Thông tin

GÓP THÊM NGUỒN TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO Ở LUY LÂU THỜI BẮC THUỘC

GÓP THÊM NGUỒN TƯ LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP

VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO Ở LUY LÂU THỜI BẮC THUỘC

 

NGÔ THỊ NHUNG

 

 

 

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đất nước ta đang nội thuộc Trung Quốc, trong Lãnh thổ đế quốc Hán lúc bấy giờ có ba trung tâm Phật giáo lớn là Lạc Dương, Bành Thành và Luy Lâu. Lạc Dương là kinh đô nhà Đông Hán, xây dựng trên bờ sông Lạc (Lạc Thủy), ở phía Nam sông Hoàng Hà, Trung Quốc, còn Bành Thành là đất xưa của nước Sở, nằm ở hạ lưu sông Trường Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay và Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh).

Thời Hán ở Luy Lâu có hai khu vực: Nội thành là khu tầng lớp phong kiến Hán - Việt cư trú. Ngoại thành là khu vực dân Việt cổ cư trú.

Theo các tư liệu cũ để lại chúng ta được biết: Khâu-đà-là, nhà truyền giáo Ấn Độ vào đất Cổ Châu (tức Dâu) nhưng không rõ vì lý do gì mà Khâu-đà-la đã đến với một người dân Việt cổ Tu đinh (dòng họ Man ở Mãn Xá) và đã làm cho gia đình Việt đó mến phục và bao dung nuôi dưỡng. Là người từng trải cuộc đời và hiểu biết thiên nhiên Khâu-đà-la nhận thấy thời tiết không thuận gây ra nắng hạn, nên ông ta đã mách bảo họ Man cách thức lấy nước khi hạn hán kéo dài và vì thế uy tín ông ta càng tăng lên. Nhưng ở đây, Khâu-đà-la nhận thấy không thể thuyết phục truyền đạo được vì đó là vùng đô thị nên Khâu-đà-la đã vào Phật Tích tu hành lập sơn môn.

Khi lập sơn môn Phật Tích, Khâu-đà-la chỉ có một đệ tử nữ là Man Nương. Từ trước đệ tử này, những giáo lý và phép tu hành đạo Phật đã được truyền tới nhiều người Việt khác. Đến lúc đó, Phật Ấn đã bị Việt hóa để trở thành Phật Việt và mở rộng ra là việc hình tượng hóa 4 pho tứ pháp trong vùng đất Cổ Châu. Man Nương gửi con vào cây dung thụ hay cây đa thực là quá trình chuyển hóa đạo Phật và đắc đạo của cả Khâu-đà-la và Man Nương. Khâu-đà-la và Man Nương được coi là tổ thứ nhất của Sơn Môn Dâu.

Như vậy, quá trình truyền giáo của Khâu-đà-la ở Cổ Châu là quá trình chuyển hóa dần dần, từ đàn ông sang phụ nữ (từ Ấn sang Việt) rồi lại từ nữ sang nam. Đó là nét đặc trưng của Phật giáo Ấn Độ vào đất Việt và kéo dài sang các giai đoạn sau. Như vậy, có thể nói Khâu-đà-la đã đặt được Ấn Độ vào đất Việt và kéo dài sang các giai đoạn sau. Như vậy, có thể nói Khâu-đà-la đã đặt được hòn đá tảng của đạo Phật (Thạch Quang) lên đất Cổ Châu. Nhiệm vụ của Khâu-Đà-la đã hoàn thành.

Sỹ Vương cho tạc 4 pho tứ pháp vì thấy có lợi cho việc trị dân, 4 pho tượng tứ pháp là thần tượng biểu hiện cho ước mong ngàn đời của người làm ruộng: mây, mưa, sấm, chớp. Nhưng đằng sau hình tượng các bà tứ pháp khi thoát y (bỏ áo, mũ) không khác gì các tượng bụt ốc tam thế tam thân. Cái khuôn diện Việt chỉ có đôi chút khi nhìn bề ngoài với y vũ đầy đủ, còn thực ra cái chất Ấn Độ còn nguyên khi tứ pháp thoát y.

Cũng phải cho rằng, khi tứ pháp ra đời, lúc ấy chưa có tháp ở Cổ Châu (Stupa) mà biểu tượng Phật chính là Thạch Quang. Chính vì có biểu tượng Phật đó mà sơn môn Dâu mới được thiết lập, và đó cũng là đặc trưng cho các sơn môn khác của đạo Phật.

Bố cục mặt bằng của sơn môn Dâu ban đầu lấy bà dân làm trung tâm, sau là Thạch Quang, bên cạnh đó là giếng nước, nhà tổ.

Cũng như thế, ở Phật Tích có thể cũng bố cục mặt bằng tương tự, tức là có Phật Tích - tượng lớn (A-di-đà) và giếng nước. Đây là sơn môn đầu tiên của Giao Châu với đủ quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở của đạo Phật ban đầu ở Giao Châu. Đó là quá trình sinh lão bệnh tử, là biểu hiện của tứ diệu đế của Phật trong sơn môn Phật Tích trong quá trình nhập thế. Quá trình nhập thế ấy được chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn từ Ấn sang Việt. Giai đoạn 2 là giai đoạn Việt hóa biểu hiện ở tứ pháp để tạo nên sơn môn Việt hóa.

Chính vì thế, Mãn Xá không thành sơn môn mà chỉ thành chốn tổ với ý nghĩa chung chung. Trong chốn tổ ấy lấy biểu tượng Man Nương là gốc. Còn Khâu-đà-la tuy có nhưng ấn tượng không đậm nét.

Nói tóm lại, ở Cổ Châu xưa đạo Phật xâm nhập vào là cả một quá trình lâu dài. Trong quá trình đó đã tạo ra hai sơn môn đầu tiên của Giao Châu với 2 tính cách là sơn môn Tăng và sơn môn Ni. Từ nguyên lý ấy, chúng ta có thể tạo cơ sở cho việc nghiên cứu kỹ hơn cho sơn môn Phật Tích, Dạm, Cầu tự... để hiểu thêm một phần nào về kết cấu của cơ sở Phật đầu Công nguyên và 10 thế kỷ trước thời kỳ độc lập tự chủ.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 23
    • Số lượt truy cập : 6939649