Thông tin

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO Ở LƯU VỰC

MÊ-KÔNG VÀ VÙNG CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

 

CHƠN MINH LÊ KHẮC CHIẾU

 

Tóm tắt:

Khảo sát về quá trình du nhập của Phật giáo vào vùng Đông Dương, vùng đất ngày nay thuộc cộng đồng các quốc gia ĐNÁ (khối ASEAN) là khảo sát tầm ảnh hưởng, sự tác động và lan truyền cùng sự hòa quyện của Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa của cộng đồng đa sắc tộc tại các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê-kông đặc biệt là vùng Châu thổ sông Cửu Long. Việc khảo sát này sẽ hình thành cho chúng ta một góc nhìn tâm linh về những kỳ tích, huyền thoại, những truyện cổ tích mang đậm tính chất tôn giáo trong kho tàng văn hóa Phật giáo của từng địa phương các nuớc nơi dòng sông Mê-kông thơ mộng chảy qua.

Người dân do ảnh hưởng tư tưởng của Phật Giáo đã biết bảo vê môi trường điền hình trong các lễ cổ động, người dân đã dùng nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu bằng cả tiếng Thái và tiếng Anh nhằm kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ sông Mê-kông: “Hãy để dòng Mê-kông chảy tự nhiên” hay “Sông Mê-kông là dành cho tất cả mọi người”(1).

Đến với sông Mê-kông, dòng sông Phật giáo, là tiếp cận với đời sống của bao dân tộc, của bao thế hệ. Mọi thành viên trong cộng đồng Asean cần xác định nguồn sống chính của dân tộc mình về vật chất lẫn tâm linh và đấu tranh để bảo vệ nó vì sự sống còn của cà một dân tộc.

Bảo vệ ngưồn nước và bảo vệ dòng chảy của sông Mê-kông phải là trách nhiệm của các nước thành viên trong khối Asean (Đông Nam Á nội địa) nói chung và Việt Nam nói riêng.

Miền Tây sông nước nơi mà cưộc sống người dân gắn liền với sông nước và sống hiền hòa dưới ảnh hưởng của Phật Giáo Nam Tông Khmer. Đây là một bằng chứng về hội nhập giữa ‘Phật giáo và cuộc sống’(2) của người dân vùng sông nước chín rồng này.

I. BỐI CẢNH

Bán Đảo Đông Dương (Indochinese Peninsula 1893-1954).

Khảo sát về địa lý toán học đây là bán đảo thuộc Đông Nam Á, giáp Ấn Độ về phía tây và Biển Đông về phía đông. Theo nghĩa hẹp thì bán đảo Đông Dương bao gồm các nước Đông Dương: Campu- chia, Lào, và Việt Nam(3), nếu ta thêm Myanmar, một phần của Ấn Độ thuộc Anh trước 1947), và Thái Lan sẽ tạo thành (Đông Nam Á lục địa) (Mainland Southeast Asia) hay bán đảo Trung Ấn(4).Trong khi đó các nước còn lại như Brunei, Indonesia, Malaysia, Phi Luật Tân và Singapore tạo nên (Đông Nam Á biển khơi) gọi chung là Đông Nam Á (South East Asia) và đã hợp thành tổ chức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (8-8-1967) (Association of Southeast Asian Nations ASEAN)(5)  có tổng diện tích đất 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích Trái Đất, và có một dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới(6).

+ Tên gọi Đông Dương (Indo-Chine) xuất hiện lần đầu tiên dưới ngòi bút của Conrad Malte Bruun (1775-1826) trong bộ sách Địa lý toán học, hình thể và chính trị của các nơi trên thế giới xuất bản năm 1804. Trong tập 12 của bộ sách này có nói đến các nước Indo-Chine hay vương quốc Tonquin, Cochinchine, Lào(7).

+ Bốn năm sau, tên gọi Indo-Chine lại xuất hiện trong một bài báo của John Leyden (1775-1811) trên tạp chí Nghiên cứu châu Á của Hội châu Á vùng Bengal xuất bản tại Calcutta năm 1808(8).

