Thông tin

CÁC CHÙA ĐƯỢC TRIỀU NGUYỄN PHONG SẮC TỨ

(Tiếp theo Từ Quang 46)

 

CHÁNH TÂM HẠNH

 


 

Năm 1703, Chùa sắc tứ Từ Đàm. Chùa hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào năm 1703, chùa có tên là Sắc tứ Ấn Tôn Tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong. Năm 1951, Đại hội thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa. Năm 1951, Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (gồm 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ ở ba miền) cũng đã tổ chức tại đây. Khi đó, Hội cũng đã phê chuẩn việc Hòa thượng Tố Liên thay mặt Hội ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới. Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh chống lại chính sách hà khắc tôn giáo dưới thời của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Năm 1716, Hoằng Phúc Tự. Chùa nay ở vị trí là xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Qua . Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho dân, lúc đó Hoằng Phúc là am Tri Kiến.

Năm 1717, Chùa Sắc tứ Thiên Ấn. Chùa Thiên Ấn nằm trên trục du lịch đặc sắc nhất Núi Thiên Ấn. Chúa Nguyễn Phúc Chu, là một một người rất sùng đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch Sắc Tứ Thiên Ấn Tự. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.

Năm 1721, Chùa Hoàng Giác. Do chiến tranh nay bị thiêu rụi hoàn toàn. Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn.

Năm 1732, Sắc tứ Phổ Quang Thiên Sơn tự. Nay là chùa Lâm Tế tại địa chỉ số 212A đường Nguyễn Trãi thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tên chùa được thay đổi nhiều lần: Ban đầu hòa thượng Đạt Bổn từ Quy Nhơn đến lập chùa được chúa Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát ban tên là Kim Chương Tự. Đến lúc Nguyễn Phúc Dương chạy vào Nam, Lý Tài rước về chùa Kim Chương tôn lên làm Tân Chính vương vào tháng 11 năm Bính Thân (1776), thì chùa được sắc tứ lần thứ hai là Phổ Quang Thiên Sơn Tự. Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (Tống Thị Lan) đổi thành Thiên Trường Tự. Đến đời Tự Đức, Thiên Trường Tự được nhà vua ban cho tên Sắc Tứ Phổ Quang Thiên Sơn Tự.

Năm 1733, Chùa sắc tứ Linh Phong, tọa lạc trên đồi núi tại thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, trên độ cao gần 100m so với mặt nước biển. Chùa Sắc tứ Linh Phong - dân địa phương thường gọi là Chùa Ông Núi, có tên chữ đầy đủ là “Dũng Tuyền Linh Phong Thiền Viện”. Theo khảo tự phổ của Chùa Sắc tứ Linh Phong cùng bài vị các đời trụ trì thờ tại chùa ghi tên ông là Lê Ban, tức thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì. Người dân gọi Ngài là Ông Núi. ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào. Vào năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú khen ông là bậc chân tu, xây lại chùa. Từ chùa tranh thành chùa ngói bắt đầu từ đây. Chúa ban tên chùa là “Linh Phong Thiền Tự”, một câu liễn, và ban cho Sơn Ông hiệu: “Tịnh giác, thiện trì Ðại lão thiền sư”. Chùa Sắc tứ Linh Phong - dân địa phương thường gọi là Chùa Ông Núi, có tên chữ đầy đủ là “Dũng Tuyền Linh Phong Thiền Viện”.

Năm 1735, Sắc tứ Hộ Quốc tự. Chùa này nay ở giữa Tân Vạn và Chợ Đồn, bên cạnh bờ sông Đồng Nai chùa Hộ Quốc Do Chánh Thống suất Nguyễn Văn Vân dựng. Năm Giáp Dần, đời Túc Tông được Vân Tuyền đạo nhân chính là chúa Nguyễn Phước Trú, kế vị chúa Nguyễn Phước Chu ban biển ngạch chữ vàng khắc chữ “Sắc Tứ Hộ Quốc Tự”

Năm 1739, Chùa Phổ Tế do chúa Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ. Chùa ở Quảng Ngãi. Căn cứ Đại Nam Nhất thống Chí, viết về Phổ Tế tự. Sắc có tên : Phổ Tế tự. Biển ngạch có tên “Quốc chúa từ tế đạo nhân Nguyễn Phúc Khoát ngự đề”. Lại có ấn vuông một quả khắc chữ “Văn hán chương thi ấn”, một quả khắc chữ “Thiên chí tôn”.

Năm 1739, Sắc tứ Tịnh Quang tự. Chùa tọa lạc tại Bàu Voi, thuộc thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”.

