Thông tin

HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TRANG (1933-2008)

 

 

Hòa thượng thế danh Huỳnh Hữu Thọ, sinh năm QuýDậu (1933) tại xã Nhựt Minh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Thân phụ là cụ ông Huỳnh Văn Mới, pháp danh Thiện Tâm; thân mẫu là cụ bàNguyễn ThịNgôn, pháp danh Hiền Ngọc. Ngài là người con thứ sáu trong gia đình tám anh em.

Từ những năm đầu thập niên 50, Tổ Minh Đăng Quang hướng dẫn đoàn du tăng về hành đạo, giáo hóa tại thị xãTân An và huyện ThủThừa, tỉnh Long An, ông bà thân sinh và anh chị em ngài đều có duyên lành được nghe Tổ thuyết pháp, ban truyền Tam quy ngũ giới, ngài được Tổ ban cho pháp danh là Thiện Hữu. Nương theo duyên lành này, cả gia đình ngài đều tu hạnh cư sĩ tại gia, hộ trì Tam bảo.

Khi còn là cư sĩ, ngài thường hay tới lui đạo tràng tịnh xá Ngọc Thành, thị xã Tân An để tham vấn đạo lý. Đến năm 1955, Trưởng lão Giác Tánh dẫn đoàn du tăng hành đạo dừng chân lại tịnh xá Ngọc Thành, khai đàn thuyết pháp. Cảm mến đức độ Trưởng lão, ngài xin được xuất gia giải thoát. Vào ngày mùng 10 tháng 9 năm 1955, Trưởng lão hoan hỷ thu nhận ngài làm môn đệ và ban cho pháp danh Giác Trang. Từ đó, ngài theo hầu Trưởng lão bổn sư trên đường vân du hóa đạo khắp các tỉnh miền Tây.

Ngày Rằm tháng Chạp năm 1955, ngài được thọ Y bát giới Sa di tại tịnh xá Ngọc Quang, thị xã Sa Đéc. Đến năm 1956, Đệ nhịTổ Giác Chánh, Trưởng lão Tăng chủ Giác Tánh vàTrưởng lão Tri sự Giác Như dẫn đoàn du tăng ra miền Trung giáo hóa. Ngài lại códuyên lành theo hầu thầy đi vân du hóa duyên hành đạo.

Năm 1958, đoàn du tăng trở lại miền Tây và dừng chân tại tịnh xá Liên Trung, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang, nay là tịnh xá Ngọc Liên, TP. Cần Thơ. Tại đây, ngài được chư tôn đức trong Giáo đoàn chứng minh truyền thọ Y bát Cụ túc giới Tỳ kheo.

Sau 3 năm thọ Cụ túc giới, ngài dần dần trưởng thành trong giáo pháp. Đến năm 1960, Trưởng lão Giác Tánh dẫn Giáo đoàn ra miền Trung hành đạo và thành lập Giáo đoàn II, xây dựng đạo tràng tịnh xá, mở mang mối đạo, ngài được bổn sư ủy cử ở lại trợ lýTrưởng lão Tri sự Giác Như, quán xuyến công việc chung của Giáo đoàn, chịu trách nhiệm việc phân bổ trụ trì về các tịnh xá thuộc Giáo đoàn I.

Đến năm 1965, Hòa thượng tự thân đảm nhận trụ trì mỗi khóa 3 tháng, giáo hóa nhiều nơi. Cụ thể là tịnh xá Ngọc Viên - Vĩnh Long; tịnh xáNgọc Quang - Sa Đéc; tịnh xá Ngọc Thạnh - Tây Ninh; tịnh xá Ngọc Thành - Long An; tịnh xá Ngọc Tường - MỹTho; tịnh xá Ngọc Vân - TràVinh; tịnh xá Ngọc Trung - Thốt Nốt; tịnh xá Ngọc Giang - Long Xuyên; tịnh xá Ngọc Minh - Cần Thơ; tịnh xá Ngọc Liên - Bạc Liêu...

Dù đi đâu, ở đâu, trung du hay đồng bằng Nam Bộ, miền Đông hay miền Tây, dù đang thực hiện công việc lớn hay nhỏ, bận rộn hay thong thả, ngài đều tự mình hành trì, tự mình thu thúc trong phạm hạnh, không xao lãng, không bỏ phí thời gian. Những người có duyên lành diện kiến đều cảm nhận nơi ngài tâm hồn của một vị chân tu thanh tịnh với thân hành, khẩu hành an trú trong giới luật.

Từnăm 1980, Hòa thượng về trụ trì tịnh xá Ngọc Chánh, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cho đến ngày viên tịch. Với trọng trách của vị trụ trì, hàng ngày Hòa thượng luôn để tâm chăm sóc, trang nghiêm đạo tràng, khuyến tấn chư Tăng cộng trụ cùng hành trì chương trình tu học trú dạ lục thời của người xuất gia. Đồng thời, ngài thường xuyên hướng dẫn giúp cho bá tánh cư sĩ tại gia biết tu tiến tự thân và hộ trì Tam bảo.

Hòa mình với Phật giáo và xã hội, Hòa thượng luôn thể hiện tinh thần phụng sự, lợi đạo ích đời của một thầy Tỷ kheo sống theo Chánh pháp. Ngài lần lượt đảm nhiệm các vị trí:

- Thành viên Ban Kiểm Tăng Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh;

- Cố vấn chứng minh Ban Đại diện Phật giáo Quận Bình Thạnh;

- Thành viên Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội vàThành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh;

- Cố vấn chứng minh Giáo đoàn I và Hệ phái Khất Sĩ.

Trong 4 năm liền, từ năm Giáp Thân (2004) đến năm Đinh Hợi (2007), Hòa thượng là Thiền chủ trường hạ tập trung của Hệ phái tại Tịnh xáTrung Tâm, Bình Thạnh.

Trong mấy mươi năm sức khỏe còn tương đối tốt, ngài thường trực tiếp vận động ủng hộvà tham gia các chuyến thăm viếng, tặng quà cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt miền Tây và miền Trung bằng tấm lòng xả kỷ lợi tha. Đối với các hoạt động của Giáo hội, ngài rất quan tâm và âm thầm ủng hộ định kỳ các khóa đào tạo, các trường Phật học, thuộc ngành Giáo dục Tăng ni; các khóa đào tạo, bồi dưỡng giảng sư của ngành Hoằng pháp Trung ương và thành phố... Hòa thượng được Giáo hội tấn phong giáo phẩm Thượng tọa tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ III năm 1992; giáo phẩm Hòa thượng tại Đại hội kỳ V năm 2002. Tại Đại hội kỳ V (2002) và kỳVI (2007), ngài được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ đầu năm 2003, sức khỏe của Hòa thượng theo duyên tăng giảm. Ngài thường về tịnh dưỡng tại tịnh xá Ngọc Tường, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Đến tháng 6 năm 2005, bác sĩ ở Bệnh viện Ung Bướu cho biết ngài ung thư gan giai đoạn cuối, cần nên nhập viện ngay để chữa trị. Hòa thượng cho chư Tăng và Phật tử cận sự biết bệnh tình nhưng lại quyết định không nhập viện và bày tỏ ý nguyện về lại tổ đình tịnh xá Ngọc Viên, Vĩnh Long tịnh dưỡng.

Công việc trụ trì chăm sóc tịnh xá Ngọc Chánh, Hòa thượng ủy nhiệm cho Thượng tọa Thích Giác Tuân. Mấy tháng sau, ngài cho biết trong mình vẫn khỏe. Lúc bấy giờ lại có duyên sự ở Như Lai Thiền Tự tại San Diego, Hoa Kỳ và Thiền viện Minh Quang ở Sydney (Úc), tổ chức lễ khánh thành vào tháng 9 và tháng 11 năm 2005; cả 2 nơi đều cung thỉnh Hòa thượng cùng chư tôn đức chấn tích quang lâm chứng minh. Sư hoan hỷ hứa khả và tỏ ý muốn du hành xa một chuyến, ngài nói: “Bnh thđbnh rồi, đi xa một chuyến vừa thể hiện đo tnh sơn môn php lữ, vừa cdp vân du với huynh đệ để nhớ li thời gio đon cn đi du phương hnh đo, thời cn Thầy Tổ ngy xưa, chuyện sống chết hy cứ ty duyên”. Chuyến đi xa kéo dài nhiều tuần, mọi người cứ lo lắng, ái ngại cho Hòa thượng. Điều lạ là suốt cuộc hành trình, sức khỏe ngài vẫn bình thường. Chuyến đi với sự chứng dự của ngài đã được thực hiện mười phần viên mãn, để lại những ấn tượng khó quên về hành trạng và phong thái của một vị đạo sư mẫu mực, cao khiết mà vẫn thân tình. phật sự hoàn thành, tình nghĩa sơn môn càng thêm đậm nét.

Sau mùa An cư năm Bính Tuất (2006), sức khỏe Hòa thượng không được ổn định, phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Y bác sĩ nơi đây tận tình chăm sóc, Hòa thượng lại vượt qua những lần trở bệnh thập phần nguy hiểm. Ngài bảo: ‘Sống chết là chuyện thường’ và lại có ý nguyện đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện một duyên sự ngõ hầu góp phần trong việc xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; đồng thời sẽ đi dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứVI, nhiệm kỳ2007-2012 được tổ chức tại thủ đô HàNội. Và rồi, tâm nguyện dự Đại hội đã được thực hiện tròn xong. Việc góp phần xây dựng Học viện, ngài đã để lại cho hàng môn đệ tiếp tục theo con đường phụng đạo ích đời, nhất là cho sự nghiệp giáo dục của Phật giáo Việt Nam.

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Hợi, bịnh duyên tái phát nên ngài phải nhập viện, đến ngày 12 tháng Chạp, Hòa thượng quyết định xuất viện về lại tịnh xá Ngọc Tường tịnh dưỡng. Đến 02 giờ25 phút ngày Rằm tháng Chạp năm Đinh Hợi (nhằm ngày 22.01.2008), Hòa thượng xả báo an tường theo về với Phật. Trụ thế 75 năm, Hạ lạp 50 năm.

Duyên hóa độ đã mãn, Hòa thượng trở về cảnh an lành của chư Phật, nhưng công đức và đạo hạnh của ngài vẫn còn sống mãi trong tâm tư, ký ức của hàng pháp hữu, Tăng ni, Phật tử và môn đồ pháp quyến.

 


- Tiểu sử đăng trong trang nhà Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam.

- Tỳ kheo Đồng Bổn sưu tầm và biên tập.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 132
    • Số lượt truy cập : 6949746