Sông Mê-kông:

Uốn lượn khoảng 4.909 km qua 6 quốc gia thuộc (ĐNÁ lục địa) với nhiều tên khác nhau: Sông Việt Tiên Giang, Trung Quốc (Hán Việt) Lancang Jiang hoặc (Wade-Giles) Lan-ts’ang Chiang, Thái gọi Mae Nam Khong, Lào gọi Menam Khong, Campuchia gọi Mékôngk và ở Việt Nam là Sông Cửu Long(9). Sông Mê-kông bắt nguồn từ trên vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (đoạn đầu nguồn gọi là Dzachu), băng qua Tây Tạng vào Trung Quốc theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và bắt đầu từ Phnom Penh, Mê-kông chia thành 2 phân lưu: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê-kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông(10) rồi đổ ra Biển Đông. Sông Mê-kông nếu tính theo độ dài đứng thứ 12 thế giới (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³).

Lưu vực sông Mê-kông có tổng diện tích 795,000 km2 trong đó phần nằm trên lãnh thổ của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là hạ lưu vực, chiếm trên 77%(11). Sông Mê-kông tuôn ra biển Đông lượng đất phù sa khoảng hơn 313.000 dặm vuông (810.000 km2)(12). Con sông tưới tẩm phù sa màu mỡ dọc theo hai bờ 6 quốc gia trong đó có Việt Nam tại vùng châu thổ sông Cửu Long.

Hạ lưu vực sông Mê-kông là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới(13). Người ta còn gọi Mê-kông là dòng sông Phật giáo(14). Về mặt tôn giáo không kể vùng thượng nguồn sông Mê-kông [ở Trung Quốc nơi lưu vực sông Lan Thương chảy qua chịu ảnh hưởng của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tây Tạng)], còn về phía hạ nguồn thì tôn giáo chính nơi Mê-kông chảy qua vào Nam Việt Nam là Phật giáo nguyên thủy (PGNT) (Theravàda Buddhism) và ở vùng châu thổ sông Cửu Long lại chủ yếu là Phật giáo Nam tông Khmer(15).

• Khảo sát tầm ảnh hưởng, sự lan truyền cùng sự hòa quyện của Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa của cộng đồng đa sắc tộc tại các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê-kông đặc biệt là vùng Châu thổ sông Cửu Long mang ý nghĩa như thế nào trong trang sử lật lại của vùng Đông Nam Á, một khu vực văn hóa có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc nhưng có tín ngưỡng chung phần lớn là Phật Giáo? Những kỳ tích, huyền thoại, và những tác phẩm và truyện cổ tích đậm tính chất tôn giáo có ý nghĩa gì trong kho tàng văn hóa Phật giáo của từng địa phương các nuớc nơi sông Mê-kông thơ mộng chảy qua?

II. SỰ LAN TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO VÀO LƯU VỰC SÔNG MÊ-KÔNG

Từ những năm đầu Công nguyên vào thế kỷ thứ II, III CN, một trung tâm Phật giáo đã phát triển ở Nagarjunakonda nằm trong thung lũng Krisna (Nam Ấn) đã tạo điều kiện cho một đợt quảng bá đạo Phật mới về phía Đông(16). Rồi vào thế kỷ thứ V CN, một đợt truyền giáo mới lại xuất phát từ trung tâm Phật giáo Kanchipuram, cũng ở Nam Ấn, gần Madras ngày nay, Hai nơi này là những cứ địa xuất phát việc truyền bá Phật giáo Theravada đến Đông Nam Á(17). Cho đến thế kỷ XVII toàn vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Ấn Độ suốt gần 15 thế kỷ. PGNT được phổ biến đến các quần đảo trên Ấn Độ Dương và Đông Nam Thái Bình Dương, để rồi hai đường thủy và bộ lại hội tụ tại Nam Việt Nam ngày nay. Sự lan truyền của đạo Phật vào lưu vực Sông Mê-kông theo hai ngả.

II.1 Theo đường biển

Các dân tộc ở Đông Nam Á đã rất quen thuộc trong việc trao đổi sản phẩm với các thương nhân Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ III trước CN. Đạo Phật đã rất phát triển, có thể nói là tương đương với đạo Bà la môn truyền thống. Sự phát triển tôn giáo đã tác động trở lại đối với thương nghiệp và đặc biệt nền thương nghiệp viễn dương kết nối Nam Ấn Độ và Nam Trung Hoa đã trở nên phồn thịnh ở Đông Nam Á. “Phật Giáo Hoàng Địa” (Suvannabhūmi Buddhasāsana), hay “Phật giáo Nguyên thủy”, cũng một thời hưng thịnh, huy hoàng không kém.

