Thông tin

BỒ TÁT LONG THỌ VỚI LONG TRÍ A ĐỒ LÊ

BỒ TÁT LONG THỌ VỚI LONG TRÍ A ĐỒ LÊ

 

LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC dịch

 


 

Về thực tế pháp thống của Mật tông Ấn Độ là lời phụ hội của học giả Mật giáo. Đại Nhật Như Lai cũng như Kim Cang Tát Đỏa đều không có thực. Đến truyền thuyết Long Thọ mở Nam Thiên thiết tháp, mà theo “Tây Vực ký - Quyển 10” có viết về truyền thuyết truyền hóa của Thanh Biện mở cung A Tố La. Thời Thuần Mật được hình thành vào khoảng thế kỷ VII, là ứng phó với nhu cầu và tình thế xã hội thời bấy giờ, Mật giáo đã được tổ chức hoàn bị. Bồ tát Long Thọ được suy tôn là Đệ Tam Tổ của Mật giáo. Theo khảo chứng của các học giả ngày nay thì Long Thọ là người sống vào khoảng từ thế kỷ thứ II CN đến thứ III CN được tôn sùng như Phật Thích Ca. Có khả năng ông chẳng can dự gì đến việc sáng lập ra Mật giáo cả, cũng như không phải là người tập đại thành của giai đoạn Tạp Mật. Song vì ông cung cấp cơ sở căn bản cho giáo nghĩa của thời Tạp Mật, nên thời Thuần Mật lấy tư tưởng của Long Thọ làm cơ sở phát triển. Theo nghĩa ấy, xem Long Thọ là một trong các tổ sư sáng lập ra Mật giáo khiến không ít người phản đối hoặc chí ít cho là quái lạ.

Long Thọ, tiếng Phạn là Nãgãrjuna, phiên âm tiếng Hán là Na Ca Át Sắc Thọ Na hoặc Na Bảo A Châu Đà Na, là người sáng lập học phái Trung Quán thuộc Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ. Long Thọ còn có hai tên là Long Mãnh và Long Thắng. Long Thọ là người Nam Ấn, xuất thân từ giai cấp Bà La môn cao quý. Sách “Long Thọ Bồ tát truyện” gọi ông là người “Thiên thông kỳ ngộ sự bất bất tái cáo”. Ở trong phù phô, nghe các vị Phạn chí tụng bốn vạn bài kệ ‘Tứ Vi Đà’, Long Thọ từng cùng một nhóm bạn ba người nữa tu được thuật ẩn thân, rồi dùng thuật này xâm nhập hoàng cung tư bôn cùng cung nữ. Vụ việc bại lộ, ba người kia bị xử tử, chỉ mình ông được miễn. Nhờ đó mà Long Thọ cảm ngộ được gốc rễ của ái dục và mọi sự đau khổ, nên bỏ nhà vào núi, đi thẳng đến tháp Phật, xuất gia thọ giới.

Sau khi xuất gia, Long Thọ quảng tập Tam Tạng. Ông đến Tuyết Sơn (núi Hymalaya), được gặp một lão tỳ kheo rồi được lão truyền cho kinh điển Đại Thừa, duy dĩ tuy tri thực nghĩa, vị năng thông lợi. Long Thọ từng đả phá lập luận của các luận sư ngoại đạo, nên sinh tâm tà mạn, tự lập giới luật mới, đề xuất kiểu y phục mới, lập phòng thủy tinh làm nơi tự xứ. Bấy giờ, có Long Bồ tát thấy vậy thì thương mới dẫn nhập long cung, truyền cho vô lượng kinh điển Đại Thừa. Bấy giờ, Long Thọ mới hiểu thông giáo lý. Nhà vua nước Thiên Trúc hồi ấy tín mộ đạo Bà La môn, công kích Phật pháp, Long Thọ tiến hành đi khắp nơi thuyết giảng thuyết Phật giáo Đại Thừa, công kích đạo Bà La môn. Ông viết sách chú thích các kinh của Phật giáo Đại Thừa, ra sức hoằng pháp, hình thành hệ thống giáo học Phật giáo Đại Thừa, đưa học thuyết “Bát Nhã tánh không” của Phật giáo Đại Thừa truyền bá toàn Ấn Độ. Cuối đời, Long Thọ cư trú tại Hắc Phong Sơn, Nam Ấn Độ. Đề bà là một học trò xuất sắc nhất của Long Thọ.