Năm 1740, Sắc tứ Quy Tông tự. Chùa tọa lạc trên một ngọn núi thấp hồi xưa được gọi là Núi Gành, thuộc thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 3km về phía Tây Bắc, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đổi tên chùa và ban biển hiệu sơn son thếp vàng, khắc bốn đại tự “Sắc Tứ Quy Tông”, và 8 chữ lạc khoản “Quốc Chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề”, cùng 4 chữ triện “Nghiệp Quảng Duy Cần”. Vào năm Thiệu Trị thứ V (1845), vua lại sắc tứ cho lấy lại tên cũ nên chùa được gọi là “Sắc Tứ Kim Sơn”.

Năm 1740, Chùa sắc tứ Minh Thiện. Địa chỉ: 2 Sắc Tứ Minh Thiện, Diên Lạc, Diên Khánh, Khánh Hòa. Chùa Sắc Tứ Minh Thiện được phong sắc tứ vào đời vua Lê Cảnh Hưng nguyên niên (1740), sau 70 năm khai sơn kiến tạo. Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, còn gọi là chùa Phật Lớn, hoặc chùa Thầy Năm. Hiệp Đức hầu Nguyễn Phước Chiểu lấy hiệu là Giác Sanh Thiền Hòa tử tên đặt tên là chùa Minh Thiện. Tổ Giác Sanh lấy ý từ sách Đại học của Khổng Tử: “Đại học chi đạo tại MINH minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí THIỆN”.

 


 

Năm 1740, Sắc tứ Kim Cang tự. Tọa lạc tại số 129/4 Phan Đình Phùng, p1, Tuy Hòa, Phú Yên. Chùa sắc tứ Kim Cang sáng lập từ thời Lê Trung Hưng được nhà vua ban sắc tứ vào năm thứ 5 niên hiệu Vĩnh Hựu (Thời vua Lê Ý Tông).

Năm 1747, Sắc tứ Báo Quốc Tự. Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long, thuộc đường Báo Quốc, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễn từ thời ấy. Cho đến năm 1808, hoàng hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa. Cũng thời gian đó, Vua Gia Long chỉ dụ đổi tên chùa là Thiên Thọ Tự. Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên “Báo Quốc Tự”.

Năm 1747, Chùa sắc tứ Thiền Tôn. Chùa tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quan chưởng Thái giám Đoán Tài Hầu Mai Văn Hoan pháp danh Tế Ý làm Hội chủ. Năm Đinh Mão (1747), chùa được trùng tu, mở rộng, làm biển hiệu chùa. Trong dịp này, Đoán Tài Hầu cùng Phật tử đã hợp lực chú tạo đại hồng chung nặng 855 cân cúng chùa, lạc khoản ở chuông đề năm Cảnh Hưng bát niên (1747). Năm Tân Mùi (1751), chùa được cấp tự điền. Năm Nhâm Thìn (1772), được duyệt cấp bằng khoán tự điền.

Năm 1747, Sắc tứ Quang Đức tự. Chùa Quang Đức, thuộc phường An Hòa, thành phố Huế. Ngôi chùa này vinh hạnh được Hiếu Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ban cấp cho biển hoành ngự bút “Sắc tứ Quang Đức tự” 敕賜光德寺 năm 1747, và tồn tại cho đến ngày nay. Chùa đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 05.5.2008 là “Ngôi chùa phát xuất dòng thiền Liễu Quán ở Việt Nam”.

Năm 1830, Sắc tứ Diệc cổ tự. Tọa lạc số 49 đường Quang Trung, phường Quang Trung, trung tâm thành phố Vinh. Tấm văn bia còn lại có tên “Sắc tứ Diệc Cổ tự bi ký”, mặt sau có tên “Kỷ niệm chư công đức bi ký” được dựng vào năm Canh Ngọ. Đầu tiên tướng công Nguyễn Đức Cửu thay mái tranh và làm rộng ra. Tiếp theo tướng công Nguyễn Đăng Giai lại sửa chữa rồ treo bảng ghi”Diệc Cổ Tự”. Tên chùa bắt đầu từ đó, có sư tăng cư trú lo việc đèn hương lâu dài. Năm Canh Dần (1830), tướng Nguyễn Đăng Giai làm thự Tham hiệp trấn Nam Định. Mùa thu năm Tân Mão (1832), sau ông lãnh chức Khảo thí trường thi Nghệ An, rồi lĩnh chức Bố chánh sứ Thanh Hóa. Vào thời điểm năm 1830 cũng là năm Diệc cổ tự có sắc tứ.