Thời ấy đã có rất nhiều tăng đoàn truyền giáo đạo Phật (người Ấn) theo đường biển Đông Bắc, đem Phật giáo truyền tại những địa phương giao thương, nơi có các bến tàu dọc duyên hải các nước Miến Điện, Xiêm La, Cao Miên, Phù Nam, Chiêm Thành. Dĩ nhiên, hệ thống Giáo Điển Hoàng Địa này đã được ghi lại bằng chữ Nam Phạn (Pāli) hay Bắc Phạn (Sanskrit), mà ngày nay nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo gọi hệ thống này là Phật giáo Nam truyền để ám chỉ các nước Phật giáo Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Ai Lao và một phần Tây Nam miền Nam Việt Nam mà ta gọi là Phật giáo Nam gông Khmer như ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Sóc Trăng .v.v...(18)  Mặt khác, từ Nam Ấn đạo Phật đã theo chân các thương gia theo đường sông vào Đông Nam Á trên “Con đường mua bán gia vị” (Spice trade route).

Vùng Châu thổ sông Cửu Long ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là khu di tích Cạnh Dền ở bán đảo Cà Mau, là một trong những nơi xuất phát và tiếp nhận những dòng giao lưu kinh tế và văn hóa này và sau đó Phật giáo lan đến miền duyên hải Trung bộ Việt Nam ngày nay(19).

II.2 Theo Đường Bộ

Giới Tăng lữ Phật giáo vâng theo lời dạy Đức Phật từ xa xưa(20) “Ngài đã động viên, kêu gọi các đệ tử rằng: “Hỡi các Tỳ kheo! hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh... Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”(21) và các nhà sư Phật giáo đã dấn thân vào những chuyến viễn du để truyền bá Phật pháp đến những vùng đất xa xôi. Đạo Phật từ miền Đông nam Ấn Độ, dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp sơn, theo chân các thương gia, đến Myanmar đạo Phật đã đến với các tộc người Môn ở các thung lũng các con sông như Irrawaddly, Saluen, Ménam (Miến), Thái Lan, Campuchea, Lào, Phù Nam, Mã Lai bằng đường bộ đến Luy Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) gần kinh đô Hoa Lư, thời Đinh Tiên Hoàng (Bắc Bộ ngày nay). Luy Lâu là một trong những “trung tâm” Phật Giáo đầu tiên tại nước ta. Thế kỷ XII, XIII Phật giáo triều đại nhà Trần đã làm cầu nối giữa hai nền văn hóa Champa và Việt Nam(22).

III. NÉT ĐẸP VĂN HÓA PHẬT GÍÁO VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI Ở LƯU VỰC SÔNG MÊ-KÔNG

A. Trung Quốc

Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ thời Đông Hán từ thế kỷ 65 AD. Mặc dù Phật giáo Trung Hoa vào thời điểm này đã được kết hợp với Đạo giáo. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được biết đến của Trung Quốc là đền Bạch Mã, được xây dựng trong suốt triều đại nhà Minh. Kinh sách quan trọng của Phật giáo đã được dịch sang tiếng Trung Quốc trong suốt thế kỷ thứ 2 AD bao gồm cả các bộ kinh: Bốn mươi hai chương, Kinh Bát nhã, Kinh Lăng Nghiêm, và Pratyutpanna Sutra(23). Theo biên niên sử thì Phật giáo được truyền từ Trung Á đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ(24).

Về đường biển: Việc truyền đạo xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông.

Về đường bộ: Việc truyền đạo theo con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây. Niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, dưới triều vua Hán Minh Đế (nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama’tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) được mời đến Trung Quốc hoằng dương Phật pháp. Tiếp theo sau hai nhà sư, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), thuộc Bắc Ấn, Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này(25).

