Thông tin

CÁC TÁC PHẨM VÀ DỊCH PHẨM CỦA THIỀU CHỬU

 

NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG

 

Sau Sinh hoạt lịch sử kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hoá Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (ngày 21.6.2002) chúng tôi đã nhận được một số ý kiến đóng góp về mục lục các tác phẩm của Thiều Chửu. Chúng tôi tiếp tục tìm đọc ở Thư viện quốc gia Trung ương, Viện Thông tin tư liệu... kết hợp với các ý kiến nói trên, nay xin thống kê các tác phẩm mà Nguyễn Hữu Kha đã trước tác, biên dịch dưới các bút hiệu Tịnh Liễu, Lạc Khổ, Thiều Chửu, TC để độc giả gần xa tham khảo. Thống kê ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi và năm xuất bản, ký hiệu ở Thư viện quốc gia Trung ương theo thứ tự năm xuất bản đến các tác phẩm chép tay. 

1. Phép nuôi con (biên dịch), Long Quang, Hà Nội 1926, P 168920; 190/130, 76 tr

2. Chuyện thần đồng (biên dịch), Long Quang, Hà Nội 1926, P138920, 190/130, 48 tr

3. Truyện trẻ con (biên dịch), Thụy Ký, 1927, S87742, 190/130, 50 tr

4. Nhật ký sợ vợ (biên dịch), Nam Ký, 1928, S87930, 190/130, 127 tr

5. Gương từ thiện: lịch sử Ba nam đình cách (biên dịch), ích Trí,1929,S87968, 43tr

6. Lưới gươm thần (dịch), ích Trí thư quán, 1929, S871094, 190/130,128 tr

7. Kinh Vô Thường (dịch), Hoà Ký, 1932; Đuốc Tuệ tái bản không đề năm

8. Diễn âm kinh Kim Cương thọ mệnh (dịch), Trung Ký 1933, M7660, 200/140.

9. Tây du ký (phê bình theo triết học và tâm lý học, biên dịch), Trung Ký 1933 - 1934 190/130, 1257 trang, S872897

10.Bà lang nhà (trước tác), Hoà Ký 1933; Đuốc Tuệ 1937

11.Túi khôn: nhi đồng Việt ngữ (dịch), Trung Ký, 1933, S878093, 190/130, 30 tr

12.Kinh Phổ Môn (dịch), Hoà Ký 1934, NXB Tôn giáo 1999

13.Kinh Vu Lan (dịch), Hoà Ký 1934, Đuốc Tuệ 1940, Bồ Đề 1971

14.Kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân (dịch), Hoà Ký 1934, Đuốc Tuệ 1940

15.Khoá hư kinh dịch nghĩa (dịch), Hoà ký 1934. M7999 khổ 210/150; q1=27 tr, q2=33 tr, q3=26 tr, Đuốc Tuệ 1939, Hưng Long (Sài Gòn)1961

16.Sự tích Tứ Pháp Liệt thánh (biên soạn), Hoà Ký 1934, P15902, khổ 145/95, 11 tr

17.Luân lý nhà Phật: Kinh lễ sáu phương (dịch), Hoà Ký 1934, P15641, 125/100, 16 tr;

18.Dịch nghĩa kinh Di Đà (dịch), Hoà Ký, 1934, M8038, khổ 220/155, 25 tr

19.Má hồng điên đảo (dịch, có tranh vẽ), Hòa Ký, 1934, S872078, 190/130, 358 tr

20.Phật học giáo khoa thư (dịch), Hoà Ký 1934. chép tay 1949, Cao Phong Phật học tràng;

21.Nghĩa trọng tào khang (biên dịch), Hòa Ký, 1934, S875648, 190/130, 21 tr

22.Long Phụng tái sinh duyên (dịch), Hòa Ký, 1934, S872085, 190/130, 934 tr

23.Văn chương nhà Phật tập 1. Thập Âm kinh (biên dịch), Hoà Ký, 1935, P17067, 150/125, 21 tr

24.Kinh Nhật Tụng (biên soạn), Hoà Ký 1935, P17344, khổ 110/80, 52 tr

25.Khoá tụng hàng ngày (biên soạn), Hoà Ký 1935, M9028, 76 tr

26.Sự tích Phật Tổ diễn ca (trước tác), Hoà Ký 1935

27.Phật giáo nhật tụng (biên soạn), Trung Bắc Tân Văn 1935; Viện TTTL có 1 bản

28.Tuệ Tĩnh Nam dược thần hiệu (dịch), Hoà Ký 1935

29.Giới sát sinh (dịch), Hoà Ký 1935, P17817, 39 tr

30.Long thư tịnh độ (dịch), Hoà Ký 1935, M9266, khổ 215/152, 123 tr

31.Loạn Thái Nguyên (biên soạn), Bảo Ngọc văn đoàn, 1935, S872180, 190/130, 63 tr