Năm 1754, Chùa Diệu Giác, tọa lạc sát phía tây quốc lộ 1A, thuộc thôn Phú Lộc, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, cách trung tâm TP. Quảng Ngãi khoảng 20 km về hướng bắc. Chùa ban đầu có tên là Viên Tông tự, được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch sắc tứ vào ngày mùng 8 tháng 6 năm Giáp Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754). Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), chùa được đổi tên thành Diệu Giác tự vì kỵ húy (gần giống tên vua Nguyễn Phúc Miên Tông). Về thời điểm dựng chùa, hiện chưa có tư liệu nào nói rõ.

Năm 1754 Chùa Sắc tứ Liên Tôn. Chùa toạ lạc tại khu rừng Vá, nay thuộc Đội 6, thôn An Hà, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Xưa chùa có tên Sắc tứ Hoàng Long. Thiền sư Minh Dung là thiền sư khai sơn. Ngài là đời thứ 34 đứng sau Thiền sư Siêu Bạch - Hoán Bích một thế hệ thuộc dòng Lâm Tế Vạn Phong - Thời Ủy, đã được Thiền sư Siêu Bạch – Nguyên Thiều nâng đỡ, đặt vào công tác hành đạo tại các chùa Quốc Ân, Hà Trung (Thừa Thiên Huế), Thập Tháp (Bình Định), và Sắc Long tự. Căn cứ văn bản Hán Nôm ngày 27 tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 15-1754 về việc Thiền sư Trí Quang, thế danh Huỳnh Thế Chất mua ruộng cho chùa thì ghi là Sắc tứ Liên Tôn Tự. Hiện chưa có đủ tài liệu khảo chứng để xác định năm cải tên Sắc tứ Hoàng Long Tự thành Sắc tứ Liên Tôn Tự.

Năm 1756, Sắc tứ Sơn Tùng tự. Làng Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế Trong Đại Nam nhất thống chí viết lại: Ở xã Sơn Tùng huyện Quảng Điền xưa có ngôi chùa cảnh trí u tịch , vua Thế Tôn Hoàng Đế Bản Triều năm Bính Tý (1756) cho trùng tu lại. Ban cho một tấm biển khắc 5 chữ: “Sắc Tứ Sơn Tùng Tự” và 4 câu đối: THỦY TÚ SƠN MINH HẢI QUỐC VÔ SONG NGUYÊN PHƯỚC ĐỊA - TRÙNG HƯNG CỔ TỰ NAM THIÊN ĐỆ NHẤT THỊ SƠN TÙNG

Năm 1785, Sắc tứ Vạn An tự. Thị Trần Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chúa Nguyễn Phúc Chu sắc tứ cho chùa Vạn An. Chùa Vạn An: Theo Đề tài khoa học của Sở Khoa học công nghệ và Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu- năm 2000, thì chùa Long Hưng cũng được xây dựng cùng thời gian xây dựng chùa Vạn An, vào đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Vì vậy năm 1785, khi chùa Sắc Tứ Vạn An bị cháy, mới dời biển và số tượng Phật sang chùa Long Hưng. Do được cất giữ tấm biển “Sắc Tứ Vạn An Tự” của Quốc chúa Thiên Túng Đạo Nhân ngự đề vào năm Vĩnh Thanh lục niên, nên chùa Long Hưng được mang tên là “Sắc Tứ Vạn An Tự ” từ đó đến nay. Nền ngôi chùa bị cháy hiện thuộc ấp Phước Trinh, xã Tam Phước, huyện Long Điền.

Năm 1793, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang. Tọa lạc ở Bàu Voi, thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa có tên đầu tiên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.

Năm 1801, vua Gia Long sắc phong Vạn Phúc Linh tự. Chùa Phúc Linh tọa lạc xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách TP. Vinh khoảng 18km. Tên xưa là chùa Hà, Chùa Hà được vua Gia Long sắc phong “Vạn Phúc Linh Tự”. Qua thời gian thăng trầm lịch sử đất nước và biến cố của thời đại, chùa đã mai một xuống cấp trầm trọng. Đến năm 2011, với mong muốn trùng tu phục hưng ngôi chùa, Phật tử địa phương đã cung thỉnh Đại đức Thích Đồng Tuệ về làm trụ trì. Từ khi chính thức trụ trì vào năm 2015, đại đức đã không ngừng kiến tạo xây dựng phát triển ngôi nhà tâm linh chùa Hà (Phúc Linh tự) theo đúng nếp sống thiền môn.

Năm 1802, Sắc Tứ Long Hoa Tự (chữ Hán: 敕賜龍華寺). Chùa tọa lạc 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò vấp, TP Hồ Chí Minh. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, thì người lập am tu là Đạo Nham (? - ?, người Quảng Nam), và am được lập ở Gia Định trong thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi chúa: 1738-1765). Về sau, am tu ấy lần hồi được mở rộng thành chùa, và có tên là chùa Long Hoa. au khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), nhà vua đã ban “sắc tứ” cho chùa. Kể từ đó, chùa có tên là Sắc Tứ Long Hoa Tự (chữ Hán: 敕賜龍華寺). Dưới thời vua Minh Mạng, vì kỵ húy Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên chùa đổi tên là Sắc Tứ Long Huê Tự.

