Học

Nhìn Phật giáo qua khoa học

LỜI ĐẦU SÁCH

Phật pháp là một học lý cao siêu, mầu nhiệm và thực tiễn, bao gồm hết các Pháp ở thế gian, không một bài học thuyết tư tưởng nào ngoài Phật pháp cả. Bởi thế, khi nhìn Phật pháp, nhà triết học bảo đạo Phật là triết học thuần tuý, nhà tôn giáo cho rằng một tôn giáo hoàn toàn, rồi gần đây khi khoa học bắt đầu nẩy nở, các Khoa học gia lại nói: Đạo Phật sao mà khoa học thế!

Tuy giáo pháp của Đức Phật bao la, song không ngoài mục đích đưa con người đến chỗ giải thoát cứu kính. Đức Phật dạy: “Cũng như nước trong đại dương chỉ có một chất mặn, giáo pháp của Ta cũng chỉ có một hương vị giải thoát”. Do đó, khi nghiên cứu và tu học Phật pháp, tất cả mọi người, thuộc đủ các giới, đều được thoả mãn nhu cầu tinh thần, rồi tuỳ theo khả năng , đứng trên lập trường chuyên môn của mình, đem giáo lý của Đức Phật truyền bá, giải thích và trình bày đúng theo chính pháp của Phật.

Tác giả cuốn sách nhỏ này là Ông Uông Trí Biểu, một nhà khoa học Trung Hoa, đã đứng trên lập trường khoa học để khách quan so sánh và trình bày mấy điểm tương đồng giữa Phật pháp với Khoa học. Cuốn sách này tuy chưa mấy đầy đủ, nhưng với lối diễn giải mới mẻ của tác giả, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khả dĩ giúp ích cho các nhà trí thức và Phật tử Việt Nam, muốn tìm hiểu về Phật pháp; nên chúng tôi đã cố gắng dịch ra tiếng Việt để hiến quý vị cùng nhận định về tư tưởng của những nhà khoa học nước ngoài đối với Phật giáo.

Nhan đề của cuốn sách la “Nhìn Phật giáo qua Khoa học”, tất nhiên nội dung sẽ nói nhiều về khoa học, mà khoa học thì ngoài phạm vi chuyên môn của chúng tôi, bởi thế, trong khi dịch, chắc chắn không thể tránh khỏi những điểm sơ suất, nếu có chỗ nào sai lầm, kính xin các bậc cao minh phủ chính.

Trân trọng

Saigon, mùa Thu, năm 1961

Dịch giả: THÍCH TUỆ ĐĂNG

 

TỰA

Phật Giáo thường bị coi như một Tôn giáo đầy mê tín, vì người ta chỉ căn cứ vào một mớ hình thức phức tạp bên ngoài để phán xét. Họ thấy những pho tượng Phật sơn son, thếp vàng và nghe tiếng chuông mõ, trống phách, thì cho đó là sùng bái ngẫu tượng; lại thấy cách sinh hoạt hoạt của Tăng, Ni trong các tự viện, thì cho họ là những ký sinh trùng của xã hội. Nhưng có biết đâu trong Phật giáo bất cứ  cái gì cũng căn cứ vào lý luận, mà lý luận đó lại vô cùng cao sâu, không phải chỉ nói qua là hiểu ngay, mà cần phải có một sức học tương đối, vững chắc, mới có thể thấu suốt được.

Những người cho Phật giáo là mê tín thì chính họ đã pham lỗi mê tín rồi, vì họ chưa từng tìm hiểu giáo lý của đạo Phật một cách triệt để, ngay đến những điều phổ thông, thường thức trong Phật giáo họ cũng không biết, chỉ thấy người ta nói, cũng nói theo, đó mới thật là kẻ mê tín, tin theo lời nói hồ đồ của người khác.

Ta có thể nói Phật giáo là một tôn giáo, nhưng cũng có thể nói Phật giáo không phải tôn giáo, điều đó cần nên định nghĩa hai chữ Tôn giáo như thế nào đã. Nếu theo nghĩa căn bản của chữ Religion (tôn giáo) là sùng bái Nhất thần hoặc Đa thần, thì Phật giáo hoàn toàn không phải là một tôn giáo, vì Phật giáo không chủ trương thần quyền. Còn nếu theo nghĩa rộng của hai chữ đó: Phàm cái gì có tôn chỉ có giáo lý như Khổng giáo, Lão giáo chẳng hạn  đều có thể gọi là tôn giáo, thì ta cũng có thể nói Phật giáo là một tôn giáo.

Từ sau khi khoa học tiến bộ, những tôn giáo sùng bái Nhất thần hoặc Đa thần đều bị khoa học công kích, duy có Phật giáo thì khác hẳn: Khoa học càng xương mình thì giáo lý Phật giáo càng rực rỡ, sáng tỏ. Mấy năm gần đây, Phật giáo tại các nước trên thế giới ngày càng hưng thịnh có thể so sánh với sự tiến triễn của  khoa học. Ngay ở nước ta (Trung Hoa) mấy năm gần đây, trong số tín đồ Phật giáo, ta thấy có rất nhiều các nhà bác học, khoa học và kỹ sư. Điều đó không có gì là lạ cả, vì lý luận của Phật pháp rất phù hợp với các khoa học thực nghiệm, cho nên những khám phá của khoa học càng tiến sâu bao nhiêu thì càng dễ thuyết minh những chân lý trong các kinh điển của Phật mà từ trước chưa ai giải thích được. Tất cả những cái mà người tầm thường cho Phật  giáo là mê tín thì ngày nay khoa học đã chứng minh cho lời dạy của Đức Phật đều y cứ trên những lý luận rất vững vàng. Quyển “NHÌN PHẬT GIÁO QUA KHOA HỌC”  này sẽ trình bày về những nhận xét ấy.

UÔNG TRÍ BIỂU

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 20
    • Số lượt truy cập : 6058146