32.Kinh Dược Sư (dịch), Hoà Ký 1935, Đuốc Tuệ 1936

33.Kinh Thuỷ Sám (dịch), Hoà Ký 1935, Đuốc Tuệ 1937, Tôn Giáo 2000; 2005

34.Khoá lễ giản dị (biên soạn), Hoà Ký 1936, P17817, 39 tr

35.48 phép niệm Phật (dịch), Hoà Ký 1936, P17895, khổ 160/115, 26 tr

36.Phép tu Tịnh độ (dịch), Hoà Ký 1936, M9481, 40 tr

37.Chiêu mộ nhị thời (biên dịch), Hoà Ký 1936, M10005 khổ 215/ 155, 187 tr

38.Mấy phép tu hành thiết yếu của người tu tại gia (Biên soạn), Đuốc Tuệ 1936, M10442, khổ 195/145, 16 tr

39.48 nguyện đức Di Đà (dịch), Đuốc Tuệ 1936, P18288, khổ 105/70, 88 tr

40.Phép tu tịnh độ nước Nhật Bản (dịch), Đuốc Tuệ 1937

41.Kinh chư pháp yếu nghĩa (biên dịch), Đuốc Tuệ 1937, P19135, khổ 145/110, 28 tr; Đuốc Tuệ 1952

42.Khoá lễ sám nguyện (biên soạn), Đuốc Tuệ 1937, M11326, khổ 220/155, 104 tr

43.Phật nói kinh 42 chương (dịch), Đuốc Tuệ 1938, M12388, khổ 210/80, 24 tr

44.Mấy phép tu hành thiết yếu của người tu tai gia...(biên soạn), Đuốc Tuệ 1938, P19809, 32 tr

45.Khoá lễ phổ thông (biên soạn), Đuốc Tuệ 1938, P19607, 55 tr

46.Tăng huấn nhật ký (biên dịch), Đuốc Tuệ 1938, P19873, khổ 145/95, 52 tr

47.Tịnh độ vấn đáp, (dịch), Đuốc Tuệ 1938.

48.Giảng nghĩa kinh Thập Thiện (biên dịch), Đuốc Tuệ 1938

49.Kinh 42 chương (Lời Phật dạy) (dịch), Đuốc Tuệ tái bản lần 2 (1938), M12388, khổ 215/150, 24 tr; Đuốc Tuệ tái bản lần 7 năm 1953

50.Thiền uyển tập anh (dịch), Đuốc Tuệ 1939

51.Phật nói kinh năm mới (dịch), Đuốc Tuệ 1939, P20321, khổ 150/110, 26 tr

52.Biết lối qui y (biên dịch), Đuốc Tuệ 1939, P21748, khổ 190/130, 18 tr

53.Chiếc thuyền Tế độ (dịch), Đuốc Tuệ 1939

54.Nghi thức thụ Tam quy (biên dịch), Ngọ Báo 1939

55.Khoá lễ tán nguyện (biên dịch), Đuốc Tuệ 1939, P22871, 30 tr

56.Giảng nghĩa kinh Kim Cương (biên dịch), Đuốc Tuệ 1939, P20823, 190/150, 105 tr

57.Quan Âm linh cảm lục (biên soạn), Đuốc Tuệ 1939

58.Tròn quả phúc (biên soạn), Đuốc Tuệ 1940

59.Tâm kinh bát nhã trực giải (biên dịch), Đuốc Tuệ 1940

60.Tấm lòng từ mẫn (biên soạn), Đuốc Tuệ 1940, P21421, khổ 150/125, 30 tr

61.Cải tà quy chính (trước tác), Đuốc Tuệ 1940, P13897, 25 tr

62.Vì sao tôi tin Phật giáo (trùng dịch), Đuốc Tuệ 1940, M13901 khổ 220/145, 20 tr

63.Bố thí ba la mật (biên soạn), Đuốc Tuệ 1940

64.Nhẫn nhục ba la mật (biên soạn), Đuốc Tuệ 1940

65.Trì giới ba la mật (biên soạn), Đuốc Tuệ 1941, M15072, 215/180, 18 tr

66.Bát nhã ba la mật (biên soạn), Đuốc Tuệ 1941

67.Tinh tiến ba la mật (biên soạn), Đuốc Tuệ 1942;26 tr

68.Giảng nghĩa kinh Dược sư (biên dịch) Đuốc Tuệ 1941, P22370, 195 tr

69.Lục độ giảng nghĩa bát nhã (biên soạn) Đuốc Tuệ 1941, M14630, 33 tr

70.Giảng nghĩa kinh Bát Đại Nhân Giác (dịch), Đuốc Tuệ 1942, P23160, 41 tr

71.Hán Việt tự điển (trước tác), Đuốc Tuệ 1942, tái bản năm 1952, Hưng Long (Sài Gòn) tái bản 2 lần; NXB thành phố Hồ Chí Minh tái bản (có chỉnh lý) nhiều lần từ năm 1989 đến 1998; NXB Văn hoá Thông tin tái bản năm 1999 và 2002; Trẻ 2003, Đà Nẵng 2004, Thanh Niên 2004. TP Hồ Chí Minh 2004

