Thông tin

HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐẠO (1924-2003)

 

 

Hòa thượng pháp húy Nhựt Thành, pháp hiệu Quảng Đạo, nối pháp đời thứ 41 thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ, thế danh là Đỗ Văn Nữa. Ngài sinh năm 1924 tại xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, là con út trong một gia đình nông dân kính tin Tam bảo và trong dòng họ đã có nhiều người xuất gia.

Năm 1929, lúc mới lên 5 tuổi, do lòng mến mộ đạo, ngài được song thân chấp thuận cho đến quy y với Hòa thượng Thích Huệ Long, húy Hồng An, Viện chủ chùa Linh Bửu. Vì tuổi còn quá nhỏ nên ngài được Sư tổ tận tình dạy bảo hai thời công phu tụng niệm.

Năm 1935, ngài 12 tuổi, được Sư tổ làm lễ thế phát và truyền thọ Sa di giới. Từ đó, ngài thường xuyên theo thầy học đạo, nghiên cứu giáo lý và hàng năm còn được Sư tổ cho tham gia vào các trường hạ để trau dồi giới đức.

Đến năm 1957, ngài được đăng đàn thọ Cụ túc giới tại tổ đình Linh Nguyên ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do Hòa thượng Đạt Thanh làm Đàn đầu truyền giới.

Sau khi thọ giới ngài xin phép bổn sư được đi tham học nhiều nơi với nhiều bậc cao tăng thiền đức như: Hòa thượng Bửu Sơn, Hòa thượng Quảng Chơn v.v…

Ngày 28.9.1976, Hòa thượng bổn sư trước khi viên tịch, đã phó chúc cho ngài kế thế trụ trì chùa Linh Bửu.

Thực hiện lời di huấn và con đường sự nghiệp của thầy tổ, ngài từ đó một mặt lo chăm chỉ tu học, trau dồi đạo hạnh, tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn thiện nam tín nữ giữ gìn Tam quy ngũ giới, khơi nguồn tính thiện...; mặt khác lo phát huy truyền thống yêu nước, tham gia các phong trào hành động cách mạng tại địa phương.

Ngôi chùa Linh Bửu ngoài chức năng là nơi thờ tự, tu học, chiêm bái, tín ngưỡng của Tăng ni Phật tử huyện Đức Hòa, còn là một cơ sở cách mạng, một địa điểm đón nhận che giấu các chiến sĩ. Trong cuộc chuẩn bị Tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, chùa Linh Bửu là cơ sở cho các cuộc hội họp từ cấp xã tới cấp tỉnh, quân khu… để làm bàn đạp tấn công vào Sài Gòn.

Chính lẽ đó mà chùa Linh Bửu đã ba lần bị bom đạn của chiến tranh đốt phá và chùa Linh Bửu có vóc dáng như ngày hôm nay là nhờ lần trùng tu vào năm 1990.

Với công lao cống hiến suốt đời, tận tụy hy sinh vì đạo pháp và dân tộc, năm 1986, ngài đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Tháng 12 năm 2002, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ V, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Hòa thượng đã được Đại hội suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo định luật vô thường, ngài đã thâu thần thị tịch sau cơn trọng bệnh vào lúc 22 giờ ngày 17 tháng 12 năm Nhâm Ngọ, nhằm ngày 19.01.2003, trụ thế 79 năm với 46 mùa an cư kiết hạ.

 


- Tiểu sử đăng trong báo Giác Ngộ số 162 năm 2003

- Bản tiểu sử do Thượng tọa Thích Nhựt Ấn, chùa Long Thạnh cung cấp.

- Tỳ kheo Đồng Bổn biên tập lại.

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 99
    • Số lượt truy cập : 6949693