Văn hóa Phật giáo trên cao nguyên

Trên cao nguyên Thanh Tạng thuộc Tây Ninh (Trung Quốc) từ sông Tử khúc, nhánh thượng nguồn đầu tiên của Mê-kông chảy vào Tây tạng từ đỉnh đèo Bayankala (cao 5249m so mặt biển)(26)  và hợp với các nguồn cội thánh thiêng, trong đó có dòng suối vùng Dzachu. Dòng Sông Mê-kông ra khỏi nơi nguồn cội xuất phát trên Cao nguyên Tây Tạng ngập tràn bóng dáng đạo Phật (Theo Lạt Ma giáo - Phái Kim Cang Thừa). Khắp mọi nơi đều thấy những dấu hiệu: tháp, cờ, đền thờ, tu viện; cả trên núi, ngoài thảo nguyên, dọc ven sông, nơi nào cũng có. Người hành hương đang tiến về Lhasa, họ tiến về nơi sẽ đến bằng cách chuồi người nằm xuống phía trước. Họ nói “Chúng tôi phủ phục vì các chư Phật và nguyện cầu cho vị Phật quí giá của chúng tôi trở lại ngôi báu của người. Chúng tôi thực hành lời nguyện cầu này và rồi trở lại quê nhà. Chúng tôi không sợ lạnh, không sợ đói khát, không sợ chết”(27). Lòng từ bi của các thầy tu thể hiện bằng cách họ thường ra chợ mua hết cá đem thả lại xuống dòng sông Mêkông.

Thuật thủy táng và điểu táng người chết cũng xuất phát từ niềm tin đầu thai trong đạo Phật(28).

B. Miến: (Myanmar)

Kể từ thế kỷ thứ V, Phật giáo phát triển rực rỡ gồm hai tông phái chính Thượng tọa bộ (Theravāda) và Phật giáo Đại thừa (Mahāyana). Đến thế kỷ thứ VII, hai phái Nguyên thủy và Đại thừa song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ XI, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ. Vùng Bagan ở miền bắc Miến trở thành trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ thứ XV, vua Đạt-ma-tất-đề (Dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sau nhiều biến đổi dưới sự cai trị của người Anh và mãi

đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangoon có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật Nguyên thủy được xem là quốc giáo tại đây(29).

B.1 Biểu Tượng đất Miến

1. Tháp Shwe Dagon

Xưa nay, người ta thường gọi Myanmar là “đất nước Chùa Vàng” vì ở Yangon có ngôi chùa Shwe Dagon với ngôi tháp vĩ đại mạ vàng là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, một di sản văn hóa khổng lồ của nhân loại tại thủ đô Yangon, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ. Tháp chùa ở Myanmar đã tồn tại hàng ngàn năm nay trên khắp đất nước và loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”. Ngoài ra còn có rất nhiều chùa tháp mạ vàng lộng lẫy khác rải rác khắp đất nước. Chùa Vàng Shwe Dagon có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Potala kỳ bí trên đất Tây Tạng.

2. Sông Irrawaddy huyền bí: Dài 2.100 cây số, bắt nguồn từ phía Nam Hy Mã Lạp Sơn là 1 trong 3 đại trường giang hùng vĩ chạy dọc theo đất nước Myanmar, nơi mà tinh thần Phật giáo là linh hồn của cuộc sống. Khi hoàng hôn buông xuống tiếng tụng kinh râm ran bất tận, lan tỏa khắp núi đồi, thảo nguyên, làng mạc, đô thị và mặt nước mênh mông của Irra Waddy, Salween và Mê Kong vĩ đại…(30)

B.2 Dân tộc Miến

Người dân Miến với một niềm cung kính vô hạn với Đức Phật khiến cho du khách quốc tế rất ngạc nhiên và thán phục. Đức tin của họ đều được thể hiện bằng hành động từ việc đặt chân tới tham quan những thánh tích Phật giáo lẫn cung cách kính cẩn đối với nhà sư Miến mà điển hình là các vị sư thuộc làu Tam Tạng Kinh. (Các vị Nhất Tạng, Nhị Tạng và Tam Tạng kinh mà Phật truyền lại(31).

Biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ. Nề nếp này đã ánh lên trong ánh mắt từ tâm của người dân Miến mà khách du lịch không bao giờ nhận thấy nét cơ cực trong cuộc sống của họ. Nếu như Campuchia, Lào, Thái Lan là 3 quốc gia Phật giáo rất điển hình về sự sùng tín của Phật tử, về mật độ chùa chiền, về sự phổ cập tu hành của nam giới, về phong cách kiến trúc tôn giáo và về tỷ lệ áp đảo của dân chúng theo đạo Phật, thì ở Myanmar các mặt đó được nâng lên thêm một bậc(32).

C. Vương quốc Lào: (LAOS)

Đoạn sông Mê-kông dài 1.860 cây số chảy trên đất Lào, được chia thành từng đoạn theo tính chất ranh giới quốc gia giữa Lào-Myanmar; Lào-Thái; Lào-Campuchia. Nước Lào lấy PGNT làm quốc giáo, xem vua là vị hộ pháp tối cao. Năm 773 Phật giáo Đại thừa (PGĐT) bành trướng tại Luang Prabang và Chiengsen. Nhưng vào thế kỷ XIV thì do sự giúp đỡ của Vua Cao Miên PGNT bành trướng mạnh tại Lào thay thế PGĐT. Từ thế kỷ XIV trở về sau quốc vương Lào ủng hộ PGNT xây nhiêu chùa tháp danh tiếng tại Lào(33).

C.1 Đất nước & Cảnh quan

1. Luang Prabang

Nếu khởi đi từ biên giới Lào hay từ Luang Prabang, di sản bên bờ Mê-kông như “ngón trỏ” chứa toàn bộ di sản, được hai dòng Mê- kông và Nậm Khan ôm trọn, cố đô Luang Prabang, một thắng cảnh du lịch ở Bắc Lào bên sông Mê-kông,(cách Viêng Chăn 425 km). Dân số của huyện này khoảng 22.000 người(34). Luang Prabang có một cấu trúc khá đặc biệt, là những “lõi” phố. Trong đó, bắt đầu từ một ngôi chùa làm “hạt nhân”, rải rác chung quanh là nhà dân, tạo thành một cụm. Một cấu trúc mang sắc thái văn hóa Phật giáo chìm trong màu xanh cậy cối. Luang  Prabang  mang  một  bộ mặt kiến trúc có tính pha trộn, là sự kết hợp giữa phong cách thuộc địa và kiến trúc truyền thống đầy bản sắc Lào. Luang Prabang ngay từ tên gọi đã chứa đựng tinh thần Phật giáo. Nghĩa chung là “Tự đức đại Phật tượng”. Chùa và các chấm vàng cà sa rất nhiều trong phố. Thành phố nhiều chùa nhưng không có cảm giác âm u tôn giáo. Chùa chiền như một nơi sinh hoạt của đời sống thường nhật các vị sư và tín đồ, không khoảng cách. Phật tử có thể tiếp cận được với đời sống “sân sau” của nhà chùa, hình ảnh cho thấy những nhà sư ngồi đục đẽo tượng, hoặc tập can vẽ tranh ảnh, như người học nghề, thấy sư làm lễ, sư nằm hiến máu, sư tư lự nhìn buổi chiều buông trên sông, sư lao động, sư chơi đùa, nói chuyện với du khách tự nhiên như bạn.

2. Chùa điển hình ở Lào

a. Wat Xieng Thong

Ở Luang prabang phải kể đến chùa Xiêng Thoong là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố Luang Prabang tại Lào. Ngôi chùa nằm ở ngã ba sông Mê-kông và sông Nậm Khan. Ngôi chùa được tạo dựng dưới triều vua Settha-thirat năm 1559-1560. Tên gọi chùa Xieng Thoong có nghĩa là chùa của thành phố vàng. Là ngôi chùa đẹp nhất của Luang Prabang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Xieng Thong là ngôi chùa chính, trên các tường chùa ta thấy nhiều phù điêu, điêu khắc, chạm trỗ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo Phật tích hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ(35).