Sự tích về Bồ tát Long Thọ được lưu truyền ở Tây Tạng, có khá nhiều chỗ khác nhau. Ví như sách “Thất cao tăng thư” của Đa la Na Tha viết rằng Bồ tát Long Thọ từng tập luyện thành công phép Vô Lượng Thọ Đà La Ni, thành các loại đại khổng tước nữ, cửu dạ xoa… lệnh cho con gái của Đức Xoa long vương cùng quyến thuộc của cô kiến lập tự viện, chi đề. Về sau cùng các nữ dạ xoa tu Đán Đặc La ở núi Cát Tường. Sách còn viết rằng Bồ tát Long Thọ đã từng dùng bảy hạt bạch tề tử khai thiết tháp Nam Ấn Độ, được “Kim Cang đính kinh”. Các ghi chép trên đây, mang khá nhiều sắc thái Mật giáo, được người đời sau truyền tụng.

Về niên đại xuất thế của Bồ tát Long Thọ, nhiều học giả nói khác nhau. Tổng chi có ba loại:

- Một: Tăng Duệ trong bài tựa “Đại Trí độ luận tự”, Lư Sơn Tuệ Viễn trong bài tựa “Đại Trí luận sao tự” (đều trong sách “Xuất Tam Tạng ký tập - Quyển 10”), đều viết rằng Long Thọ ra đời sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn 900 năm.

- Hai: Sách “Bách luận sớ - Quyển thượng” viết Long Thọ sinh 530 năm sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn.

- Ba: Theo sách “Tam luận du ý nghĩa” và tác giả Đạo An trong các sách “Nhị giáo luận”, “Long Thọ Bồ tát truyện” thì Long Thọ sinh sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn khoảng 880 năm, tức vào cuối thế kỷ thứ IV CN.

Ngày nay, như lời của sư Ấn Thuận thì người ta dùng thuyết thứ ba là Bồ tát Long Thọ sinh vào khoảng sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn 880 năm

Về năm tịch diệt của Bồ tát Long Thọ, sách “Long Thọ Bồ tát truyện” viết rằng theo một pháp sư phái Tiểu Thừa, phái này vì ganh ghét Long Thọ nên không muốn Long Thọ sống lâu ở đời. Bồ tát Long Thọ biết vậy bèn nhập tịnh thất nhịn ăn nhịn uống dần dần rồi qua đời. Sách “Đại Đường Tây Vực ký - Quyển 10 - nước Kiều Tát La” viết rằng vua nước ấy là Bà Đa Bà Ha quy y Phật giáo với Bồ tát Long Thọ, Long Thọ tặng nhà vua một loại diệu dược, hai người đều được khỏe mạnh trường thọ, chẳng bị đau yếu gì. Vương tử con vua muốn mau lên làm vua, cầu xin Bồ tát Long Thọ chết đi, Long Thọ bèn dùng một cộng cỏ tự cứa cổ mình qua đời. Vua nước Kiều Tát La lo buồn cũng chết sau đó không lâu.

Vấn đề tuổi thọ của Bồ tát Long Thọ thì theo các sách “Thập Nhị môn luận tông chí nghĩa ký - Quyển thượng”, sách “Pháp uyển chi lâm - Quyển 53” đều chép thuyết cho rằng Bồ tát Long Thọ sống đến một trăm tuổi, thật khó tin. Nhưng từ sách “Nam Hải ký quy nội pháp truyện - Quyển 1 - Triều tước xỉ mộc” cho đến các quyển khác trong sách ấy, viết rằng Bồ tát Long Thọ giỏi y thuật, rồi suy đoán ông sống trên trăm tuổi.