Năm 1802, Chùa Tập Phước (潗福寺) còn có tên là Sắc Tứ Tập Phước Tự (敕賜潗福寺), hiện toạ lạc ở số 233 đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong số các ngôi cổ tự nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Trong chùa, hiện còn lưu giữ hai bức hoành phi: “sắc tiên chế” và “tứ hoàng phong” do vua Gia Long ban vì nhớ ơn che chở. Ngoài ra, ở đây còn có một đại hồng chung (làm thời Gia Long), cặp câu đối ở cột trước chánh điện (làm thời triều Nguyễn), và nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật cao. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức ghi chép, chùa Tập Phước được lập vào giữa thế kỷ XVIII, thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) cùng thời với các ngôi chùa Từ Ân, chùa Khải Tường, chùa Giác Lâm. Tuy nhiên, chính xác vị sư nào khai sơn chùa Tập Phước thì sau này vẫn chưa có thông tin chính xác. Có nhiều giả thuyết khác nhau của các nhà nghiên cứu được đưa ra về sự ra đời của ngôi chùa cổ này. Tác giả Nguyễn Hiền Đức cho rằng, chỉ có thể biết chắc là ngôi chùa đã có từ thời thiền sư Pháp Nhân - Thiên Trường (đời 36, phái thiền Lâm Tế).

Năm 1802, Sắc tứ Tam Bảo Hà Tiên. Sắc Tứ Tam Bảo tự còn gọi là chùa Tam Bảo hay chùa Tiêu. Trong Lịch sử chùa Sắc Tứ Tam Bảo có ghi: “Khi Mạc Cửu rời Trung Quốc qua khai thác đất Hà Tiên, không đem mẹ theo một lượt. Sau đó ít lâu, bà mẹ nhớ con sang tìm, Mạc Cửu dựng ngôi chùa sau chấn thự cho mẹ tu hành, thỉnh tượng Phật bằng đồng để thờ”. Chùa được xây dựng vào năm 1730 . Đây là ngôi chùa đầu tiên của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh truyền thừa tại Hà Tiên. Vào đầu thế kỷ XVIII, Phật giáo du nhập vào vùng đất Hà Tiên - Kiên Giang, là do công lao của Tổng Trấn Mạc Cửu đã mở đường. Bước chân hoằng pháp của chư vị tôn túc đã làm cho Phật giáo Hà Tiên thêm khởi sắc, nhất là Hòa thượng Phật Hội - Ấn Trừng, vị trụ trì đầu tiên của chùa Tam Bảo với dòng thiền Lâm Tế Bổn Nguyên đời thứ 35.

Năm 1802, Sắc tứ Thiên Tôn. Chùa tọa lạc tại thị trấn An Thạnh, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Chùa được xây dựng trên đồi cao nên người dân thường gọi là chùa Lầu. vào năm 1773, có hai vị cao tăng Gia Tiền và Gia Linh đã đặt chân truyền đạo và xây dựng chùa Thiên Tôn. Hai vị Thiền sư Gia Tiền và Gia Linh thuộc Thiền phái Lâm Tế thế hệ thứ 37 truyền theo dòng kệ Chúc Thánh của Ngài Minh Hải - Pháp Bảo. Vua Gia Long sắc phong là “Sắc Tứ Thiên Tông Tự”. Phật giáo có mặt ở vùng đất Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, khá sớm và tại vùng An Thạnh, Thuận An. Trong năm 1945-1946, trong thời gian chiến tranh chùa bị nhiều tàn phá. khi quân Pháp định chiếm ngôi chùa để lập đồn bót khống chế cả khu vực, phục vụ sự bình định quân sự nên HT Thích Thiện Khoa đã hưởng ứng lệnh tiêu thổ kháng chiến, và đã đốt chùa không cho giặc Pháp chiếm chùa, bản sắc tứ cũng bị thiêu hủy. Đến năm 1955, HT Thích Thiện Khoa đã cho xây dựng và làm lễ khánh thành lại chùa. Cho đến nay, chùa Thiên Tôn đã được hình thành hơn 250 năm với 11 đời trụ trì.

