Thông tin

ÁNH ĐUỐC QUẢNG ĐỨC

 

Hoà thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN

 

Ngày 20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễn hành của trên 800 vị Thượng Tọa, Đại đức Tăng, Ni để tranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốc tế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng Quảng Đức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc “ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dưới đây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lại cho đời.

“ Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa Thượng Trụ Trì chùa Quán Âm, Phú Nhuận (Gia Định).” Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngữa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điểm nhiên tọa thị để cho Phậf pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật chư Đại đức Tăng, Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

1. Mong ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn. 

2. Nhờ ơn Phật tổ gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt. 

3. Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác. 

4. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc. 

5. Trước khi nhắm mắt về cõi Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở”.

“Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức Tăng, Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh đễ bảo tồn Phật giáo.”

Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật.

Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mồng 8 tháng 4 nhuận năm Quí Mão.
Tỳ khưu Thích Quảng Đức kính bạch.”

Hòa Thượng Quảng Đức, pháp danh Thị Thủy, thế danh Lâm Văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) Trung Việt, xuấ gia lúc lên 7 tuổi, được nhị vị thân sinh chấp thuận cho đi theo hầu người cậu ruột là Hòa Thượng Thích Hoàng Thâm đem về chùa nuôi nấng dạy dỗ, và đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 15 tuổi, ngài được nghiệp sư ( Hòa thượng Hoàng Thâm) cho thụ Sa di và năm 20 tuổi thụ Tỳ khưu. Sau khi thụ đại giới, Ngài phát nguyện lên núi tĩnh tu 3 năm. Nổi tiếng là người gìn giữ giới luật nghiêm minh. Ngài đã từng giữ các chức vụ:

- Chứng minh đạo sư hội Phật giáo Ninh Hòa.


- Phó trị sự và trưởng ban nghi lễ giáo hội Tăng già Nam Việt.

Năm 1943, Ngài rời Khánh Hòa vào Nam, ròng rã 20 năm, đi khắp các vùng: Sài Gòn, Gia Định, Hà Tiên, Định Tường, Cao Miên.... hoằng truyền chánh pháp. Ngài đã xây cất và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa. Gặp lúc Phật giáo nước nhà bị chế độ tàn bạo, phi nhân nhà Ngô có dụng ý phá hủy nền đạo lý truyền thống của dân tộc, ngày 27/5/1963, Ngài viết thư thỉnh cầu Tổng Trị Sự Giáo hội Tăng Già Việt Nam xin tự đốt mình để bảo vệ đạo pháp. Mặc dầu không được giáo hội chấp thuận, nhưng ý nguyện quyết tâm thực hiện sự tự thiêu, nên khoảng đầu giờ ngọ sáng ngày 20 tháng 4 nhuận năm Quý Mão (11/6/1963) nhân cuộc diễn hành của gần một ngàn Tăng, Ni qua các ngã đường Phan Đình Phùng- Lê Văn Duyệt, Ngài xuống xe, tự tẫm dầu ướt đẫm ba tấm cà sa và ngồi kiết già giữa ngã tư đường, một tay kềt ấn cam lộ, tay kia tự châm lửa. Ngọn lửa bốc cao phủ kín châu thân. Mười lăm phút sau, nhục thể Ngài ngã lăn ra. Mọi người quỳ xuống. Cả hiện trường lúc ấy những tiếng khóc nức nở xen lẫn tiếng niệm Phật, tụng kinh. Bầu trời Sài Gòn đang nhộn nhịp.... bỗng nhiên mang bộ mặt thê lương ảm đạm, như báo trước một sự”bất thường” sẽ đến với nhà Ngô trong một tương lai không xa.

Và tiếng nói cuối cùng của Ngài nhắn với Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

Trước khi nhắm mắt về cõi Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở”.

“ Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức Tăng, Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh đễ bảo tồn Phật giáo.”

Ngọn lửa Quảng Đức đã thắp sáng thời đại chúng ta, một thời đại chiến tranh, hận thù đang bao trùm lên thân phận con người (mà) tâm tư thì chứa những âu lo, buồn chán, nghi kỵ, sợ sệt và mất niềm tin!

Cách 9 ngày sau ngày tự thiêu, 20/6/1963 nhục thể Hòa thượng Quảng Đức được rước từ chùa Xá Lợi đi theo đường Trần Quốc Toản về An Dưỡng Địa ở Phú Lâm để làm lễ hỏa thiêu. Chính quyền nhà Ngô sợ làn sóng người đưa tang nên đã hạn chế chỉ cho phép 200 Tăng, Ni tham dự và buộc phải đi bằng xe hơi. Suốt dọc hai bên lề đường dài hàng cây số, các Phật tử đứng đông nghẹt để chờ chiêm bái kim quan một vị cao Tăng đã tự thiêu thân thể để bảo vệ chánh pháp.

Ngọn lửa “thiêu” với sức nóng hàng ngàn độ đã không đốt cháy được trái tim kim cương bất hoại của vị Bồ tát “ vị pháp thiêu thân”. Ngọn lửa Quảng Đức không chỉ làm chấn động lương tâm nhân loại trên khắp thế giới mà còn đốt luôn một chế độ hà chính bất công, thối nát, sau 9 năm cai trị miền nam khiến người dân phải sống cuộc sống trong quằn quại đau thương, tủi nhục...

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 29
    • Số lượt truy cập : 6469823