Vấn đề tên tiếng Phạn và việc phiên âm phiên dịch ra tiếng Hán của Bồ tát Long Thọ, theo các sách “Long Thọ Bồ tát truyện”, “Đại Đường Tây Vực ký - Quyển 8”, “Thập Nhị môn luận tông chí nghĩa ký - Quyển thượng”, đều viết tên tiếng Phạn của Long Thọ là Nàgàjuna. Phạn văn trong sách “Bồ Đề hành kinh”, Nguyệt Xưng trong sách “Trung Luận thích”, Sư Tử Hiền trong sách “Bát Nhã thích”, viết tên tiếng Phạn của Long Thọ là Nàgàjuna. Nhưng Phạn văn trong sách “Nhập Lăng Già kinh” viết tên tiếng Phạn của Long Thọ là Nàgàhvaya, phiên dịch ra tiếng Hán là Long Khiếu, Long Danh, Long Mãnh, Đa La Na Tha trong sách “Ấn Độ Phật giáo sử - chương 17”, cho biết Long Thọ và Long Khiếu là hai người khác nhau, là hai người cùng thời với Long Thọ đều là học trò cùa Đề Bà, cùng ở tại chùa Na Lạn Đà. Đây cũng là thuyết mà đại sư Ấn Thuận cho là đúng nhất, cho rằng Long Khiếu và Long Mãnh đều không phải là Long Thọ, mà chỉ là hai người sống cùng thời với Long Thọ, vào khoảng năm 320 CN trở đi, thời vua Chiên Đà La Cấp Đa.

Vào thế kỷ II, Phật giáo tại Ấn Độ chia tách thành các bộ phái, làm sản sinh tình trạng hỗn loạn. Long Thọ lớn lên trong bối cảnh tân tiến khí duệ nên có ý chí nhiệt thành chỉnh lý Phật giáo đương thời để xây dựng tông phái mới của một thời. Tư tưởng Mật giáo của Bồ tát Long Thọ từ đó phát sinh.

Do chủ trương cổ xúy cho lập trường tư tưởng Trung Quán, đồng thời để đoạn tuyệt với mọi tệ hại của tính cố chấp, Long Thọ phủ định đến nơi đến chốn giới hạn hữu hạn của mọi sự vật với những “không”, “hữu”, “sinh”, “diệt”, “thường”, “đoạn”, “nhất”, “dị”. Nhưng các phủ định ấy không phải có mục đích phá hoại mà là để kiến thiết nên một nước Phật thanh tịnh xóa sạch những cáu bẩn. Vì thế, sau khi phủ định, Long Thọ tái kiến thiết việc đổi mới toàn triệt, khẳng định dứt khoát, ông nói:

“Pháp thân Đức Phật thường phát ra ánh sáng. Khi ngài thuyết pháp, không thấy không nghe tội lỗi giống như vầng mặt trời, người mù không thấy, giống như tiếng sấm sét người điếc không thể nghe được vậy”.

Như thế thì Long Thọ cho rằng pháp thân Đức Phật là thực tại và pháp thân Đức Phật hóa thân ở các loại chúng sinh. Ông thuyết giảng các loại pháp, triển khai các loại Phật ý ba loại chỉ thú bí mật là thân, khẩu, ý. Ông còn ra sức khuyên người đời nên học các loại học vấn của người thế gian soạn ra trong kinh sách, kỹ thuật, phương thuật… Long Thọ nhấn mạnh:

“Nếu không am tường các pháp ở thế gian thì thậm chí không thể giáo hóa được lấy một người”.