Năm 1802, Sắc tứ An Long tự, La Ha, xã Nghĩa Thương, Huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Chùa có vào năm Canh Thân (1680), niên hiệu Chính Hòa thứ I, đời Lê Hy Tông. Chùa xưa, nguyên thủy do ông Hồ Phúc Thịnh từ miền Bắc vào đây sinh sống đã dựng lên một tiểu am thờ Phật. Vua Gia Long đã ban phong “Sắc tứ An Long tự”. Trải qua nhiều lần thay đổi người trong nom và bị sự tàn phá của chiến tranh nên ngôi chùa xưa chỉ còn là một khu nhỏ khiêm tốn và hoang tàn. Năm 1975, HT.Thích Huệ Đạt về trụ trì đã nhiều lần trùng tu nhưng do điều kiện vật chất khó khăn nên công tác trùng tu vẫn còn khiêm tốn với những vật dụng đơn sơ nên đã không thể chống lại sự khắc nghiệt của thời gian cũng như thiên tai bào mòn qua năm tháng.

Năm 1802, Sắc tứ Quảng Phong. Chùa Sắc tứ Quảng Phong, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Năm 1802, sắc tứ Quảng Phong. Chùa Quảng Phong thành lập vào năm 1815, là ngôi chùa được Vua Gia Long Sắc tứ Ngự ban và là ngôi chùa có bề dày lịch sử lâu đời nhất của huyện Núi Thành. Trải qua thời gian gần 2 thế kỷ ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật, pháp khí cổ xưa quý giá. Năm 2023, Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Sắc tứ Quảng Phong, xã Tam Quang, huyện Núi Thành cho ĐĐ.Thích Quảng Minh.

Năm 1803, Sắc tứ Long quang tự. Chùa Long Quang xưa tọa lạc ở xã Xuân Hòa về phía tây Kinh thành, nay là thôn An Lỗ, phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Chùa này không rõ bắt đầu dựng từ thời nào, đến đời chúa Duệ Tông sửa lại. Biển ngạch treo ở tầng trên cửa chùa đề bốn chữ lớn là “Tuệ chiếu Nam thiên”, biển ngạch treo ở tầng dưới đề “Sắc tứ Long quang tự”. Sau trải qua loạn lạc chùa bị bỏ, biển ngạch vẫn còn, năm Gia Long thứ 2 sửa lại và cho tên hiện nay. Chùa Long Quang rất được triều đình nhà Nguyễn quan tâm tôn tạo và tu bổ qua các đời vua. Tài liệu Châu bản triều Nguyễn còn ghi lại khá đầy đủ về những lần hư hỏng và trùng tu đó. Qua khảo sát tài liệu Châu bản, những lần chùa được trùng tu, tôn tạo lớn lần lượt vào các năm: Thiệu Trị thứ 7 (1847), Tự Đức thứ 27 (1874) và năm Thành Thái thứ 9 (1897). Sau đó nhiều năm dài liên tục không tu sửa gì nữa chùa xuống cấp trầm trọng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa ngày nay chúng ta nhìn thấy là một ngôi chùa được Nhà nước và nhân dân ta xây mới gần như hoàn toàn trên nền cũ của chùa.

Năm 1803, Chùa sắc tứ Tam Bảo (Rạch Giá). Chùa Tam Bảo (Tam Bảo Tự) hiện tọa lạc tại số 03 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa Tam Bảo được vua Gia Long ban sắc phong “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”. Tấm sắc phong được cho là bị mất trong thời kỳ bị giặc Pháp đàn áp những năm thập niên 30-40 thế kỷ XX. Nguyễn Huệ nghe tin Nguyễn Phúc Ánh đang ở đảo Côn Luân, bèn sai phò mã Trương Văn Đa đem thủy binh đến vây bắt. Bỗng mưa to gió lớn nổi lên, bốn bề mây mù giăng kín. Trận bão đã nhấn chìm đội thủy binh của Trương Văn Đa. Thuyền của chúa Nguyễn nhân đó vượt vòng vây, đến hòn Cổ Cốt, rồi lại trở về đảo Phú Quốc. “Ở đây quân lương thiếu thốn, binh sĩ phải hái cỏ tìm củ mà ăn. Bấy giờ có người đàn bà tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng”. Nhà văn Sơn Nam trong quyển hồi ký của mình thì cho rằng bà Oán đã dâng cho Nguyễn Phúc Ánh những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển, thay cho loại quai chèo thắt bằng gai. Về sau, bà Oán cất một ngôi chùa ở Rạch Giá để tu hành. Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, có nhã ý trả ơn nhưng bà từ chối. Nhớ công lao xưa, vua đã sắc tứ Tam Bảo tự là ngôi chùa do bà lập.

