Thông tin

BỆNH TRẦM CẢM VÀ TÁC DỤNG CỦA THIỀN TRỊ LIỆU

 

TỪ HẰNG

 


 

Định nghĩa về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh tâm lý có ảnh hưởng đến cảm xúc, tư tưởng và hành động của người bệnh. Người bệnh cảm thấy buồn rầu, chán nản và thậm chí tuyệt vọng. Người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình. Nhận diện ban đầu khi người bệnh gặp điều bất ổn nếu chỉ thoáng qua thì không có gì để nói. Nhưng khi tâm trạng kéo dài thì càng ngày càng nghiêm trọng, càng tồi tệ hơn thì ra đó chính là bệnh trầm cảm. Trầm cảm xảy ra mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất lứa tuổi lớn bị sốc nặng, tâm lý không ổn định1.

- Theo ông David. B.Cohen nhận định về trầm cảm: “Trầm cảm là một loại tâm bệnh mà người bệnh trải qua một nỗi buồn khôn xiết và không thể nào thuyên giảm được, đồng thời cảm thấy không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động trong cuộc sống”2.

- Theo Dan Bilsker và một số tác giả khác thì trầm cảm là tâm trạng suy sụp cực độ, kéo dài và làm cho con người cảm thấy buồn rầu, dễ cáu kỉnh hoặc cảm thấy trống rỗng. Người bị trầm cảm, cảm thấy không còn sinh lực để tiến hành các hoạt động, cảm thấy không còn gì có suy nghĩ nữa cả, họ nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tiêu cực và cảm thấy tâm trạng của mình sẽ không bao giờ được cải thiện3.

- Theo Từ điển Tâm lý học của Penguin thì trầm cảm được hiểu một cách khái quát là trạng thái tâm lý đặc trưng bởi cảm giác mất thăng bằng, chán nản, có sự suy giảm trong khả năng hoạt động và khả năng phản ứng, cộng thêm sự bi quan, buồn rầu và những triệu chứng liên quan4.

Quan điểm một số học giả đưa ra nhận định về bệnh trầm cảm như trên, cho thấy rằng bệnh trầm cảm là một chứng bệnh có thể nói từ người trẻ cho đến người già, từ người không trí thức cho đến người trí thức, từ người giàu cho đến người nghèo…cũng có thể người đang hạnh phúc vẫn có thể rơi vào tình trạng bệnh trầm cảm. Do đó, bệnh trầm cảm trong xã hội ngày nay đang là mối lo và trăn trở chung của toàn thế giới. Tuy nhiên, theo Phật giáo bệnh trầm cảm xuất phát từ trong nội tâm chính mình. Chính tâm ta là nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm. Chính là lối suy nghĩ không đúng đắn của ta đã khiến cho ta rơi vào trạng thái trầm cảm.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

- Các thiết bị điện tử hàng ngày trẻ em truy cập khiến chúng nó lơ lửng trên tầng mây, không nhận rõ đâu là thật đâu là giả. Thế giới ảo, ảnh hưởng mạnh đến chúng, các phụ huynh phó mặc cho trẻ em một cái máy điện thoại để rồi chúng muốn coi gì mà coi không kiểm soát khiến chúng đi quá đà. Còn cha mẹ thì chạy theo công việc.

- Từ đó chúng ngủ không trọn giấc vì ham chơi game, còn người lớn thì mơ mộng không còn tự chủ lấy bản thân mình ngơ ngơ ngẩn ngẩn không định được vị trí mình, một phần cũng có gặp thất bại trên con đường sự nghiệp công danh hay làm ăn thua lỗ, chữ ái, chữ tình thua trận. Điều đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.

- Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi, stress dẫn đến rối loạn, ngủ không đủ giấc. Ảnh hưởng từ gia đình áp lực của gia đình đã mang đến những căng thẳng và sự đè nén không cần thiết cho đứa trẻ, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi này rất nhạy cảm khi mà con người bắt đầu biến đổi thể chất cũng như về cảm xúc. Đồng thời, tuổi trẻ cũng là quãng thời gian những thay đổi về mặt sinh lý. Vì vậy, vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe tinh thần và thể chất là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ ngon có liên quan đến sức khỏe, nhận thức và tâm lý tốt hơn. Nếu thiếu giấc ngủ sẽ có vấn đề về sức khỏe suy giảm nhận thức và tâm lý.

