoạt hằng tháng vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29 và 30 để học tập kinh luật và sách tấn nhau tu học. Vua Tần-bà-sa-la trông thấy không khí sinh hoạt của họ có nhiều ý nghĩa nên suy nghĩ: “Nếu chúng Tỳ-kheo đệ tử của Phật cũng sinh hoạt như thế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các Phật tử tại gia.” Do đó, ông đích thân đến trình bày với Phật, và Phật chấp nhận ý kiến của ông. Thế rối, Phật tập hợp các Tỳ-kheo, quy định cứ mỗi tháng chúng Tỳ-kheo phải thực hành lễ Bố-tát hai lần vào ngày 15 và 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu.

Bố-tát là từ dịch âm không đầy đủ của tiếng phạn Uposatha, có nghĩa là “ngày trai”, ngày phụng sự, ngày kiêng cữ v. v…; nói cách khác, là thực hành sự “trưởng tịnh” hay “trưởng thiện”, nghĩa là nuôi lớn sự thanh tịnh hay nuôi lớn thiện pháp.

Ban đầu, khi Bố-tát chỉ đọc tụng giới bổn một cách tổng quát, nội dung ấy được tóm lược bằng bài kệ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Sau đó, mỗi lần Bố-tát, tụng lại đầy đủ các giới mà Phật đã chế. Các giới này dần dần được kết tập hồn chỉnh gồm 5 thiên và 7 tụ như hiện nay. Cụ thể, Tỳ-kheo Nam Tông gồm có 227 giới, Tỳ-kheo-ni Nam Tông gồm 311 giới. Tỳ-kheo Bắc Tông gồm có 250 giới và Tỳ-kheo-ni Bắc Tông gồm 348 giới.

2. Vấn đề sám hối trước khi Bố-tát.

Luật định việc sám hối được tiến hành trước định kỳ thuyết giới 1 ngày (tức ngày: 14, 29 hoặc 28 tháng thiếu). Tỳ-kheo nào phạm tội, phải sám hối cho thanh tịnh trước khi Bố-tát. Vì khi Bố-tát những Tỳ-kheo phạm tội mà chưa sám hối thì không được tụng giới, cũng không được nghe tụng giới. Người phạm tội phải hướng đến 1 người thanh tịnh nói rõ tội danh mình phạm mà xin sám hối. Trong một trú xứ, nếu tồn thể Tăng chúng đều phạm tội, thì phải thỉnh một Tỳ-kheo thanh tịnh ở một trú xứ khác đến tác pháp sám hối giúp. Nếu không thỉnh được, Tăng sai 2 hay 3 Tỳ-kheo sang một trú xứ khác có Tỳ-kheo thanh tịnh xin tác pháp sám hối. Sau khi sám hối các Tỳ-kheo ấy được xem là người thanh tịnh, sẽ trở về tác pháp sám hối cho các Tỳ-kheo khác. Trường hợp không thỉnh được, cũng không sai đi sám hối được, thì Tăng chúng tại trú xứ ấy phải tác pháp sám hối tập thể, sau đó mới Bố-tát.

3. Triển hạn thuyết giới.

Nếu vào những ngày thuyết giới định kỳ (tức 15 và 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu) mà gặp những sự bất trắc không thể thuyết giới được, thì Tăng có thể dời lại những ngày sau, từ ngày mồng 1 đến ngày 13, và 16 đến 28 hay 27 tháng thiếu (cách ngày thuyết giới kỳ sau 1 ngày). Thời gian này gọi là trung gian thuyết giới. Trong một trường hợp khác, Tăng chúng tại một trú xứ có định kỳ thuyết giới vào ngày 15, nhưng nếu hay tin có một nhóm Tỳ-kheo khách đang có sự bất hòamuốn đến đó Bố-tát, thì các Tỳ-kheo chủ có thể Bố-tát trước một ngày, tức ngày 14. Nếu chưa chuẩn bị kịp mà các Tỳ-kheo khách đã đến, thì Tăng thường trú nên dời ngày Bố-tát để tránh sự lục đục có thể xảy ra. Luật cho phép có thể dời ngày Bố-tát tối đa đến hai lần. Nếu đến hạn chót lần triển hạn thứ hai mà nhóm khách Tăng kia vẫn chưa chịu ra đi, thì Tăng thường trú cần áp dụng luật cưỡng bức nhóm khách Tăng ấy cùng hòahợp thuyết giới.

