HÒA THƯỢNG THÍCH PHƯỚC HUỆ (1922-2012)
Hòa thượng Thích Tắc Phước thế danh Trần Văn Cảnh, pháp danh Lãng Điền, pháp hiệu Tắc Phước, pháp tự Phước Huệ, sanh năm Ất Sửu (1925), quê ở tại ấp Mỹ Thủy, xã Thạnh Mỹ Lợi, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoạch, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ngọc. Gia đình trung nông, phúc hậu và là tín đồ của Phật giáo, rất tôn kính Tam Bảo.
Vào năm 13 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tiểu học Pháp-Việt, được sự đồng ý của song thân, ngài đến xuất gia với Hòa thượng Thích Đạt Đức, trụ trì chùa Thiền Tôn, ngôi chùa ở quê hương mà ngài thường cùng bà nội đi lễ Phật. Ngài được thầy bổn sư ban pháp danh là Lãng Điền.
Năm 15 tuổi, ngài được bổn sư cho đi nhập chúng tu học ở chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, theo sự giáo huấn của sư cụ trụ trì Thích Liễu Thiền (1885-1956).
Năm 16 tuổi, ngày 19 tháng 2 năm Canh Thìn (27.3.1940), Hòa thượng được bổn sư cho thọ giới Sa di tại đàn giới chùa Tôn Thạnh (cùng thọ giới có ngài Thích Tắc Thành) được thầy bổn sư đặt pháp tự là Tắc Phước, pháp hiệu Phước Huệ, thuộc dòng truyền thừa đời thứ 23 của Thiên Thai tông tính từ bài kệ của Tổ Bá Tòng bên Trung Quốc và là đời thứ 3 của Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán tông.
Năm 21 tuổi, nhắm ngày vía đức Quán ThếÂm Bồtát năm Ất Dậu (01.4.1945), ngài được đăng đàn thọ giới cụ túc tại giới đàn chùa Tôn Thạnh với Đàn đầu Hòa thượng Thích Liễu Thiền. Sau khi đắc giới, ngài trở về chùa Thiền Tôn, phụ giúp Sư chú là Hòa thượng Thích Đạt Từ (1892-1976), tổ chức các sinh hoạt Phật sự.
Năm Bính Tuất (1946), Hòa thượng đến vùng BàHom, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, xin vào học Phật học đường Liên Hải, do 2 Thượng tọa Thích Quảng Minh vàThích TríTịnh (1917-2014) khai sáng vàgiảng dạy.
Đầu năm Tân Mẹo (1951), Thượng tọa Thích Thiện Hòa (1907-1978) sau khi học giới luật ởmiền Bắc liền trở về Nam. Lúc bấy giờ, Thượng tọa vận động các Phật học đường: Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp lại thành một, gọi là Phật học đường Nam Việt, do Thượng tọa Thích Thiện Hòa làm Giám đốc. Trường đặt tại chùa Ứng Quang, số243, đường Sư Vạn Hạnh, ChợLớn; ngay sau đóđổi tên thành chùa Ấn Quang. Kếtiếp, Hòa thượng cùng chúng bạn học như: Thích Bửu Huệ, Thích Tịnh Đức, Thích Thiền Tâm (1924-1992), Thích Đạt Bửu v.v… theo học khóa Cao đẳng Phật học đầu tiên ở chùa Ấn Quang. Năm Giáp Ngọ (1954), Hòa thượng tốt nghiệp hạng giỏi.
Sau khi tốt nghiệp các lớp Phật học, Hòa thượng bắt đầu chútrọng vào việc đào tạo tăng tài cho Phật Giáo Việt Nam. Hoạt động Phật sựchính yếu của Hòa thượng diễn ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hòa thượng hợp cùng pháp sư Tịnh Đức thành lập và làm Giám đốc Phật học đường Long Xuyên ở chùa Bình Đức, tỉnh An Giang, thuộc chi hội Phật học Long Xuyên.
Là một trong những Giảng sư Phật học nổi tiếng toàn quốc thời bấy giờ, nên năm Bính Thân (1956), Hòa thượng được Giáo hội Tăng giàNam Việt thiên chuyển về Sài Gòn, làm Giáo sư kiêm Giám viện (sau làĐốc giáo) Phật học đường Nam Việt tại chùa Ấn Quang và Phật học ni trường Dược Sư, tỉnh Gia Định. Đây làhai cơ sởgiáo dục Đại học Phật giáo hàng đầu của Việt Nam. Ngoài ra, Hòa thượng còn đảm trách giảng dạy tăng ni, trong tông phái Thiên Thai Giáo Quán tại chùa Pháp Hội ở Sài Gòn và Pháp Quang ở cầu Nhị Thiên Đường, Chợ Lớn.