Long Thọ còn làm các việc cụ thể như xây dựng tháp Phật, cúng dường Phật tượng cũng như đề xướng kinh một chữ nhu “a”, “ra” [a], “pa” [pa] chỉ gói gọn trong một chữ, một câu mà có khả năng thiệp nhập vào thế giới vô hạn nguyên lý của “Tự môn Đà La Ni”. Ở đó, duy bảo tồn cho đến trừ bỏ mà ký sinh (tạp thuyết) bản thân một chữ một câu “chân ngôn Đà La Ni”. Trong các kinh điển Phật giáo Tiểu Thừa, có thể biến thành thống nhất “tâm”, đến hợp nhất ở diệu thuật của vô hạn giới, mà cơ sở giáo nghĩa của nó cũng có thể cầm chắc [把握 bả ác] ở việc ấy, đồng thời ở giai đoạn trung kỳ Thuần Mật tại Ấn Độ cũng có khả năng tự do nhiếp thủ tín ngưỡng thông tục của người đời thời bấy giờ, tịnh hóa tín ngưỡng phong tục dân gian, hoạt dụng vào tín ngưỡng thế tục. Lập trường dung hòa và thúc đẩy tiến lên một bước như vậy, đến tư tưởng căn bản của Tam vô tận trang nghiêm tạng trong “Đại nhật kinh”, cũng đều phát triền từ tư tưởng của Bồ tát Long Thọ.

Long Thọ đã kiến lập nên thế gian pháp, chẳng những từ mong muốn thực hiện lập trường tinh thần của Đức Phật Đà “tức thế gian”, mà còn giác đấu chú thuật với các giáo đồ đạo Bà La môn. Ông còn cứu độ cho vua Bà La môn, bằng cách tự cởi bỏ tăng y ra làm tướng để quân đội tín nhiệm, nhà vua dốc lòng tin theo đạo Phật. Nhà vua tin tưởng Long Thọ mới thành một vị vua “Dẫn Chính vương gia” (Catavãhana) của nước Nam Thiên Trúc. Nhà vua quy y Phật giáo, đầu tư số tiền lớn xây chùa Thạch Quật năm tầng trên núi Hắc Phong Sơn, mời Long Thọ trụ trì chùa này. Bồ tát Long Thọ lấy Hắc Phong Sơn làm trung tâm, mở rộng ra khắp nơi, đức hóa lan tỏa rất rộng.

Trứ tác của Bồ tát Long Thọ cực kỳ phong phú, chủ yếu là các sách “Trung Luận tụng”, “Thập nhị môn luận”, “Không thất thập luận”, “Hồi tranh luận”, “Lục thập tụng như lý luận”, “Đại Thừa phá hữu luận”, “Đại Trí độ luận”, Thập trú tỳ bà sa luận”, “Đại Thừa nhị thập tụng luận”, “Bồ đề tư lương luận”, “Bảo hành vương chính luận”, “Nhân duyên tam luận tụng”, “Bồ đề tâm ly tướng luận”, “Phúc cái chính hành sở tập kinh”, “Tán pháp giới tụng”, “Quảng đại phát nguyện tụng”… Long Thọ viết nhiều sách về Luận, chưa có ai viết nhiều như thế cả, nên Long Thọ còn được tôn xưng là “Chúa tể ngàn bộ sách”. Hậu thế dựa trên cơ sở bộ “Trung luận” của Bồ tát Long Thọ phát triển thành học phái Trung Quán, gọi là phái Phật giáo Trung Quán, tôn Bồ tát Long Thọ làm Tổ sư. Ngoài ra, Bồ tát Long Thọ còn được tôn xưng là Tổ sư thứ mười ba của Phó Pháp Tạng, còn tại Trung Hoa, Nhật Bản thì đều tôn xưng Bồ tát Long Thọ là Tổ sư của Tám tông phái (Bát Tông).