4. Những quy định liên quan đến Tỳ-kheo khách.

Tại một trú xứ, trong một ngày không được Bố-tát hai lần. Các Tỳ-kheo thường trú sau khi Bố-tát xong, nếu có việc cần rời khỏi trú xứ, phải làm dấu, hoặc dặn người ở lại tin cho khách Tăng biết là nơi đây đã Bố-tát rồi, để tránh trường hợp Tỳ-kheo khách đến đây Bố-tát một lần nữa.

Khi hai nhóm Tỳ-kheo dự định cùng Bố-tát tại một chỗ, Tỳ-kheo chủ định Bố-tát ngày 14, Tỳ-kheo khách muốn Bố-tát ngày 15, thì sẽ giải quyết theo phương thức: chủ đông, khách ít, thì khách tùy chủ; khách đông, chủ ít thì chủ tùy khách.

Trong trường hợp nhóm Tỳ-kheo khách vừa đến một trú xứ mà nhóm Tỳ-kheo chủ đã Bố-tát xong, thì các Tỳ-kheo khách phải bạch với Tỳ-kheo chủ rằng mình thanh tịnh, nếu nhóm khách ít hôn chủ. Trái lại, nếu nhóm khách Tăng đông hôn, hoặc bằng nhóm Tỳ-kheo chủ thì họ có quyền yêu cầu thuyết lại từ bài tựa giới kinh đến hết. Nhưng chỉ tụng giới chứ không tác pháp Yết-ma.

5. Thuyết giới cho Sa-di.

Sa-di tuy chưa phải là một thành viên chính thức của Tăng đồn, nhưng vì đã là người xuất gia nên các phận sự như thuyết giới, an cư, Tự tứ, Sa-di cần phải chấp hành nghiêm túc. Khi nghe hiệu kiền chùy hợp Tăng thuyết giới, các Sa-di cũng phải vân tập tại giới trường. Sau khi đảnh lễ chúng Tăng ba lạy, họ được vị Thượng tọa nhắc nhở, khích lệ, và hỏi kiểm tra 10 giới Sa-di. Khi hỏi, nếu ai vi phạm, phải thành tâm sám hối cho thanh tịnh.

Cuối cùng, Thượng tọa giáo giới: “Này các Sa-di, thân người khó được, giới pháp khó gặp, thời giờ qua mau, đạo nghiệp khó thành tựu. Các ngươi phải giữ gìn thân, khẩu, ý thanh tịnh, siêng học hỏi Kinh, Luật, Luận, cẩn thận chớ buông lung.” Dạy rồi bảo họ lui ra khỏi giới trường, đến trước điện Phật hoặc một nơi nào thuận tiện, cùng nhau đọc tụng giới kinh của Sa-di.

6. Người chưa thọ Cụ túc không được nghe tụng giới

Lúc các Tỳ-kheo Bố-tát thuyết giới những người chưa thọ giới Cụ túc (kể cả Sa-di) phải ra khỏi giới trường, không được phép tham dự. Vì bấy giờ là lúc tụng giới Tỳ-kheo tụng những điều chỉ liên quan đến các Tỳ-kheo, các chúng khác không có trách nhiệm phải gìn giữ. Do đó họ không được tham dự. Sự kiện này có liên quan đến một câu trong luật Sa-di là “Bất đắc đạo thính Đại Sa-môn thuyết giới” (không được nghe lén Đại Sa-môn thuyết giới). Việc cấm Sa-di nghe lén khi Tỳ-kheo thuyết giới là điều cần thiết và rất chính đáng. Nhưng điều đáng tiếc là xưa nay có một số ít người ngộ nhận, rồi suy diễn rằng luật cấm Sa-di (và các chúng khác) xem giới bổn của Tỳ-kheo. Thậm chí cònbảo rằng những người chưa thọ giới Cụ-túc nếu đọc hoặc tìm hiểu giới bổn của Tỳ-kheo thì sau này sẽ không được thọ giới Cụ túc. Đó là sự hiểu lầm rất trái với tinh thần của đạo trí tuệ, chân chính và công truyền. Mục đích giới luật của Phật chế là nhằm ngăn điều ác, phát triển thiện hạnh, dắt dẫn chúng sinh đến bến bờ giải thoát. Thế nên, bất cứ ai muốn tìm hiểu bất cứ loại giới luật nào, với mục đích hướng thượng, cầu giải thoát, thì không những không được ngăn cấm, mà cònphải khuyến khích và cổ vũ nữa là khác. Chính trong luật Sa-di đã nói rõ điểm này: “Nếu muốn biết rộng phải xem tồn bộ Luật tạng” (Nhược nhạo quảng lãm, tự đương duyệt Luật tạng toàn thư).