b. Wat Phou (Vat Phu) hay chùa Núi: là di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào. Wat Phou tọa lạc dưới chân núi Phou Kao (Núi Voi)., tỉnh Champasak, cách sông Mê-kông 6 km, cách thủ đô Vien- tiane 670 km về phía nam. Bao bọc xung quanh di tích này là 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trên sông Mê-kông mang tên Siphandone (Siphan = 4.000, done = đảo). Tại đây còn nhiều dấu tích văn minh cổ với các lâu đài bằng sa thạch, các chùa chiền thờ Phật giáo Nam tông. Người Lào ví sông Mê-kông qua khu vực này là một vùng đất giàu tiềm năng với 9 ngọn núi bao quanh phố cổ. Quần thể này có một ngôi đền có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Thế kỷ XIII, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Địa điểm này sau này trở thành một trung tâm thờ cúng của Thượng tọa bộ mà ngày nay vẫn còn tôn tại. Ban đầu là ngôi đền núi, về sau, khi Phật giáo trở thành Quốc giáo của đất nước Triệu Voi thì Wat Phou được trùng tu, biến đổi thành một ngôi chùa thờ Phật. Từ thế kỷ XI, ngọn núi với dòng suối thiêng phía sau ngôi chùa là trung tâm thờ phụng và thiền định của các tu sĩ(36).

3. Công trình “Vườn Phật” Xieng Khuan

Những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng như chùa Sisaket, chùa Pha That Luang…còn công viên tượng Phật Xieng Khuan nằm ở Bờ tả sông Mê-kông cách trung tâm thủ đô Vientiane khoảng 25 km về phía Đông Nam, một công trình Phật giáo đặc sắc đã được một tu sĩ tên là Luang Pu Bunleua Sulilat (Bun Lua) khổ công quyên góp xây dựng từ năm 1958(37), “Vườn Phật” không chỉ là một cảnh quan ngoạn mục, lạ mắt, bề thế mà còn là một địa điểm sùng tín của dân chúng. Ngoài ra còn phải kể đến chùa Vỏn Thạt (thuộc tỉnh Borikhamxay), (cách Vientian khoảng 100km). Quanh chùa có nhiều tòa tháp được xây trên các gò đá lớn ven bờ, lan cả ra mặt nước; một số bức tượng Phật nhìn ra sông và một tượng Phật nhập Niết Bàn rất lớn nằm ở phía trong. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất trên bờ Mê-kông, lại tọa lạc ở một trong những khúc sông đẹp nhất. Cư dân cho là vùng đất thiêng, như có sự hiển linh của Đức Phật trong một hiện tượng kỳ lạ được người Lào và người Thái gọi là “Rồng bắn pháo hoa”. Mỗi tháng 10 ở Lào và Thái lan , dân gian tụ họp hai bên bờ sông Mê-kông ca ngợi lễ hội Phật giáo và chứng kiến điều họ nhấn mạnh là một hiên tượng thiên nhiên không giải thích được là ánh sáng bùng lửa, có tên là “banh lửa Rắn Hổ mang – Naja fireballs” hay “Ánh Sáng Mê- kông”, bừng lên từ mặt sông.

C.2. Dân tộc Lào

Người Lào rất hiền hòa. Đời sống dân lao động vẫn tồn tại y nguyên trong lòng phố, nhởn nhơ, bình thản ngay ở khu trung tâm.

Người Lào không ham hố, không sốt ruột, họ cứ chậm rãi, từ từ mà sống. Nghèo nhưng không lo đói. Bờ Mê-kông mang lại cho Luang Prabang những vẻ đẹp hơn tranh, dòng sông lững lờ chảy, cầu tre, bờ gần bờ xa, trẻ con và người lớn tắm gội. Trên mảnh vườn ven sông, những tấm lưng vàng cà sa lúi húi tưới rau, nhổ cỏ. Đặc biệt nhất ở Cố Đô này là màu áo vàng rực rỡ mỗi sớm mai của các đoàn sư đi bát khoảng sau 5 giờ sáng trên khắp các ngả đường(38).

D. Thái Lan: Có chung chiều dài sông Mê-kông trên 1000 km(39) làm biên giới với Lào. Thái lan là quốc gia giàu có ở trung lưu sông Mê-kông, người Thái thờ Phật nên đã góp phần tạo nên một tín ngưỡng chung với sắc thái mạnh trải dài gần 5000 km dọc theo sông Phật giáo này(40)  theo truyền thuyết sử liệu thì sắc dân Sukhothai lúc đầu theo PGĐT sau do ảnh hưởng của Miến điện và Tích Lan nên lấy PGNT làm quốc giáo cho tới nay.

