Thông tin

HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA

 

MINH MẪN

 

Một điều mni giới hiện nay được so vai gp phần trong ngôi nhchnh Php, phi kể đến công lao chấn hưng mtổKhnh Ha ccông gio dc Ni bộ về đo hc lẫn giới hnh vkiến thức cập nhật đương thời trong lc ngi lui về ỡng lo ti quê nh.

Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vây dân tộc, nền văn hóa cổtruyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.

Về chtrương bo ch

Kế hoạch phát triển trên nhiều mặt như: báo chí với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo sản.

1) Cần phải chỉnh đốn Tăng già.

2) Thành lập Phật học đường.

3) Dịch và xuất bản các loại kinh sách Việt ngữ.

Ngài Khánh Hòa cùng các đồng chí cho xuất bản tập san Phật học Pháp âm bằng chữ quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 13.8.1929. Sau đó là tập san Phật hóa Tân Thanh niên ra đời năm 1929 cũng bằng chữ quốc ngữ nhưng có nội dung tiến bộ hơn, nhắm vào hàng cư sĩ trí thức và Tăng sĩ trẻ. Không lâu sau, nhiều nội ngoại chướng dồn dập, hai tập san đều ngưng hoạt động.

Năm 1931, tại Sài Gòn, Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là Hòa thượng Từ Phong. Hội cũng xuất bản tạp chí Từ bi âm do thiền sư Khánh Hòa làm Chủ nhiệm, số đầu tiên ra mắt vào ngày 1 tháng 3 năm 1932.

Năm 1932, tại Huế, Hội An Nam Phật học được thành lập, do cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng, Hòa thượng Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Hội xuất bản tạp chí Viên âm, ra số đầu tiên ngày 1 tháng 12 năm 1933.

Năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, suy tôn Hòa thượng Thích Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp chí Đuốc tuệ năm 1935.

Phong trào chấn hưng có thể nói được khởi xướng từ thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào.

Tiếp đó đã xuất hiện thêm một số hội như Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh; Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra tạp chí Tiến hóa; Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp âm; Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông Liên hữu do thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934 tại Bà Rịa; Hội Phật giáo Tương tế do trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi thành lập ở Sóc Trăng. Tại miền Bắc có Hội Bắc Kỳ Cổ sơn môn.

Những vận động đầu tiên nhằm chấn hưng Phật giáo được các Tăng sĩ và Cư sĩ viết và đăng lên các báo từ những năm 1920. Nhân bài báo của sư Tâm Lai tại Bắc Kỳ đăng năm 1927 đề xuất chấn hưng và thống nhất Phật giáo, ngài Khánh Hòa gửi sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai, tuy nhiên không đạt được sự đồng thuận.

Một số tạp chí khác cũng xuất bản như Quan âm, Tam bảo, Tiếng chuông sớm, Duy tâm, Tiến hóa. Một nhà xuất bản là Phật học Tùng thư do ông Đoàn Trung Còn thành lập năm 1932. Giai đoạn này nhiều kinh sách đã được xuất bản như sách Phật giáo Sơ học, Phật giáo vấn đáp, Phật giáo Giáo khoa Thư, và những kinh bản bằng quốc ngữ như Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.

Cơ sở gio dc đo to

Qua phong trào chấn hung Phật giáo ở Nam kỳ, liền sau đó cả ba miền đất nước được chư tôn đức lập thành các cơ sở giáo dục đào tạo Tăng tài.

Tại miền Nam: Hòa thượng Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải; Hòa thượng Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh; Hòa thượng Chí Thành tại chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa; Hòa thượng Huệ Quang tại chùa Long Hòa; Hòa thượng Khánh Anh tại chùa Long An.

Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm.

Tại miền Bắc: Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều.

Các tổ chức đầu tiên đã quy tụ được rất nhiều bậc cao tăng và nhân sĩ như Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Kỷ…

Ngoài ra, còn có đạo tràng cho các tín đồ tại gia tu tập.

Trong giai đoạn tiến trình canh tân và chấn hưng Phật giáo, khắp ba miền đã hình thành các tổ chức hội đoàn như:

Tại miền Bắc:

- Ngày 18-5-1949, thành lập Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt do Thượng toạ Tố Liên làm Hội trưởng; tháng 8 cùng năm đổi tên là Hội Tăng Ni Bắc Việt; đến ngày 9-9 năm 1950 đổi thành Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt và tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ, ra báo Phương tiện1.