7. Trường hợp Ni chúng cầu thầy Giáo thọ.

Khi Phật còn tại thế, việc giáo huấn Tỳ-kheo-ni là trách nhiệm Phật giao cho các Tỳ-kheo. Và việc Ni chúng sai người sang Tỳ-kheo Tăng cầu thỉnh thầy giáo thọ cũng là một trong tám Kính pháp mà Phật chế cho các Tỳ-kheo-ni phải tuân hành.

Sắp đến ngày Bố-tát, Ni chúng nên tác pháp bạch nhị Yết-ma sai một Tỳ-kheo-ni, đồng thời sai riêng 1 hay 2 cô nữa, cùng sang chùa Tăng cầu thầy giáo thọ. Các cô có thể đến chùa Tăng nhờ thầy chấp sự thỉnh giúp hoặc thân hành đến cầu thỉnh vào giờ chúng Tăng Bố-tát. Tăng sẽ cứu xét, nếu trước đó đã có Tỳ-kheo thường sang giáo thọ Ni chúng, thì Tăng nên sai vị ấy đi. Hoặc là Ni chúng cầu thỉnh đích danh Tỳ-kheo nào, thì Tăng nên đề cử vị ấy, nếu đủ điều kiện. Nếu không thuộc trong hai trường hợp này, thầy Yết-ma phải hỏi trong Tăng chúng, xem ai có thể đảm trách công tác ấy, để cử đi. Người được Tăng đề cử giáo thọ Ni phải đủ 10 điều kiện: 1. Đủ 20 tuổi hạ; 2. Giới luật vẹn tồn; 3. Kiến thức rộng rãi; 4. Thông suốt hai bộ Luật (Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni); 5. Quyết đốn rành mạch các vấn đề liên quan đến giới luật; 6. Xuất thân từ một gia đình nề nếp; 7. Dung nghi đoan chính; 8. Thuyết pháp giỏi; 9. Có khả năng thuyết pháp khiến mọi người hoan hỷ; 10. Chưa từng phạm các giới quan trọng.

Sau khi hỏi, nếu trong Tăng chúng không ai có thể đảm trách việc ấy, thì Thượng tọa Yết-ma sẽ tóm tắt truyền dạy vị sứ giả Ni như sau: Trong Tăng đây không ai có thể sang trực tiếp giáo giới Ni chúng, nhưng Tăng có

 lời nhắc nhở Ni chúng là hãy siêng năng hành đạo, cùng nhau hòahợp, thanh tịnh, y theo giới luật mà hành trì. Cẩn thận chớ buông lung.

Ngày xưa việc giáo dục Tăng Ni chưa được tổ chức, nên mỗi kỳ Bố-tát, Ni chúng sai người sang đại Tăng thỉnh cầu giáo thọ là điều tất nhiên. Nhưng ngày nay công tác giáo dục Tăng Ni được tổ chức tương đối chặt chẽ, và Ni chúng thường xuyên học tập kinh luật; do đó việc Ni chúng cầu thầy giáo thọ không còncó tính chất thực tiễn, mà chỉ là một nghi thức truyền thống theo Luật định. Tuy nhiên, đây là một trong tám Kính pháp mà Phật đã chế định rất có ý nghĩa, thiết tưởng Ni chúng nên vâng hành thánh giáo, cố gắng duy trì truyền thống tốt đẹp này để chánh pháp càng ngày càng được xương minh.