D.1 Đặc điểm của Phật giáo ở Thái

1. Các vị vua là người xuất gia.

2. Vua Thái tuân hành 10 điều răn của Phật (phóng khoáng, đạo hạnh, từ tâm, không thù hằn, bố thí, nhẫn nhục, chính trực, khoan hồng, phụng sự và tha thứ)

3. Cửa Phật nơi dung chứa những hoàng tử, công chúa thất thế xuất gia, không bị ám hại.

4. Thanh niên Thái có tập quán xuất gia gieo duyên từ thời Baro- makot (1733-1758).

5. Đại tạng Pali viết bằng tiếng Thái  ấn hành 1894.

6. Nghi thức cung đình và công cộng đều theo nghi thức Phật giáo.

7. Thái lan không có ni chúng.

8. Chức vụ Tăng thống do vua Rama I sắc phong (liên hệ giữa chính quyền và Giáo hội chặt chẽ). Tổ chức Tăng già Thái được chính quyền tích cực hỗ trợ.

9. Mọi phẩm trật của hàng Tăng sĩ theo lời đề nghị của Tăng thống đều do vua ban.

10. Nhà sư không có quyền tham gia chính trị(41).

D.2 Đất nước & con người

D2.1. Cảnh quan

1. Vườn Phật (Noọng Khai Buddhist park)

Biên giới đông bắc Thái bên dòng Mê-kông có Vườn Phật 2 ở Noọng Khai có tên là Sa La Kaew Ku (Wat Khaek), lớn hơn hẳn bên Lào về độ lớn khuôn viên cũng như quy mô các tượng đài. Trong vườn còn có cả một ngôi chùa lớn thờ Phật. Xa La Keo Cu được tu sĩ Bun Lua xây sau, nhiều thời gian hơn, lại có kinh nghiệm, nên công trình hết sức bề thế, giá trị nghệ thuật cũng cao hơn. Toàn bộ quần thể toát lên một phong cách hiện đại nhưng lại thể hiện những chủ đề cổ điển. Đây rõ ràng là một hiện tượng kỳ lạ trong tín ngưỡng bên bờ sông Mê-kông song lại không hề xa lạ với niềm tin tôn giáo của mọi người(42). Phật tử xa gần đến đây đều rất sùng tín.

2. Khu Tam giác vàng (The Golden Triangle)

Nằm ở vùng biên giới Thái Miến, Khu Tam giác vàng nằm trên bờ sông Mêkông thuộc địa phận thành phố Chiang Rai- một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, vùng Tam Giác Vàng vốn dĩ là khu vực ngã ba sông rộng lớn nằm ngay vị trí hợp lưu giữa sông Mê-kông, đoạn biên giới Lào – Myanmar và nhánh sông nhỏ Nam Ruak của Thái – Myanmar, để rồi dòng chảy Mê-kông tiếp tục xuôi về hướng nam, phân định biên thuỳ hai nước Thái – Lào nơi rừng rậm bạt ngàn quang cảnh nơi đây giờ đây không còn gợi lên cho du khách một vùng máu lửa như thời xa xưa với những trận thanh toán đẫm máu giữa các tay trùm buôn lậu ma túy vùng biên giới. Ở nơi đây cho thấy sự hiện diện của PGNT với những biểu tượng được chạm khắc, sắc sảo hoành tráng, một quần thể kiến trúc tôn giáo bề thế, với phật đài Thích Ca cao 15,99m được đúc bằng đồng đen dát vàng sáng chói, ngồi thiền. Người Thái tin tưởng gần như tuyệt đối: nơi đâu dựng tượng ngài thì nơi ấy sẽ trở lên yên bình, an lạc(43).