- Tây y cho rằng, bệnh trầm cảm ngoại trừ nguyên nhân nội sinh còn chủ yếu xuất phát từ ngoại sinh. Đó là những yếu tố môi trường bên ngoài gây sự căng thẳng trong trí óc con người. Từ đó, gây ra trầm cảm. Phật giáo không nhận định như thế. Theo đạo Phật, nguồn gốc trầm cảm là nằm trong nội tâm con người. Cách chúng ta nhìn nhận đánh giá một vấn đề nào đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc. Những cảm xúc tiêu cực lâu dần dồn nén sẽ tạo ra trầm cảm:

- Thân bệnh. Được biểu hiện trong sự mất hòa hợp cân bằng giữa bốn yếu tố cấu thành (đất, nước, gió, lửa) cũng như trong sự tương quan giữa cơ thể người với bốn yếu tố trong môi trường tự nhiên mà con người đang sống. Khi một trong bốn yếu tố cơ thể không vận hành hay suy nhược, bệnh tật sẽ phát sinh.

- Tâm bệnh. Bệnh được phát sinh từ vô minh, chấp trước cái tôi vốn không thực sự hiện hữu rồi từ “cái tôi” đó là hình thành nên những trói buộc “của tôi” tức là bám cái chấp vào dục vọng vị kỷ và không muốn chấp nhận quy luật vô thường. Đây chính là căn bệnh stress, trầm cảm sợ hãi, lo âu, sân hận… Theo Phật giáo, chính là tâm bệnh tham ái, dục vọng. Cần lưu ý thân và tâm không thể là những thực thể tách rời mà liên quan đến duyên sinh trong cùng một hệ thống con người.

- Nghiệp lực cũng là nguyên do của trầm cảm. Vì sao? Điều này cũng đúng nhưng nó cũng chỉ là nguyên nhân gián tiếp. Bởi vì những khó khăn của cuộc sống hiện tại nó bắt nguồn từ kiếp trước ta tạo ra. Mà chính là yếu tố môi trường gián tiếp tạo áp lực lên tinh thần và rồi nội tâm ta hành xử tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Nguồn gốc của trầm cảm chính là tư duy, là tinh thần, là nội tâm của con người5.

Thực trạng bệnh trầm cảm hiện nay

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong bệnh lý toàn cầu, chỉ sau tim mạch. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm (trong đó những người ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 40%)6.

Theo BS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, tại Việt Nam hiện có khoảng 30% dân mắc rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%7. Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là tự sát.

Theo Phật giáo, mọi người nên phát triển tâm thiện như hoan hỷ, cởi mở, từ bi... để giảm bớt dục vọng, tham lam, sân hận, si mê. Kết quả tâm được thảnh thơi không bám víu, từ đó những nỗi khổ của tâm được đoạn trừ, sức khỏe tinh thần nhờ vậy được cải thiện điều này cũng hoàn toàn phù hợp.

Tu học Phật pháp:

Chúng ta theo tinh thần bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, bởi:

- Hạnh bố thí nuôi dưỡng tình thương nghĩ đến người không may mắn, với đức tính này chữa trị lòng tham. Một số giới luật căn bản như không nói dối, trộm cắp, tà dâm, không sát sinh, không uống rượu nhằm để duy trì giới luật trong đời sống hàng ngày sẽ chữa căn bệnh phạm pháp. Từ đó trong cộng đồng, xã hội trở nên tốt đẹp và tâm hồn thanh tịnh.

- Hạnh nhẫn nhục khiêm cung, nhã nhặn, mở lòng bao dung tha thứ, diệt được căn bệnh hận thù.

- Hạnh thiền định quán tưởng được lý vô thường, mọi sự vật là không, chữa trị tâm hồn bất an, dao động, cảm thấy tạo ra bởi những cảm xúc, ngũ uẩn là không thực. Thiền định trong tư thế giúp tăng cường sức khỏe đưa không khí hít thở vào trong con người.

- Hạnh tinh tấn giúp hành giả cái thấy, cái biết ngày hôm nay có thể lỗi thời không còn hợp cần phải chữa trị thay đổi, nỗ lực học tập tinh tấn.

- Hạnh trí tuệ nhận chân cái ngã chân thật bất diệt, thường hằng là người cầm cương dẫn dắt ngũ uẩn đi đúng đường hướng, thoát sự giam hãm do dục vọng tạo ra, chữa căn bệnh u mê, đạt tới cảnh giới tự tại.

Nâng cao sức khỏe:

Để giảm thiểu nghiệp bệnh, Phật giáo khuyến khích mỗi người tìm ra nguyên nhân của bệnh, cũng như nỗi khổ, niềm đau cho chính mình. Sau đó, chữa trị y khoa kết hợp với các thiện pháp như tụng kinh, niệm Phật, trì chú, sám hối, thiền, thực hành giới, đạo đức của một người con Phật yêu thương và độ lượng với tất cả chúng sanh nhằm góp phần chuyển nghiệp xấu, thành nghiệp thiện. Thế giới đang đối diện và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đại dịch Covid-19, đó là cộng nghiệp chung của nhân loại. Tuy nhiên, đến giờ phút này, có nhiều quốc gia bị nhiễm bệnh, nhưng có người hết bệnh, có người không qua khỏi. Sự khác nhau giữa người còn người mất là do nghiệp trong quá khứ của những người này khác nhau.