8. Vấn đề gửi dục và thuyết tịnh.

Tinh thần cơ bản của Tăng là thanh tịnh và hòa hợp. Do đó, vào ngày Bố-tát, toàn thể Tăng chúng tại một trú xứ phải tập hợp đầy đủ để tránh tình trạng biệt chúng và phá Tăng. Nhưng nếu có Tỳ-kheo nào vì duyên sự đặc biệt như duyên sự bị bệnh hoặc đang chăm sóc người bệnh… không thể đến dự được, thì có quyền gửi dục và thuyết tịnh. Gửi dục nghĩa là gửi ý muốn của mình đến Tăng, tức là bày tỏ rằng mình sẽ chấp hành mọi quyết định của Tăng trong ngày Bố-tát. Thuyết tịnh là nhờ người trình lên Tăng rằng mình thanh tịnh, không phạm lỗi, có đủ tư cách pháp nhân là một thành viên của Tăng đồn. Hàng Thượng tọa có thể nhận dục, hoặc không nhận nếu mình không muốn. Nhưng các Tỳ-kheo khác không được quyền từ chối sự gửi dục của những Tỳ-kheo vắng mặt có lý do chính đáng. Một người có thể nhận dục từ một người cho đến nhiều người, không hạn chế số lượng. Sau khi nhận dục, người nhận dục nếu có duyên sự phải ra khỏi trú xứ, có thể chuyển sự gửi dục ấy cho một Tỳ-kheo khác.

Gửi dục khi Bố-tát thì nói: “Gửi dục và thanh tịnh”. Gửi dục khi Tự tứ thì nói: “Gửi dục tự tứ”. Gửi dục khi làm các Tăng sự khác thì nói: “ Gửi dục Yết-ma”.

9. Trường hợp Tỳ-kheo mắc bệnh cuồng si

Nếu có Tỳ-kheo nào mắc bệnh cuồng si, khi Tăng Bố-tát hoặc nhớ và đến dự, hoặc không nhớ và không đến dự, thì Tăng phải tác pháp Yết-ma xác nhận vị ấy mắc bệnh cuồng si. Khi Tăng đã tác Yết-ma công nhận bệnh cuồng si rồi, thì lúc Bồ-tát vị ấy đến dự hay không đến dự đều không phạm tội biệt chúng. Đến khi nào lành bệnh, Tăng sẽ tác pháp công nhận vị ấy hết bệnh cuồng si, để vị ấy trở lại sinh hoạt bình thường như các Tỳ-kheo khác.

10. Linh động thuyết giới khi gặp nạn duyên.

Trong trường hợp đến ngày Bố- tát mà gặp những sự bất trắc xảy ra, như bị 8 nạn: 1. Do vua chúa; 2. Do giặc cướp, 3. Do nước, 4. Do lửa; 5. Do bệnh; 6. Do người; 7. Do ma quỷ hay do ác thú; 8. Hoặc Tăng chúng có sự tranh chấp, hoặc đang gặp lúc công việc nhọc nhằn, nơi Bố-tát chật chội không đủ chỗ, bị mưa bão làm trở ngại... thì Phật cho phép thuyết giới tóm lược.

Sau đây là năm thể thức thuyết giới:

1. Thuyết giới đầy đủ từ đầu đến cuối.

2. Thuyết giới tóm lược từ bài tựa giới kinh đến 2 pháp Bất định rồi kết thúc.

3. Thuyết từ bài tựa đến pháp Tăng tàn rồi kết thúc.

4. Thuyết từ bài tựa đến pháp Ba-la-di rồi kết thúc.

5. Chỉ nói bài tựa giới kinh rồi kết thúc.

Ngồi ra, Luật Ma-ha-tăng-kỳ còncho phép, nếu nạn duyên đến quá gấp, lược thuyết cũng không đủ thì giờ, thì có thể nói: Bạch chư Đại đức, hôm nay là ngày rằm, Bố-tát, mỗi người nên giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh, cẩn thận chớ buông lung. Rồi tự ý giải tán.

Trích LUẬT HỌC TINH YẾU

Hòa thượng THÍCH PHƯỚC SƠN

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 18
    • Số lượt truy cập : 6508178