 


 

Năm 1803, Sắc tứ Thập Phương tự. Địa chỉ : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá. Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự. Không rõ vào năm nào, Chúa Nguyễn Ánh có dừng chân đến lễ bái và viếng chùa, sau đó đã sắc phong cho chùa là “Sắc Tứ Thập Phương Tự”. Năm 1890, ông Phạm Thường Mỹ sau khi đã dời chùa về một khu đất khác (trên đường Lý Thường Kiệt hiện nay) đã trùng tu lại ngôi chùa và cung thỉnh Hòa thượng Vĩnh Thùy (thế danh Nguyễn Văn Tiền) về trụ trì. Năm 1904, Trùm Chánh đạo là ông Hương Võ đã cho dời chùa một lần nữa về Ngã Ba Cột Dây Thép. Năm 1924, Đại lão Hòa thượng Bửu Ngươn (thế danh Nguyễn Văn Ngọ),Ngài chính thức Trụ trì chùa Sắc Tứ Thập Phương. Trong gần 50 năm trụ trì chùa Thập Phương, Hòa thượng Bửu Ngươn ngoài việc hoằng dương chánh pháp, ấn tống kinh điển, đào tạo tăng tài còn liên tục cho trùng tu các công trình Phật sự cho chùa như trùng tu ngôi Chánh điện, xây cất ngôi tịnh thất dạng nhà sàn cao lợp ngói, xây cất Giảng đường, hậu đường, nhà khói, nhà học đường. Trong các việc trùng tu nói trên, Phó trụ trì là Yết ma Thích Minh Tân (thế danh Huỳnh Văn Suông) hay còn được dân địa phương gọi là ông giáo Minh Tân đã góp một phần công sức đáng kể.

Năm 1811, Sắc tứ Linh Thứu tự (Long Nguyện tự), Xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tiền thân chùa do mục đồng lập. Các mục đồng lấy đất nặn tượng Phật, chuông mõ để chơi. Để bảo vệ các tượng các mục đồng dựng chòi che nắng mưa. Ngày qua ngày căn chòi trở thành thảo am. Đến năm 1722 nhà sư Nguyễn Phước Chánh pháp hiệu là Nguyệt Hiện, ở miền trung đến ở xây cất ngôi chùa nhỏ bằng tre lá và trở thành trụ trì chùa. Có một vị phong thủy địa lý nói với sư là chùa đang đặt trên long mạch, nên sư đặt tên chùa là Long Tuyền tự (龍泉寺) tức là chùa suối rồng. Khi Nguyễn Ánh trốn chạy binh lính Tây Sơn truy sát, sư đã giấu Gia Long trong đại hồng chung và thoát nạn. Khi lên hoàng đế vua Gia Long nhớ ơn và sắc phong và đổi tên chùa là Long Nguyện tự. Sư Nguyệt Hiện được vua mời về kinh thành làm tăng cang, kể từ đó chùa được xem như chùa của Vua. Sau khi sư Nguyệt Hiện viên tịch, vua phong cho Sư là Mẫn Huệ Hòa thượng. Năm 1841 , vua Thiệu Trị ban sắc tứ Linh Thứu Tự (勅賜靈鷲古寺), lúc này triều đình đổi tên chùa thành Sắc tứ Linh Thứu tự . đến đời vua Bảo Đại, chùa lại được sắc tứ lần thứ 3. Từ buổi khai sơn mãi đến nay, đã trải qua hơn 16 đời trụ trì. Chư Hòa Thượng, Ni Trưởng tiền bối nhiều lần tu bổ, tôn tạo mới có được nét độc đáo cho ngôi chùa Sắc Tứ Linh Thứu như hiện nay.

Năm 1820, Sắc tứ Bửu Hưng tự, tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1820 thì chùa Bửu Hưng được đại trùng tu. Cũng trong năm này, ngôi chùa được vua Gia Long phong Sắc tứ Bửu Hương tự. Chùa Bửu Hưng (còn được người dân địa phương gọi là chùa Cả Cát). Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng thành lập vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 -1780. Tuy nhiên, do buổi đầu lập chùa còn khó khăn nên chùa được dựng lên từ cây lá địa phương là chủ yếu. Đến đời tổ trụ trì thứ ba là Thiền sư Tiên Thiện Từ Lâm tiếp quản, khoảng năm 1820 thì chùa Bửu Hưng được đại trùng tu. Cũng trong năm này, ngôi chùa được vua Gia Long phong Sắc tứ Bửu Hương tự. Sau đó, nhà sư đã cho xây dựng ngôi chùa đơn sơ thành một ngôi đại tự kiên cố bằng cây gỗ quý. Mãi đến đời trụ trì thứ 8 là Đại sư Như Lý Thiên Trường (1887 - 1969), chùa lại được trùng tu lớn. Trong những năm 1909 - 1911, sư đã cho sửa sang chánh điện, chạm trổ thêm bao lam thần vọng, biển thờ, hoành phi, câu đối... Hiện không biết hành trạng của Thiền sư Nguyễn Đăng, chỉ biết chút ít nhờ bài thơ cổ ngũ ngôn khắc trên vách ngôi mộ của Thiền sư. Bửu Hưng tự đã trải qua gần 200 năm hình thành và phát triển. và trải qua nhiều đời trụ trì là các thiền sư. Chùa vẫn giữ được nhiều cổ vật quý giá như các bức tượng gỗ có tuổi đời hàng trăm năm, các đồ đồng, đồ gốm.