Cũng tháng 5 năm 1949, tái lập Hội Việt Nam Phật giáo (tức Hội Phật giáo Bắc Kỳ đổi tên ngày 19-5-1945) tại chùa Quán Sứ, do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng.

- Hội Phật tử Việt Nam thành lập tại chùa Chân Tiên, Hà Nội do cư sĩ Tuệ Nhuận Văn Quang Thuỳ làm Hội trưởng, ra tạp chí Bồ Đề tân thanh2.

Tại miền Trung:

- Sơn môn Tăng già Trung Việt được thành lập tại chùa Thừa Thiên, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ.

- Hội An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học do cư sĩ Lê Văn Định làm Hội trưởng.

Tại miền Nam:

- Ngày 25 tháng 2 năm 1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, Hội trưởng Ban Quản trị tạm thời là bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, Hội quán tạm là chùa Khánh Hưng, năm 1957 xây chùa Xá Lợi làm trụ sở3.

- Tháng 6 năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, trụ sở tại chùa Ấn Quang, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự trưởng4.

Công cuộc vận động

Với tâm nguyện chấn hưng cho thích hợp với trào lưu cấp tiến hiện tại, thiền sư Khánh Hòa năng nổvận động khắp ba miền, gặp gỡ trao đổi không những chư tôn đức màcòn các nhân sĩtríthức mộđạo, tuy nhiên, vẫn gặp lắm gian nan bởi những người thiếu tầm nhìn quán xuyến. Tuy vậy, tháng Giêng năm Mậu Thìn (1928) một tổ chức Phật giáo đầu tiên, gọi là Ban Chức sự Phật học viện. Trụ sở Ban Trị sự đặt tại chùa Linh Sơn (nay là đường Cô Giang, quận I, TPHCM).

Thành quả của phong trào chấn hưng:

Trước hết là Phật giáo đi vào hoạt động kết hợp các tổ chức rời rạc trước đây như:

- Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học do Hòa thượng Khánh Hòa lập năm 1931 (năm 1951, Cư sĩ Mai Thọ Truyền lập lại, lấy tên là Hội Phật học Nam Việt).

- Hội Tăng già Nam Việt thành lập tháng 6-1951.

- An Nam Phật học hội do Cư sĩ Lê Đình Thám lập năm 1932.

- Hội Phật giáo Bắc Kỳ do Cư sĩ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934.

- Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên lập năm 1949 (năm 1950 đổi thành Hội Tăng già Bắc Việt).

Qua công cuộc chấn hưng, nhiều trường đào tạo Tăng tài có đạo hạnh, có trình độ Phật học và thế học xứng đáng một sứ giả Như Lai.

Việt ha kinh tng

Song song củng cố về mặt tổ chức, giảng dạy kinh điển cho Tăng tín đồ, xuất bản sách báo, ngài Khánh Hòa còn chủ trương Việt hóa kinh tạng, cập nhật tin tức Phật giáo thế giới. Một điều mà ni giới hiện nay được so vai góp phần trong ngôi nhà chánh Pháp, phải kể đến công lao chấn hưng mà tổ Khánh Hòa có công giáo dục Ni bộ về đạo học lẫn giới hạnh và kiến thức cập nhật đương thời trong lúc ngài lui về dưỡng lão tại quê nhà. Những chư ni nổi tiếng hiện nay là sự tiếp nối kế thừa từ công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ, nhưng trên đường hoằng hóa gặp phải những chướng duyên, Hòa thượng Khánh Hòa cùng Tổ Huệ Quang lui gót trở về Lục tỉnh. Tổ Huệ Quang, Pháp Hải, Khánh Anh... thành lập Liên Đoàn Phật học xã nhằm tiếp tục con đường đào tạo Tăng tài. Năm Quý Dậu (1933), vẫn không nản lòng, ngài cùng các tổ chức này có hình thức di động không trú xứ, luân phiên mỗi chùa 3 tháng phải chu toàn, đài thọ các mặt hoạt động của Liên đoàn, sau đó lại đến chùa khác. Tổ chức này ra đời bằng nghi thức khai Gia giáo, bắt đầu từ chùa Từ Hòa (chùa Tổ Huệ Quang) thuộc làng Long Hòa, huyện Tiểu Cần; rồi đến khai giảng tại chùa Thiên Phước, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, sau đó đến chùa Viên Giác, tỉnh Bến Tre. Nhưng công việc đang hanh thông giữa chừng thì lại gặp chướng duyên, xem như gãy đổ hoàn toàn (năm 1934).