72.Sách tập đọc quốc ngữ. Đạo đức phổ thông (trước tác), Đuốc Tuệ 1943, P23746, khổ 190/30, 32 tr

73.Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính (trước tác), Đuốc Tuệ 1943, tái bản 1947; Hội Phật giáo thế giới tái bản 1949, GHPG tỉnh Hà Tây 1997, Đà Nẵng 2002, NXB Văn hoá Thông tin 2002

74.Thế nào là Phật và Phật pháp (dịch), Đuốc Tuệ 1944; tái bản 1951, 1952.

75.Giảng nghĩa kinh Di Lặc thượng sinh (dịch), Đuốc Tuệ 1945, TB1950, P25185, 51 tr

76.Kinh Di Giáo (lời Di chúc của Phật Tổ) (dịch), Đuốc Tuệ 1944; ĐT1952 tái bản lần 4

77.Lục Tổ Đàn Kinh (dịch), Phương Tiện 1950; Đuốc Tuệ tái bản 1953; nxb Tôn giáo 2002

78.Phật học cương yếu (dịch), Đuốc Tuệ 1951, V V 614/74, 182 tr; nxb Tôn Giáo 2002

79.Con đường học Phật ở thế kỷ thứ 20 (trước tác), Đuốc Tuệ 1952; NXB Tôn giáo 2002

80.Chú giải kinh Viên Giác (dịch), Đuốc Tuệ 1953. Bản đánh máy của cư sĩ Chân tịnh

81.Kinh Diệu pháp Liên hoa (dịch), Đuốc Tuệ 1953; NXB Tôn Giáo 2001; 2005.

82. Lịch sử Phật tổ (biên soạn), Bản chép tay năm 1949, giảng tại Cao Phong Phật học tràng, Đuốc Tuệ in năm 1952;

83. Duyên sinh (biên soạn) Đuốc Tuệ 1938. Bản chép tay năm 1949, giảng tại chùa Đình Phú, Phúc Yên

84. Lịch sử chư tổ tại chùa Quán Sứ (trước tác), Đuốc Tuệ 1943, tái bản 1949

85. Hết thảy mọi pháp đều là pháp xuất thế gian (dịch). Bản chép tay năm 1949 giảng tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên

86. Duy thức nhập môn (biên soạn), Đuốc Tuệ 1938. Bản chép tay năm 1948 giảng tại Cao Phong Phật học tràng

87. Duy thức phương tiện đàm (dịch), đăng trên báo Tinh Tiến ( số 9 trở đi) từ 7.9.1945 (phụ trương báo Đuốc tuệ), bản chép tay năm 1948 giảng tại Cao Phong Phật học tràng.

88. Nghiên cứu duy thức theo khoa học (biên soạn). Bản chép tay năm 1949, giảng tại Cao Phong Phật học tràng; Bản đánh máy của Sa môn Trí Hải năm 1972

89. Phật học vấn đáp (trước tác). Bản chép tay năm 1949, giảng tại Cao Phong Phật học tràng

90. Nhòm qua cửa Phật (trước tác). Đuốc Tuệ 1942, 22 tr. Bản chép tay năm 1949, giảng tại Cao Phong Phật học tràng.

91. Từ nay học Tăng đi về lối nào (trước tác). Bản chép tay năm 1949, giảng tại Cao Phong Phật học tràng; Đuốc Tuệ 1953

92. Nhân minh nhập chính lý luận (dịch). Bản chép tay năm 1948, giảng tại lớp Nghiên cứu Phật học ở Vĩnh Yên; Đuốc Tuệ 1950.