Năm 1821, Sắc tứ Từ Ân tự, nay ở số 23 đường Tân Hóa, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Từ Ân còn có tên là Sắc Tứ Từ Ân Tự, được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII ở khu vực Chợ Đũi, vị trí nằm trong khu vực Công viên Tao Đàn, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định, chùa Từ Ân bị đốt cháy. Năm 1870, một ngôi chùa mới được dựng lên ở Phú Lâm trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh lấy tên Từ Ân để tiếp nối dòng đạo, đồng thời gìn giữ những hiện vật còn sót lại của ngôi chùa cũ. Chùa Từ Ân và chùa Khải Tường đều lâm nạn binh đao bởi quân Pháp đánh chiếm Gia Định. Chùa Khải Tường bị quân Pháp chiếm làm đồn; còn chùa Từ Ân bị đốt cháy sau khi các nhà sư ở đây rút chạy và chỉ kịp đem cất giấu một số món đồ. Số di vật còn lại đành phải di dời. Một số hoành phi, liễn đối, tượng thờ được đem về ngôi chùa mới được dựng lên gần rạch Ông Buông, Quận 6 vào giữa cuối bán thế kỷ XIX (1870), và lấy tên cũ: chùa Từ Ân. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Chùa Từ Ân ở thôn Hòa Hưng huyện Bình Dương, qui chế rộng đẹp, cảnh trí u nhã, dựng từ năm Gia Long thứ 1, tên chùa là Từ Ân. Hiếu Khang hoàng hậu cho chữ son làm chùa công. Năm Minh Mệnh thứ 2 cho tên là “Sắc tứ Từ Ân tự” và cấp cho “tự phu”. Trong giai đoạn có chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh (1788-1801), chùa Từ Ân là nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh và quan quân, còn chùa Khải Tường dành cho cung phi. Vào năm 1791, Hoàng tử Đảm đã ra đời tại chùa Khải Tường. Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã cho trùng kiến chùa và sắc phong chùa Từ Ân là SẮC TỨ TỪ ÂN TỰ và chùa Khải Tường là QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG TỰ. Khi làm lễ lạc thành chùa Khải Tường, Nhà vua có cúng chùa một tượng Phật bằng gỗ, tạc đức Phật ngồi trên tòa sen, cao gần 2m.

Năm 1821, Sùng Ân tự (Hoằng Ân tự). Chùa tọa lạc làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa Sùng Ân là ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 700 năm. Theo văn bia ghi lại vào năm Vĩnh Tộ thứ 10 đời Lê Thần Tông (1628) chùa được xây dựng lớn bởi Nguyễn Phúc Ngọc Tú, con gái chúa Nguyễn Hoàng, vợ chúa Trịnh Tráng, sau đó chùa được đổi tên thành chùa Long Ân. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), nhân chuyến tuần du ra Bắc, vua Minh Mạng đã đến thăm chùa, lúc này chùa được đổi tên thành Sùng Ân tự. Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị đến thăm chùa Sùng Ân cho tu sửa lại chùa và đổi thành chùa Hoằng Ân. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), nhân chuyến tuần du ra Bắc, vua Minh Mạng đã đến thăm chùa, lúc này chùa được đổi tên thành Sùng Ân tự. Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị đến thăm chùa Sùng Ân cho tu sửa lại chùa và đổi thành chùa Hoằng Ân. Chùa Hoằng Ân, Chùa Quảng Bá hay có tên khác là chùa Báo Ân (xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội đã nghìn năm tuổi. Chùa do Thiền Sư Ngộ Ấn (1019-1088) người làng khởi dựng. Sách Tây Hồ chí viết chùa nằm trên Hồ Tây thuộc phường Quảng Bố (Quảng Bá) dựng từ đầu triều Lý, khoảng niên hiệu Thông Thụy, đạo sĩ Trần Tuệ Long đắc đạo ở đó, môn đồ thu xá lợi, nhập bảo tháp (nay không còn dấu vết. Mùa xuân niên hiệu Hưng Long thứ 16 đời Trần Anh Tông, nhà sư Huyền Quang đệ tam tổ Trúc Lâm từ núi Yên Tử về triều dự lễ đến đây giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Chùa do các Thiền sư thuộc phái Tào Động trụ trì, được xây dựng từ thời nhà Lê Trung Hưng. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ. Trải qua một thời gian dài Báo Ân Tự vừa là nơi thờ Phật cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân cư. Thập niên 1969-1985, chùa là trung tâm đào tạo tăng tài của miền bắc với cái tên:, Trường tu học Phật pháp Trung ương, Trường Cao Cấp Phật học Trung ương. Chùa có 2 vị trụ trì giữ ngôi vị cao nhất của Phật giáo Việt Nam là các Pháp Chủ thiền gia: Thích Mật Ứng, Thích Đức Nhuận.