Theo truyền thuyết, người kế thừa Bồ tát Long Thọ hoằng dương tư tưởng Trung Quán là Ca Na Đề Bà (Kama - deva). Người kế thừa Bồ tát Long Thọ về Mật giáo là Long Trí (Naga - Bodhi). Long Trí là người Nam Ấn Độ, từng theo Long Thọ học Mật giáo, trở thành Đệ Tứ Tổ của Mật giáo. Theo truyền thuyết thì Long Trí có thần lực khó lường, đức tỏa ngũ thiên, danh tiếng nổi như cồn khắp xứ. Long Trí thản nhiên tự tại mọi chốn từ trên trời tới dưới đất chẳng có trở ngại. Khi thì ngài pháp độ chúng sinh tại nước Nam Thiên Trúc, khi thì ngài hóa độ người có duyên tại đảo quốc Tích Lan, nay là Sri Lanka. Long Trí sống đại thọ, vào thế kỷ VIII CN, Long Trí truyền pháp chi Kim Cương Trí. Theo Đa La Na người Tây Tạng thì Long Trí soạn sách “Ấn Độ Phật giáo sử” cho biết gia đình Long Trí thuộc đẳng cấp Bà La môn ở Đông Phương Vong Ca Na, nhà nghèo nhờ được Long Thọ cứu giúp, xuất gia theo Long Thọ tu học. Trong thời gian ba năm, thông đạt giáo pháo. Sau khi Long Thọ nhập diệt, Long Trí đến ở tại núi Cát Tường Sơn, tức Hắc Phong Sơn. Về hành trạng của Long Trí, có nhiều thuyết khác nhau, Long Thọ truyền thụ Mật Thừa cho Long Trí

Tỳ Lưu Bà Hựu, một đệ tử của Thắng Thiên, thường học với học trò của Long Trí, không lâu sau làm hộ pháp cho Thắng Thiên. Còn có Hộ Túc, học trò của Nguyện Xưng, cũng đã từng theo Long Trí cầu học. Vì thế, người ta mới có truyền thuyết là Long Trí sống thọ đến 700 tuổi.

Sách “Đạo Lâm truyện” viết nguyên do ra đời của Mật giáo, lấy Long Thọ làm tổ sư của Mật giáo, đáng lẽ Long Trí là người kế thừa thì sách này lại viết đệ tử kế thừa Long Thọ là Nan Đà, còn chuyện Long Trí thì để ở cuối.

Sách “Cố Kim Cang Trí Tam Tạng hành ký” viết:

“Khi 31 tuổi thì Kim Cang Trí đi đến nước Nam Thiên Trúc được theo phục vụ cho một đệ tử của Long Thọ là Long Trí, tuổi đã bảy trăm, nay vẫn còn. Suốt bảy trăm năm thừa sự cúng dường”.

Long Trí đã truyền pháp cho Kim Cang Trí, còn truyền pháp cho học trò của Kim Cang Trí là Bất Không. Tác giả Nghiêm Trình trong sách “Bất Không ảnh tán”, viết rằng vào niên hiệu Thiên Bảo nguyên niên (742 CN), sau khi Kim Cang Trí nhập diệt, thì Bất Không phụng sắc chỉ đến nước Sư Tử (Sri Lanka ngày nay) thuộc Nam Thiên Trúc được gặp Long Trí, được truyền Quán Đỉnh là tuyệt chiêu bí mật của Mật tông. Sách cũng cho biết Long Trí thừa hóa ở đó.

Nhưng sách “Mật giáo phát đạt chí - Quyển 3”, thì viết rằng người thầy của Kim Cang Trí tại Sri Lanka là Bảo Giác A Đồ Lê, không phải Long Trí.

Phi Dương trong sách bài văn bia “Bất Không bi văn”, Triệu Thiên trong sách “Bất Không hành trạng” đều viết rằng A Đồ Lê truyến Quán Đỉnh cho Bất không ở Sri Lanka là “Phổ Hiền A Đồ Lê”. Mà Phổ Hiền A Đồ Lê chính là Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa. Quán Đỉnh A Đồ Lê thường được tôn xưng là “Phổ Hiền A Đồ Lê”.

Vậy Phổ Hiến A Đồ Lê có phải là Long Trí hay không thì còn chờ khảo chứng.

Biên soạn ANH VŨ 
Nxb Trung Quốc bản bổn đồ thư quán (2009)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 10)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 9)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 8)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 39
    • Số lượt truy cập : 6784667