93. Phật thừa tông yếu luận (dịch), Đuốc Tuệ, 1937. Bản chép tay 8 năm 1947, giảng tại Cao Phong Phật học tràng

94. Lịch sử phổ thông (biên soạn), Đuốc Tuệ, 1943; 190/130

95. Vệ sinh phổ thông (trước tác), Đuốc Tuệ, 1945, 190/130,

96. Cách trí phổ thông (biên soạn), Knxb, 1946, S872404, 190/130, 45 tr

Năm 2002, nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành cuốn tuyển tập những kinh do Thiều Chửu dịch nhan đề là Kinh Nhật tụng gồm 16 bộ kinh cơ bản: kinh Vô Thường, Bát Đại Nhân Giác, kinh Lễ sáu phương, A Di Đà, Vu Lan, Thập Ân, Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, Phổ Môn, Thuỷ Sám, Bát Nhã ba la mật đa, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cương, Khoá Hư, Kinh 42 chương, Kinh Di Giáo, và phụ lục Pháp bảo cứu khổ độ sinh.

Trong số 96 đầu sách trên có 3 cuốn trùng nội dung (mặc dầu ở Thư viện quốc gia đánh số khác nhau):

1. Mấy phép tu hành thiết yếu đối với người tu tại gia

2. Phật nói kinh 42 chương

3. 48 phép niệm Phật.

Như vậy từ năm 1926 đến 1953 mặc dù bận nhiều việc khác nhau và tham gia kháng chiến, Thiều Chửu đã dịch, biên dịch, biên soạn, trước tác 93 tác phẩm, trong đó:

1. Dịch và biên dịch: 56 tác phẩm

2. Biên soạn và trước tác 37 tác phẩm.

có những cuốn được tái bản nhiều lần như Hán Việt tự điển, Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Con đường học Phật ở thế kỷ XX, Khoá hư kinh, các kinh Phổ Môn, Địa Tạng, Thuỷ Sám, Kim Cương, Diệu Pháp Liên Hoa... góp phần làm phong phú cho văn hoá Phật giáo Việt Nam nói riêng và thư tịch nền văn hoá của đất nước nói chung.

Ở đây không tính những truyện như Tây vực ký của Đường Huyền Trang, Thiều Chửu dịch đăng nhiều kỳ trên báo Đuốc Tuệ từ năm 1937 - 1939 (NXB Tôn Giáo xuất bản năm 2007, Trúc song tuỳ bút của tổ Vân Thê, do Thiều Chửu dịch đăng trên báo Đuốc Tuệ năm 1940; Phật thuyết Tu Ma Đề trưởng giả kinh trên báo Đuốc Tuệ năm 1939; Phật học đại từ điển đăng trên báo Đuốc Tuệ từ 1936 - 1939, hoặc các chuyên đề đăng nhiều kỳ trên các báo: Chúng ta phải nương theo lời Phật dạy để xây dựng nền Phật giáo nhân gian, Tôi tu Tịnh độ, Tập tu thuyền định theo khoa học (3 bài này đăng trên 4-6 số báo Đuốc Tuệ, sau đó báo Phương Tiện đăng lại ở các số từ tháng 11.1949 - 6.1950), Giáo dục yêu nước, truyện danh nhân trong thế giới (2 bài này đăng trên báo Diệu Âm từ số đầu tiên (8.5.1946) đến số 6 ra ngày 25.10.1946).

Số tác phẩm của Thiều Chửu đăng ký tại Thư viện Quốc gia Trung ương là 34 đầu sách (trước năm 1954) và 6 đầu sách nộp lưu chiểu từ 1999 - 2005 (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, con đường học Phật ở thế kỷ 20, Lục Tổ Đàn kinh, Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Phật học cương yếu, Hán Việt tự điển, Kinh Thuỷ Sám, Kinh Nhật tụng) trong đó cuốn Phật học cương yếu đã đăng ký trước 1954, vậy tổng số đầu sách của Thiều Chửu đã đăng ký ở Thư viện Quốc gia Trung ương là 41 cuốn.

Tổng số tác phẩm chúng tôi sưu tầm được và đăng ký ở Thư viện Quốc gia TƯ là 85 đầu sách chiếm 89,11%.

Những đầu sách sau đây của Thiều Chửu đã được xuất bản (quảng cáo trên Đuốc Tuệ, Phương Tiện, Tin tức Phật giáo...) nhưng chúng tôi chưa tìm được: Con thuyền tế độ, Lịch sử phổ thông, Cách trí phổ thông, Tuệ Tĩnh Nam dược thần hiệu, Bố thí ba la mật, Thế nào là Phật và Phật pháp, Phép tu tịnh độ nước Nhật bản, Thiền Uyển tập anh, tổng cộng là 8 đầu sách, chiếm 10,89 %.

Chúng tôi rất mong được quí vị độc giả xa gần bổ sung mục lục sách và chỉ giáo những chỗ sai sót trong thống kê này nhằm hoàn thiện thư mục các tác phẩm của nhà văn hoá - cư sĩ Thiều Chửu.

Hà Nội 10.2001 - 3.2007

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 72
    • Số lượt truy cập : 6951904