Năm 1823, Chùa Vinh An, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Chùa do vua Minh Mạng cho lập năm Minh Mạng thứ 4. Vua chỉ dụ quan tỉnh Quảng Nam chọn đất tìm thợ dựng chùa Vĩnh An, xã Chiêm Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chùa Vĩnh An (chùa Vua) nằm trên ngọn đồi thấp, khoảng giữa hai tôn lăng. Chùa thuộc loại chùa công, là ngôi quốc tự của huyện Duy Xuyên. Lại chỉ dụ: Xã Hương Ly, huyện Duy Xuyên ruộng thờ cũ 2 mẫu, 2 xã Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây ruộng thờ cũ 2 mẫu và đất trồng dâu 8 sào 12 thước, chuẩn chiểu theo như mẫu ruộng thờ ở trại Dưỡng Mông, đều miễn thuế cho tất cả, cho Nguyễn Trường Phương, Đoàn Công Lễ chiểu nhận vâng giữ, để cung nhu phí đèn hương chùa Vĩnh An. Năm 1946, lệnh tiêu thổ kháng chiến, chùa bị triệt bỏ, nay vẫn chưa được tái dựng.

Năm 1823, Chùa Long Phúc, tọa lạc trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chùa Long Phúc toạ lạc trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Khi xưa là phường An Định, huyện Vĩnh Linh, do 3 phường An Định, An Hướng và Dương Xuân, tỉnh Quảng Trị. Lúc đầu đây là ngôi miếu thờ chúa Nguyễn Hoàng. Đến năm 1823 đổi làm chùa, được vua ban cho biển đề tên chùa và cấp ruộng để chi dùng việc đèn hương thờ phụng. Đến thời vua Minh Mệnh, đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng ở phường An Định Nha được đổi dựng thành chùa. Nội dung này được ghi rõ trong bản tấu ngày 15 tháng 12 năm Tự Đức thứ 20 (1867) của hai bộ Lễ, Công về việc xin tu sửa chùa Long Phước ở đạo Quảng Trị. Bản tấu viết: “Ba phường An Định Nha, An Hướng, Phương Xuân nguyên có xây dựng chùa Long Phước thờ tự Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) được ban cấp bạc tiền để mua vật liệu, ngói gạch xây dựng chùa, sắm sửa đồ thờ tự, giao biển ngạch, trong đó khắc ‘Long Phước tự’. Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) cấp cho tự điền 67 mẫu (An Định Nha 30 mẫu, An Hướng 22 mẫu, Phương Xuân 15 mẫu, miễn hết thuế lệ, canh tác) để phụng thờ”. Sau bao thăng trầm của lịch sử cùng sự biến thiên của thời gian, chùa Long Phước đã bị hoang phế và đổ nát vào trước những năm 80 của thế kỉ XX.

Năm 1825, Chùa Thuyền Tôn. Chùa Thuyền Tôn thuộc địa phận của xã Dương Xuân ngày trước, nay là thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Ngôi chùa nầy kiến tạo trên một ngọn đồi cao, mặt hướng về phía Tây Bắc; nhìn xuống phía dưới là một vùng gò đất bằng phẳng, có nhiều khe suối ngang dọc chảy qua; bên phải chùa là phía triền thấp của núi Thiên Thai; cho nên trước kia, ngôi chùa này lại còn có tên là Thiên Thai Thiền Tự cũng còn gọi là Thiên Thai Nội Tự, theo bản sắc phong của vua Minh Mạng năm 1825. Sau lưng chùa Thuyền Tôn, sâu vào trong núi, còn có một bảo tháp khác, lớn hơn và tinh vi hơn: Đó là bảo tháp của ngài Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN Đại Lão Hoà Thượng Thích Giác Nhiên, cố trụ trì của chùa Thuyền Tôn. Cả hai ngôi tháp nầy được ca tụng là đẹp nhất trong toàn vùng này.

 


(Còn tiếp)

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 17
    • Số lượt truy cập : 6920036