Năm Đinh Dậu (1957), Hòa thượng làm Quản nhiệm nhà in Sen Vàng do Thượng tọa Thích Thiện Hòa làm Giám đốc sáng lập, cơ sởởsau chùa Ấn Quang. Đây là cơ sở in ấn đầu tiên của Giáo hội, góp phần không nhỏ vào việc truyền bá Phật pháp trên toàn quốc.
Năm Canh Tý (1960), trong kỳ Đại hội toàn quốc Giáo hội Tăng giàNam Việt, ngài được tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa.
Đầu Quý Mẹo (1963), Hòa thượng làm Tổng Thơ ký phái đoàn Giáo hội Tăng già Nam Việt, tham dự Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Tháng Giêng năm Giáp Thìn (1964), đểcủng cốtinh thần đoàn kết trong tăng ni vàtín đồPhật tử, chống lại kỳthị, đàn áp Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, trụsởtại chùa Ấn Quang. Hòa thượng được suy cửchức Ủy viên Nghi lễ vụ, trực thuộc Tổng vụ Pháp sự, kiêm Chánh Đại diện Phật giáo miền Huệ Quang. Bấy giờ, từ tỉnh Quảng Trị tới mũi Cà Mau, Phật giáo chia thành 8 miền, đặt tên theo tên các bậc cao tăng Việt Nam; hai miền Khánh Anh và Huệ Quang thuộc miền Tây Nam Việt.
Năm Tân Hợi (1971), tại Đại hội Khoáng đại kỳ I Phật giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán tông, tổ chức tại chùa Pháp Hội, quận Mười, Hòa thượng được đại hội suy cử giữchức PhóBan Trịsựtông Thiên Thai Giáo Quán.
Nhằm thể hiện tinh thần hòa hợp, chung lo Phật sự, phát huy đạo pháp, năm Quý Sửu (1973), Hòa thượng được Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cửđảm nhận chức Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thượng tọa Thích Tắc Thành (1930-2009) giữchức Tổng Vụphó, Đại đức Thích Tắc Trụ làm Thơ ký.
Năm Giáp Dần (1974), do Hòa thượng Thích Thiện Hòa lâm bệnh nặng, một Hội đồng Quản trị tổ đình Ấn Quang gồm 9 vị, do Thượng tọa Thích Huệ Hưng (1917-1990) làm Tổng lý, Hòa thượng được công cửgiữchức PhóTổng lýNội vụ, để đảm đương Phật sự, trông coi các cơ sởtrục thuộc như: Đại Tòng Lâm, thuộc tỉnh Phước Tuy; An Dưỡng Địa ở chùa Huệ Nghiêm, thuộc huyện Bình Chánh, Gia Định; nhà in Sen Vàng ở khuôn viên chùa Ấn Quang, v.v…
Năm Ất Mẹo (1975), ngài được Hòa thượng Đàn chủ Thích Đạt Hảo (1915-1996) thỉnh làm Yết ma A xà lê trong Đại giới đàn chùa Pháp Giới, phường Cầu Tre, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, ban bố giới pháp cho hơn trăm giới tử thọ Tỳ kheo, trong đó có cố Thượng tọa Thích Minh Phát (1956-1996). Miền Nam mới vừa giải phóng, tình hình an ninh còn nhiều khó khăn, Giới đàn này là sự cố gắng và thành công lớn.
Trong thời gian hoằng pháp tại Việt Nam, Hòa thượng đã trùng tu, tiếp nhận và kiến lập nhiều ngôi chùa như:
- Chùa Thiền Tôn 2, nay ở đường Nguyễn Thị Định, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Phước Huệ ở xã Trảng Bom, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa,
- Chùa Phước Thạnh ở Rạch Ròi do Pháp sư Thiện Thuận trụ trì,
- Chùa Quảng Đức tại cơ sở của chi hội Phật học Long Xuyên,
- Chùa Bửu Long ở Mỹ Luông, An Giang.
Hòa thượng sang Australia định cư vào năm 1980, tại thành phố Melbourne và chọn thành phố Fairfield, Sydney để cư trú.
Năm 1981, ngài lập Niệm Phật đường Phước Huệ tại Fairfield, sau khi chuyển đổi về một địa điểm khác cùng vùng thì lấy tên chùa Phước Huệ.