D2. Con người

Điển hình là nhà sư Thái Ajahn Chah (1918-1992), người đệ tử lỗi lạc nhất của Ajahn Mun sau này được xem là một trong các nhà sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Ông tu tập theo truyền thống “Tu Trong Rừng” của Phật giáo Theravada. Dù là một vị cao tăng thế nhưng ông luôn giữ một cuộc sống hết sức đơn sơ và khiêm tốn. Thỉnh thoảng ông vẫn rút lui vào chốn hoang vu và sống thật khắc khổ để tự nhắc nhở mình về con đường mà mình đang bước đi. Ông khất thực trong các thôn xóm nghèo nàn, ngủ trong nghĩa địa hay dưới một gốc cây. Thế nhưng tư tưởng của ông đã tỏa rộng khắp thế giới và cái chết của ông cũng đã lưu lại tiếc thương cho không biết bao nhiêu người khác. Ajahn Chah đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Phật Giáo Thái Lan và mang lại nhiều ảnh hưởng lớn lao trên thế giới. Các đệ tử người Tây Phương của ông đã gieo rắc truyền thống “Tu Trong Rừng” ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới theo truyền thống PGNT(44).

E. Campuchia: Vào thế kỷ thứ III trước công nguyên có tên gọi là Phnom Bhnam. Trải dọc chiều dài lịch sử, đạo phật trở thành quốc giáo của đất nước, ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nền nghệ thuật Khmer rất độc đáo. Đó là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật Nguyên Thủy. Điểm qua từng giai đọan lịch sử cho thấy tầm ảnh hưởng của Phật giáo trên đất nước chùa tháp rất sâu sắc .

E.1 Diễn tiến Lịch sử

1. Phnom Bhnam (Phù Nam) chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, về vấn đề tôn giáo đất Phù Nam trong giai đoạn lập quốc, sách Lương Thư có chép: “Người Phù Nam theo Bà-la-môn giáo, trước khi Phật Giáo du nhập. Đạo Bà-la-môn được xem là quốc giáo. Thứ đến là Phật giáo”... Lúc bấy giờ Phù Nam là một trạm chuyển dịch lớn của

Phật Giáo di chuyển về phía đông” Phật giáo truyền đến Cao Miên vào thế kỷ thứ V cuối thế kỷ thứ VI Phù Nam đổi thành Chân Lạp.

2.  Thời  kỳ  Chân  Lạp: Người dân tôn thờ Phật Pháp; tôn phụng quỷ thần; nhưng lại tin vào đạo sĩ..”. Xem như thế Phật giáo chỉ là cái bóng mờ nhạt trong thời kỳ nầy. Sự hỗn dung tôn giáo (Bà-la-môn và đạo Phật) thịnh hành trong dân gian. Phải đợi đến khi vua Ya-sovarman (889-900) lên ngôi bắt đầu cho phát triển Phật giáo(45). Vua Suryavarman trị vì (1002-1050) có khuynh hướng phát triển hòa đồng tôn giáo sâu rộng hơn, đưa Phật giáo về vùng nông thôn. Vua Surya- varman VII cũng như vua cha là một tín đồ thuần thành Phật giáo. Nhà vua cho xây chùa, điện tháp Phổ Long và chùa Neak Pean ở Ta Proym. Chùa Banteay Chonan được xây dựng cùng thời với Angkor Thom và chùa Bayon. Đó là 3 công trình vĩ đại trong giai đoạn nầy còn bảo lưu đến nay. Mọi ngôi chùa đều lợp ngói, chỉ có 1 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (gọi là Prah). Chư tăng khoác y cà sa vàng để hở vai, đi chân đất, cạo tóc, quần vàng”. Qua tài liệu trên cho thấy: đạo Phật Campuchia thời đại Angkor đã phát triển theo hướng Nam truyền. Những chứng tích và bi ký khai quật cho thấy Phật giáo trong thời kỳ nầy bành trướng rất sâu rộng trong quảng đại quần chúng.

3. Đế chế Khmer: Sau thời kỳ Chân Lạp, người Khmer đã xây dựng nên một đế chế hùng mạnh từ đầu thế kỷ IX, phát triển cực thịnh vào thế kỷ XII, XIII Vương quốc Khmer là một quốc gia Phật giáo nguyên thủy Therevada, trong thời kỳ cực thịnh các ông vua cho xây dựng các ngôi đền hùng vỹ mà nổi bật nhất là Angkor Wat(46). Trong lịch sử Campuchia, nhà vua được coi là một nhân vật vĩ đại sau thời kỳ Angkor. Vua Ang Chan cũng là một tín đồ Phật Giáo; nhà vua cho xây dưng nhiều chùa tháp Phật giáo tại kinh đô và các vùng phụ cận(47) và từ thế kