Thông tin

BỒ ĐỀ ĐẠT MA

BỒ ĐỀ ĐẠT MA

 

LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC dịch

Theo Phật giáo cố sự

 

Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ sáng lập ra phái Phật giáo Thiền tông. Ngài nguyên là Hoàng tử thứ ba con vua Hương Chí nước Nam Thiên Trúc, sau xuất gia làm Tăng tu Phật. Bồ Đề Đạt Ma đi bằng đường biển đến Nam Trung Hoa vào năm 527 CN, niên hiệu Đại Thông nguyên niên triều Nam Lương. 

Bồ Đề Đạt Ma đến nước Trung Hoa truyền giảng kinh Lăng Già, đề xuất phương pháp tu hành “Lý nhập”“Hành nhập”.

Kinh Lăng Già còn gọi là kinh Nhập Lăng Già, tên đầy đủ là Lăng-già A-bạt-đa-la bảo kinh “Lăng Già” tức là ngọn núi chúa của một rặng núi. Tiếng Phạn A-bạt-đa-la nghĩa là nhập. Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng vào núi Lăng Già giảng thuyết Phật pháp nên những bài giảng ấy lấy tên là “Nhập Lăng Già kinh”. Bộ kinh Phật này chủ yếu dạy rằng vạn vật trong vũ trụ đều hư ảo không có thực, đều do cái tâm tạo nên, từ cái tâm mà hiện ra. “Nhập Lăng Già kinh” là kinh điển chủ yếu của phái Thiền tông. 

“Lý nhập” theo Bồ Đề Đạt Ma giảng, khi không “chấp tâm” thì không có sự khác nhau giữa các sự vật khách quan, chỉ tư duy và nhận thức của con người phân biệt chúng. Còn“Hành nhập” là cụ thể hóa “Lý nhập” mà thành bao gồm bốn nội dung: “Bão oán hành” (cam tâm chịu khổ, gặp việc không sinh tình cảm thương, ghét), “Tùy duyên hành” (tùy duyên an lạc, không để hoàn cảnh khách quan cũng như con người chi phối), “Vô sở cầu hành” (trút bỏ hết mọi yêu cầu, nguyện vọng), “Xứng pháp hành” (mọi hành vi phù hợp với Phật pháp). Bồ Đề Đạt Ma cho rằng chỉ nên tu hành theo bốn “hành” ấy mới có thể đi vào Phật cảnh, thực hiện “Niết bàn”.


Thiền pháp mà Bồ Đề Đạt Ma đề xướng chú trọng ý thức tư tưởng trong việc tu hành, đơn giản dễ thực hành, trải qua mấy đời truyền thừa và phát triển được đông đảo tăng nhân Trung Hoa tiếp thu, hình thành nên một tông phái Phật giáo là phái Thiền tông. Tuy nhiên, tại miền đất mà Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến đầu tiên khi đến Trung Hoa thì lại ít người theo phái này. “Đàn kinh” được phát hiện ở Đôn Hoàng viết:

“Vua Lương Võ Đế dốc lòng tin Phật, từng phái người đi Quảng Châu đón Bồ Đề Đạt Ma đưa đến kinh đô Kiến Nghiệp, nhưng hai người đàm đạo không hợp nhau.

 Lương Võ Đế hỏi:

- Ta cho xây đựng nhiều chùa chiền, mở rộng việc bố thí, thì có phải đã lập được công đức to lớn phải không?

Bồ Đề Đạt Đa nghĩ “Làm việc thiện để cầu công đức thì đó là biểu hiện cái tâm “chấp” và hư vọng, trái với yêu cầu “Lý nhập” và “Hành nhập”. Sư đáp:

- Đều chẳng có công đức gì.

Vua Lương Võ Đế rất không vừa lòng. Vì thế Bồ Đề Đạt Ma rời Nam Lương đến Bắc Ngụy”.

Bồ Đề Đạt Ma chủ trương phương pháp tu hành “Lý nhập”“Hành nhập” quá mới mẻ nên sư bị người ta mưu hại đến sáu lần. Lần mưu hại thứ sáu thì sư chết vì bị đánh thuốc độc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sư đối với Phật giáo nước Trung Hoa thì rất lớn và trở thành một vị đại sư lưu danh muôn đời. Phái Thiền tông tôn Bồ Đề Đạt Đa là Sơ Tổ, tức người sáng tạo các loại Thiền pháp.

Tuy Đức Như Lai cũng đã từng dạy về Thiền gọi là “Như Lai thiền”, nhưng theo Đức Như Lai thì Thiền không phải là cảnh giới cao nhất. Bồ Đề Đạt Ma chủ trương thực hành Thiền pháp nên được tôn xưng là “Tổ sư Thiền”, sư cho rằng Thiền là cảnh giới cao nhất.

Sách “Ngũ đăng hội nguyên, sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma đại sư” viết:

“Từ khi Bồ Đề Đạt Ma đến Bắc Ngụy, vào tu nơi chùa Thiếu Lâm trong núi Tung Sơn, suốt ngày suốt đêm ngồi trước một bức tường đá, không nói một lời. Nên người ta gọi sư là “Bích quán Bà La Môn”. Sư tu như vậy ròng rã suốt chín năm trời, cho đến khi qua đời”.

Theo đó, người ta cho rằng ngày nay, nơi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn còn bảo tồn di tích Bồ Đề Đạt Ma “diện bích thạch” ngày xưa. Kỳ thực, đó chỉ là lời đồn vô căn cứ. Người ta thêu dệt nên chuyện ấy, vì không thể thông hiểu Thiền pháp của Bồ Đề Đạt Ma.

Bồ Đề Đạt Ma đề xướng “Lý nhập”, cũng còn gọi là “Bích quán”, có nghĩa là:

“Nhân tâm như bức tường đá làm ngăn cách tất cả mọi sự vật khách quan, nếu không tư duy thì không thể nhận thức được. Bích quán là một dụ ngôn không, cụ thể là quán bích (ngồi trước bức tường đá)”.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 14
    • Số lượt truy cập : 6112231