Năm Giáp Tuất (1934), ngài lại cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải... và các cư sĩ tỉnh Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học do ngài làm Pháp sư. Ngài cho xuất bản tạp chí Duy tâm và thỉnh Đại Tạng, Tục Tạng để làm tài liệu nghiên cứu và dịch giảng. Bên cạnh đó, ngài còn kiến tạo Phật học đường và khóa đầu tiên được khai giảng năm Ất Hợi (1935) với số lượng học Tăng ba mươi vị. Trong số đó có các ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ... Hội Lưỡng Xuyên Phật học và tạp chí Duy tâm tồn tại cho đến năm 1945.

Tổ Khánh Hòa còn chiêu mộ các vị cùng chí hướng, và với sự cộng tác của một số cư sĩ tại Sài Gòn như các ông Phạm Ngọc Vinh, Huỳnh Văn Quyền, Trần Nguyên Chấn, Trần Văn Khuê, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Phổ và Nguyễn Văn Cần... thành lập hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học. Hồi đó Khánh Hòa đã năm mươi lăm tuổi. Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập năm 1931, điều lệ của Hội được phê y ngày 26 tháng 8 năm ấy. Thiền sư Từ Phong chùa Giác Hải ở Chợ Lớn được bầu làm Chánh Hội trưởng. Khánh Hòa giữ trách vụ Phó Hội trưởng.

***

Theo tinh thần nhà Phật, không có cái gì tự nhiên mà có cũng không có cái gì tự nhiên mà mất; nước bốc hơi làm mây, mây tụ tán thành mưa, mưa trở lại thành nước. Một khi nơi này hết duyên thì nhân tố sẽ biến dạng trong một môi trường thuận lợi khác để sinh tồn và phát triển.

Đã có nhiều tư liệu nghiên cứu về Tổ Khánh Hòa, vì thế, nơi đây không trở lại dấu chân lịch sử cũ; chỉ nhắc đến những dấu ấn của người suốt quá trình vận động phục hưng Phật giáo lúc bấy giờ.

Sanh trong thời loạn, kết duyên với đạo trong thời trẻ; ý thức phục hoạt Phật giáo trong giai đoạn bị kềm kẹp bởi chính sách bất bình đẳng tôn giáo. Ngoài những đồng đạo cùng chí hướng như các tổ Huệ Quang, Pháp Hải và Khánh Anh, Hội Lục hòa Liên hiệp với mục đích là vận động thành lập một hội Phật giáo Việt Nam Toàn quốc làm cơ sở chấn hưng Phật giáo.

Ngài bôn ba từ Nam ra Trung, được hiệp thông với tổ Bích Liên, Liên Tôn và nhiều cư sĩ tâm đạo có uy tín... nhằm bắt đầu một công cuộc chấn hưng.

Bộ “Thái Hư Toàn Thư” là một công trình luận tạng đồ sộ và bộ Đại Tạng có giá trị to lớn đối với nền Phật học Việt Nam cận đại mà phong trào chấn hưng do thiền sư Khánh Hòa chủ trương đã cung thỉnh về bảo lưu tại chùa Linh Sơn.

Thiền sư Khánh Hòa xứng danh là bậc Long tượng của nhà Phật, đã lưu lại cho hậu thế một gương sáng chấn hưng Phật giáo trong thời đất nước nhiều nhiễu nhương.

 


1. Nguyễn Đại Đồng, Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (từ 1920-1953), Nxb Tôn giáo, 2008, tr 297, 311.

2. Sách đã dẫn, tr. 300.

3. Ban Quản trị chùa Xá Lợi, Lịch sử hoạt động Hội Phật học Nam Việt (1951-1974), Chùa Xá Lợi, 1992, tr. 3.

4. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Biên niên sử Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr. 120-121.

 

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Những áng mây trắng - Thơ: Hoang Phong - Diễn ngâm: Hồng Vân
    • Mẹ ơi - Thơ: Thích Phước Hạnh - Nhạc: Hoàng Lan
    • Khúc ca Tịnh Độ - Lời: Thích Phước Hạnh - Nhạc: An Sơn
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 19
    • Số lượt truy cập : 6116488