Lợi ích thiền:

Thiền quán chú trọng chánh niệm và thiền chỉ để làm cho tâm định tĩnh và lắng đọng, như hồ nước trong, sạch và yên lặng. Chánh niệm gồm cả tỉnh giác khi nhận biết điều gì đang khởi sinh từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, mà không bị dính vào đó. Thiền còn giúp nâng cao chỉ số thông minh. Hành thiền khả năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao sức khỏe con người, lòng tự tin và niềm hứng khởi trong công việc. Tiến sĩ Daniel Golenan, một chuyên gia tâm lý thuộc Trường Đại học Harvard ở Boston Mỹ là người tiên phong trong việc chuyên nghiệp hóa lãnh vực đào tạo và huấn luyện về thông minh cảm xúc. Ông chủ trương dạy thiền cho học sinh để nâng cao sức khỏe và có khả năng tương tác trong mọi quan hệ, qua đó giúp họ nâng cao hạnh phúc gia đình và thành công trong xã hội.

Thực tế đã chứng minh, thiền cải thiện được khí huyết lưu thông góp phần giúp các triệu chứng về bệnh không còn xuất hiện nơi cơ thể.

Con người đầy dẫy ham muốn và ngày đêm chạy theo dục vọng là con người không có tự do mà đã không có tự do là không có thảnh thơi, không có hạnh phúc. Chúng ta cần có một cuộc sống giản dị và lành mạnh, tri túc để có thời gian chăm sóc sức khỏe cho bản thân, yêu thương mọi người trong đó có người thân của mình. Hạnh phúc chân thật và giản dị.

Thực tập thiền định theo truyền thống Phật giáo, đang được sử dụng trong tâm lý để an định tinh thần và thể chất, bao gồm các rối loạn, ám ảnh, bức xúc, lo lắng căng thẳng. Thiền định làm giảm bệnh trầm cảm, ngăn ngừa tái phát chất nghiện…

Thiền của thầy Thích Nhất Hạnh tại làng Mai gồm thiền chánh niệm, thiền buông thư, thiền lắng nghe… có thể nói để trị bệnh trầm cảm, bệnh của thời đại là liệu pháp hữu hiệu nhất, song song đó kết hợp cùng Tây y hòa quyện mà trị bệnh. Với phương pháp thiền tập trên, giúp hành giả nuôi hạt giống tốt, loại dần những chủng tử xấu và thiết lập các trật tự vốn có tự nhiên, hài hòa trong thân tâm và cơ thể.

Khi tâm trạng lo âu không còn nữa thân buông lỏng nhẹ nhàng, tâm chánh niệm dễ dàng nhận diện thân thể và các tâm hành, thấy biết sự vận hành của nó để điều chỉnh theo chiều hướng tích cực. Khi chú tâm vào thân thể và tâm hành đều đặn thì sự chuyển hóa diễn ra thân và tâm trở nên nhẹ nhàng an lạc.

Thực hành theo truyền thống làng Mai là một phương pháp tuyệt vời, có hữu hiệu về tâm lý trị liệu các chứng trầm cảm và giải tỏa tình trạng căng thẳng stress trong thân tâm. Thực tập đều đặn mỗi ngày giúp ta cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần nhằm tái tạo về tâm lý để cân bằng giữa thân, tâm, cho ta thấy tâm hồn mình thật vui vẻ, an vui, hạnh phúc.

 


1. Hoàng Minh Phú, Phật pháp và Tâm lý trị liệu, Nxb. Phương Đông, 2016, tr. 93.

2. David B.Cohen (2009), Depression. Microsoft Encarta Online Encyclopedia.

3. Dan Bilsker(lead Author). Dealing with depression, Anidepresant skills for teens. Minitryo Children and Family British Colombia.

4. Arthur S.R.Emily. S.R. (2001). Dictionary of Psychogy. Pengui Reference, New Delhi, p. 189.

5. Lấy từ bài học trong lớp của thầy Thích Đồng Thành, Thiền và trị liệu, tr. 2.

6. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

7. T.T,& H.D.(2017,April 07) Năm 2020, bệnh trầm cảm chỉ đứng thứ 2 sau tim mạch. Retreved from https//vov.vn/xa-hoi/nam-2020-benhtram-cam-chi-dung-thu-2-sau-tim-mach-610742.vov

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 7)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 6)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 21
    • Số lượt truy cập : 6703960