Cuối năm 1981, ngài thành lập Tổng hội Phật giáo Australia và New Zealand, một tổ chức lãnh đạo và hỗ trợ cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Australia và New Zealand.
Năm Nhâm Tuất (1982), tại Australia, trong kỳ họp lần thứ nhất của Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Australia và New Zealand, ngài được suy tôn lên hàng giáo phẩm Hòa thượng, từ đó Hòa thượng dùng pháp tự Phước Huệ.
Từ năm 1987-2008, Hòa thượng làm Viện trưởng Viện Hoằng đạo. Năm Đinh Mẹo (1987), Hòa thượng và Thủ hiến Barrie Unworth cùng hành lễ đặt đáxây dựng Phước Huệ Công đức Tòng lâm tại Wetherill Park NSW.
Năm Ất Hợi (1995), Hòa thượng được cung thỉnh vào ngôi vị Trưởng lão Hội đồng Phật giáo Tăng già Thế giới, được tổ chức ở Malaysia. Năm này, vào ngày quốc khánh Australia, Toàn quyền Australia đại diện Nữ hoàng Anh Quốc trao tặng Hòa thượng huy chương “Order Australia Medal” OAM, vì những đóng góp tích cực xây dựng cho nước Australia trên nhiều bình diện khác nhau và vì công lao phục vụ cộng đồng của Hòa thượng.
Năm Tân Tỵ (2001), chùa Phước Huệ là ngôi chùa đầu tiên ở Nam bán cầu, được hân hạnh tổ chức Đại hội Ban Chấp hành Hội đồng Phật giáo Tăng già Thế giới, nhiệm kỳ 7 lần thứ nhất, và Đại hội Khoáng đại Thanh niên Tăng già Thế giới lần thứ 3. Đây là lần đầu tiên tại Australia, một Đại hội Phật giáo quy mô mang tầm vóc quốc tế, với sự hiện diện gần 200 chư tôn đức tăng ni đến từ trên 24 quốc gia, hội họp, bàn thảo về nhiều đề tài quan trọng, như Giáo hội, tu học…
Đầu năm Nhâm Ngọ (2002), Hòa thượng sang Thái Lan cung thỉnh 9 viên ngọc Xá Lợi bao gồm tóc, xương, răng của Phật được tôn trí ở bảo tháp Xá Lợi Phật tại chùa Phước Huệ. Đây là ngôi bảo tháp đầu tiên của Phật giáo Việt Nam được kiến tạo tại Australia.
Ngài luôn quan tâm tới vấn đề an sinh cứu tế đồng bào khi gặp cảnh thiên tai, khó khăn. Ngài thành lập và là Chủ tịch Hội Từ thiện Phật giáo Úc Việt, có tên ngắn là VABAT (Vietnamese-Australian Buddhist Assistance Trust), cứu trợ nhiều nơi trên thế giới và mổ mắt cườm cho đồng bào Việt Nam.
Hòa thượng đã trực tiếp và gián tiếp tác động cho nhiều ngôi chùa được xây cất tại các tiểu bang Victoria và New South Wales. Ngài cũng làm lễ chứng minh đặt viên đá xây dựng Phước Huệ Đạo tràng tại Mỹ, chùa Quang Minh và chùa Hoa Nghiêm ở Victoria, Australia.
Cuối năm Quý Mùi (2003), Hòa thượng khai sơn Đại tòng lâm Phật giáo trên khu đất 24 mẫu, vùng Peatridge, thành phố Gosford, tiểu bang New South Wales.
Trong các chuyến đi Phật sự, Hòa thượng Phước Huệ tiếp nhận thêm nhiều chùa vào hệ phái Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm như:
- Chùa Dược Sư do Ni sư Như Hòa trụ trì,
- Chùa Phổ Hiền do Thượng tọa Duy Tín trụ trì,
- Chùa Từ Bi Quan Âm do thầy Minh Đạo trụ trì,
- Chùa Phật Bửu do sư cô Minh Phước trụ trì,
- Chùa Bảo Quang do Đại đức Phước Quang trụ trì,
- Chùa Phổ Đà Nam Hải ở Noumea.
Hòa thượng Phước Huệ là vị Tăng Việt Nam đầu tiên truyền bá và phát triển Phật giáo Việt Nam vào hòn đảo New Caledonia.
Để có người truyền trì mạng mạch Phật giáo cũng như tông môn, Hòa thượng thường kiến lập giới đàn để truyền trao giới pháp cho những vị có lòng mong cầu.
Ngài còn tổ chức Đại hội Liên hữu Phước Huệ đạo tràng, các khóa tu học ngắn ngày vào mỗi cuối năm, theo truyền thống tu học xuất gia ngắn hạn của Phật giáo Nguyên thủy; khóa an cư ba tháng tại chùa Phước Huệ vào dịp mùa đông bên Úc, khóa huấn luyện trụ trì, hoằng pháp và hành chánh cho chư tăng ni và Phật tử theo hình thức gia giáo, các khóa Phật học căn bản, khóa Phật pháp hàm thụ cho các Phật tử tại gia để nâng cao trình độ giáo lý...
Ngài chú trọng tới việc gìn giữ văn hóa Phật giáo và Dân tộc. Ở Úc, ngài khai mở Trường Việt ngữ Bồ Đề, sau nhiều năm, trường phát triển thành ba trường: Bồ Đề 1, 2 và 3. Ngài chủ trương và khuyến khích đệ tử tăng ni học thêm ngoại điển để sử dụng vào việc hoằng dương Phật pháp. Tuy nhiên, ngài luôn đặt trọng điểm cho tăng ni trau dồi nội điển.
Hòa thượng đã nhiều lần đại diện giáo hội và Phật giáo Australia tham dự các đại hội Phật giáo như:
- Đại hội Phật giáo đồ hữu nghị thế giới tại Nepal.
- Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới được tổ chức bởi Phật giáo Đài Loan.
- Đại hội Tăng già Phật giáo Thế giới được tổ chức ở Đài Bắc.
- Đại hội Hữu nghị Phật giáo Thế giới ở Hàn Quốc.
- Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tại chùa Nam Thiên ở Úc.
- Đại hội Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI lần thứ 2 của Hội đồng Phật giáo Tăng già Thế giới tại Colombo, Tích Lan.
- Đại hội Hữu nghị Liên Tôn ở Jakarta, Indonesia.
- Hội nghị Liên Tôn tại Cebu, Philipines được tổ chức bởi chính phủ các nước Á châu.
Hòa thượng hiện là Tông trưởng Phước Huệ Sơn môn Học phái, Pháp chủ tổ đình Phước Huệ, tại Wetherill Park, tiểu bang New South Wales, nguyên Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Australia-New Zealand, cựu Chủ tịch Tổng hội Phật giáo Úc (Buddhist Federation of Australia), là thành viên lâu năm trong Hội đồng Trưởng lão của Hội đồng Tăng già Phật giáo Thế giới, Hòa thượng có lẽ đã là vị lãnh đạo Phật giáo thâm niên và cao cấp nhất tại Úc.
Theo thời gian, thân ngũuẩn dần suy, tuổi cao sức yếu, Hòa thượng cóbịnh, các bác sĩvàmôn đồtứchúng cốgắng chăm sóc thuốc thang. Như ngọn đèn dầu sắp lụn lúc cạn dầu, Hòa thượng đã an tường xả bỏ báo thân vào lúc 2 giờsáng, ngày mùng 6 tháng giêng năm Nhâm Thìn; nhằm thứ bảy, ngày 28 tháng 01 năm 2012, hưởng thọ 91 tuổi, 70 pháp lạp. Tông môn pháp phái hợp cùng môn đồ tứ chúng, đồng cử hành lễ tang trang nghiêm, long trọng tại chùa Phước Huệ ởSydney, Australia.
Gần suốt cuộc đời của Hòa thượng, khi bắt đầu tuổi niên thiếu thì xuất gia học đạo, trở thành vị Tăng tài phục vụ đạo pháp, chưa hề ngừng nghỉ, quả là công hạnh lớn lao. Sự hoằng pháp của ngài không chỉ đến với người Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến người Tây phương ở các quốc gia như Úc, New Zealand, Mỹ và New Caledonia. Những điều ngài làm đã góp phần gieo giống Bồ Đề, tỏa sáng giáo lý Phật đà ở các nước kể trên.
- Bản tiểu sử của tổ đình Phước Huệ soạn.
- Đăng trên trang nhà chùa Kim Quang-Australa.
- Đối chiếu bổ sung từ bản tiểu sử do TT Thích Tắc Phi cung cấp.
- Tỳ kheo Thích Đồng Bổn biên tập lại.
Tin tức khác
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 31 – THÁNG 1 NĂM 2020
- NHÂN VẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 30 – THÁNG 10 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 29 – THÁNG 7 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 28 – THÁNG 4 NĂM 2019 (PL. 2563)
- KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TỪ QUANG TẬP 27 – THÁNG 1 NĂM 2019 (PL. 2562)
Bình luận bài viết