Thông tin

BÀI THƠ LẠ

 

TUỆ QUÁN

 


 

Một hôm, bỗng tìm thấy một bài thơ lạ, ghi lại đây để mọi người cùng xem.

1- Bài thơ gốc, có nhan đề: Tâm Thiền

Ta thương thuở trẻ tuổi thành tâm

Thắm tỏ tâm thanh tịnh thậm thâm

Tha thiết Thầy truyền Tâm tỉnh thức

Thâm trầm Tổ thuyết Tánh từ tâm

tâm thức tỉnh thường tri tuệ

Thật Tánh thông thiền tỏ tự tâm

Ta thấy Trăng tâm trời tỏa thắm

Tọa thiền tịch tĩnh thấu Tông tâm

Đây đơn giản là một bài thơ Đường luật, thuộc loại thất ngôn bát cú, vần bằng. Bài thơ viết về Thiền, có điều lạ là các từ đều bắt đầu bằng chữ T, và 8 câu đều có từ Tâm.

Bài thơ có nhiều cách đọc hoặc ngâm thơ:

2- Đọc ngược:

Tâm Tông thấu tĩnh tịch thiền tọa

Thắm tỏa trời tâm Trăng thấy ta

Tâm tự tỏ thiền thông Tánh Thật

Tuệ tri thường thức tỉnh tâm tà

Tâm từ Tánh thuyết Tổ trầm thâm

Thức tỉnh Tâm truyền Thầy thiết tha

Thâm thậm tịnh thanh tâm tỏ thắm

Tâm thành tuổi trẻ thuở thương ta

3- Bỏ 2 từ đầu (thành thơ Ngũ ngôn bát cú):

Thuở trẻ tuổi thành tâm

Tâm thanh tịnh thậm thâm

Thầy truyền Tâm tỉnh thức

Tổ thuyết Tánh từ tâm

Thức tỉnh thường tri tuệ

Thông thiền tỏ tự tâm

Trăng Tâm trời tỏa thắm

Tịch tĩnh thấu Tông Tâm

4- Bỏ 2 từ cuối, đọc ngược:

Thấu tĩnh tịch thiền tọa

Trời Tâm trăng thấy ta

Tỏ thiền thông Tánh Thật

Thường tỉnh thức tâm tà

Tánh thuyết Tổ trầm thâm

Tâm truyền Thầy thiết tha

Tịnh thanh tâm tỏ thắm

Tuổi trẻ thuở thương ta

5- Bỏ 3 từ cuối (Thơ Tứ tuyệt):

Ta thương thuở trẻ

Tỏ thắm tâm thanh

Tha thiết Thầy truyền

Thâm trầm Tổ thuyết

Tà tâm thức tỉnh

Thật Tánh thông thiền

Ta thấy Trăng Tâm

Tọa thiền tịch tĩnh

6- Bỏ 3 từ đầu đọc ngược:

Tâm Tông thấu tĩnh

Thắm tỏa trời tâm

Tâm tự tỏ thiền

Tuệ tri thường tỉnh

Tâm từ Tánh thuyết

Thức tỉnh Tâm truyền

Thâm thậm tịnh thanh

Tâm thành tuổi trẻ

7- Bỏ 4 từ đầu (Thơ 3 chữ):

Thuở thành tâm

Tịnh thậm thâm

Tâm tỉnh thức

Tánh từ tâm

Thường tri tuệ

Tỏ tự tâm

Trời tỏa thắm

Thấu Tông Tâm

8- Bỏ 4 từ cuối đọc ngược:

Tịch thiền tọa

Trăng thích ta

Thông Tánh Thật

Thức tâm tà

Tổ trầm thâm

Thầy thiết tha

Tâm tỏ thắm

Thuở thương ta

9- Bỏ hai từ 3 và 4:

Ta thương tuổi thành tâm

Thắm tỏ tịnh thậm thâm

Tha thiết Tâm tỉnh thức

Thâm trầm Tánh từ tâm

Tà tâm thường tri tuệ

Thật Tánh tỏ tự tâm

Ta thấy trời tỏa thắm

Tọa thiền thấu Tông Tâm

10- Bỏ hai từ 4 và 5 đọc ngược:

Tâm Tông tịch thiền tọa

Thắm tỏa Trăng thấy ta

Tâm tự thông Tánh Thật

Tuệ tri thức tâm tà

Tâm từ Tổ trầm thâm

Thức tỉnh Thầy thiết tha

Thâm thậm tâm tỏ thắm

Tâm thành thuở thương ta

11- Bỏ năm từ 1, 2, 5, 6, 7 (Thơ hai từ):

Thuở trẻ

Tâm thanh

Thầy truyền

Tổ thuyết

Thức tỉnh

Thông thiền

Trăng tâm

Tịch tĩnh…

Bài thơ có lẽ còn nhiều cách đọc nữa, chẳng hạn ghép các câu khác nhau, chuyển từ trong các câu, hoặc chuyển thành thơ lục bát, hoặc mỗi câu chỉ giữ lại một từ,... Vẫn cho ra một cách đọc mới lạ. Phần này xin dành lại cho mọi người… Qua đây mới thấy ngôn ngữ tiếng Việt thật giàu đẹp, lạ lùng, độc đáo. Càng thêm yêu quý, trân trọng, gìn giữ tài sản tiếng Việt vô giá, càng tự hào về Đất Nước Và Con Người Việt Nam kỳ lạ!

Sài Gòn, tháng 4-2020

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 28
    • Số lượt truy cập : 6795226