CHỮ “VIỆT”
LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC
“Rành rành “Tích Việt” có hai chữ đề
Lấy trong ý tứ mà suy,
“Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?”
Tích Việt 昔越
昔: gồm phần dưới là chữ nhật 日 nghĩa là ngày. Phần trên là chữ trấp 廿 (một vạch ngang 2 vạch dọc) được cho là 21. Vậy chữ tích 昔: được cho là ngày 21. Tích Việt là ám hiệu của Sở Khanh gửi cho Kiều: vào giờ Tuất (khoảng 23 giờ) thì cùng nhau bỏ trốn.
Nguyễn Du là một nhà thơ tuyệt vời, nhưng hiểu chữ Việt theo nghĩa đơn sơ thông tục tức hiểu sai.
Thật đúng thì chữ Việt trong từ người Việt là chữ 越 (tẩu+việt): gồm bộ tẩu 走 và chữ Việt 戉, chứ không phải là chữ Việt 越(tẩu + tuất): được cho là con chó chạy trốn. Vì hiểu nhầm Việt 戉 là tuất 戌
Chữ Việt 戉 rất giống chữ tuất 戌 (chữ Việt thêm nét gạch nhỏ thành chữ tuất) nên nhiều người lầm là chữ Việt 越 (Việt Nam) gồm bộ tẩu 走 và chữ tuất 戌. Thật ra không bao giờ có chữ Việt như vậy.
o0o
Chữ Hán do người Hán đặt ra, họ đặt chữ Việt dựa theo tính cách của cư dân phía Nam sông Dương Tử.
Nguyên là chữ Việt gồm bộ tẩu 走 và chữ Việt 鉞 nghĩa là cái búa lớn [chỉ người Việt đi nhanh và công cụ đem theo thường hơn hết là cái búa lớn để phát rẫy, canh tác nông nghiệp].
Về sau người ta bỏ bộ kim 金 trong chữ Việt 鉞 nguyên thủy, chỉ còn lại 戉 vẫn đọc là Việt nhưng rất giống chữ Tuất 戌, nên các vị Nho làng nhàng cứ lẫn lộn, đến nay cũng chưa thấy có nhà Nho nào giải thích đến nơi đến chốn, nên vẫn còn tâm trạng hoang mang hiểu lầm, rất nguy hiểm.
Người Hán ký tự tên Việt theo âm tự xưng của giống người ấy, tưởng cũng cho là khoa học và công bằng, không hề có ý khinh miệt như nhiều người lầm tưởng.
o0o
Tôi không thể bằng lòng với danh xưng Việt Nam với chữ Tuất 戌 (cầm tinh con chó).
Không thể có chuyện ông cha ta lại đi công nhận chữ Việt với chữ Tuất được. Nhưng trong sách vở của ta không tìm thấy lý giải.
Tôi tìm qua cổ thư Trung Hoa. Hơn 20 năm tôi tìm thấy chữ Việt [Việt Nam] là bộ tẩu và chữ Việt với Việt gồm bộ tẩu và chữ Việt này 鉞 [cái búa lớn]. Cổ thư ấy còn cho biết chữ này từ thời nhà Tống đã không còn sử dụng mà chuyển thành chữ Việt bộ tẩu và chữ Việt 戉 đã bỏ bộ kim 金, nên gần giống chữ Tuất 戌.
Hơn hai mươi năm tìm hiểu được một chữ, nhưng là một chữ rất xứng đáng. Năm 2002, tôi cao hứng viết một bài viết dài trên 20 trang về chữ Việt, nhưng mãi đến nay chưa có cơ hội công bố.
Bình luận bài viết