Thông tin

CHỮ HÁN - LOẠI CHỮ CỔ ĐẠI VẪN TỒN TẠI, NHƯNG…

 

NGUYỄN HẢI HOÀNH

 


 

Chữ Hán là loại chữ cổ đại duy nhất tồn tại tới ngày nay, chứ không bị biến đổi rồi biến mất như các chữ cổ khác (như chữ Thánh Thư, chữ Cuneiform...). Ngày này người Trung Quốc dùng loại chữ có từ 3.300 năm trước, tính từ ngày ra đời chữ Giáp Cốt (1.300 trước CN).

Nhà ngôn ngữ học Chu Đức Hy nói: “Ưu điểm lớn nhất của chữ Hán là có thể vượt qua sự hạn chế về không gian và thời gian. Cách phát âm [tự âm] chữ Hán thời cổ và thời hiện đại rất khác nhau. Thế nhưng do hình dạng chữ [tự hình] trong 2.000 năm qua tương đối ổn định, không có thay đổi quá lớn, ý nghĩa của chữ [tự nghĩa] biến đổi tương đối nhỏ, vì vậy người bình thường ngày nay vẫn có thể đọc hiểu được một phần sách cổ thời Tiên Tần lưỡng Hán [tức thời đại tính từ năm 221 trước CN trở về trước, là năm nhà Tần thống nhất 6 nước]. Nếu sách cổ được viết bằng chữ phiên âm thì người hiện đại sẽ không thể hiểu được. Một số phương ngữ cũng có ngữ âm rất khác nhau và không thể nói chuyện với nhau, nhưng khi viết ra thành chữ Hán thì có thể hiểu nhau. Lý lẽ cũng vậy”.

Người Trung Quốc tự hào là họ vẫn có thể đọc hiểu một phần thư tịch cổ, trẻ em tiểu học đọc hiểu "Luận ngữ"... Và họ chê người Anh hiện nay đọc không hiểu sách chữ Anh in cách nay 300 năm về trước. Và do đó người Trung Quốc chê sự hạn chế của chữ phiên âm. Người Việt Nam từng dùng chữ Hán biểu ý, chữ Nôm vừa biểu ý vừa biểu âm, và chữ Quốc ngữ thuần biểu âm, Latin hoá, cho nên người Việt Nam hiểu rõ nhất ưu điểm của chữ biểu âm.

Việc đọc hiểu sách cổ chứng tỏ chữ Hán có thể vượt qua sự hạn chế của không gian và thời gian. Nhưng đó có phải là 1 ưu điểm hay không? Tôi nghi ngờ.

Chữ Hán ra đời vào lúc xã hội còn vô cùng lạc hậu. Ngôn ngữ, chữ viết phản ánh tư duy. Người hiện đại ngày nay vẫn dùng một thứ chữ viết thích hợp với tư duy của người cổ đại - điều đó nghe ra có vẻ không hay? Chữ Hán có tính biểu ý, chưa tiến sang chữ biểu âm. Nếu chỉ dùng chữ Hán thì sao có thể ra đời toán học, đại số học...?

Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy tổ tiên ta đã sử dụng 3 thứ chữ viết: chữ Hán - chữ Nôm - chữ Quốc ngữ, là 3 bước tiến, như vậy là rất hợp quy luật tiến hoá từ thấp lên cao. Chữ Nôm ghi được tiếng thuần Việt, nên tiến bộ hơn chữ Hán. Chữ Quốc ngữ ghi âm được 100% tiếng Việt, về cơ bản thực hiện được yêu cầu nói thế nào viết thế ấy, viết thế nào đọc thế ấy, là chữ viết tương đối lý tưởng, cho nên tuy chưa hoàn hảo nhưng xem ra không cần sửa đổi hoặc không thể sửa được.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 237
    • Số lượt truy cập : 6296822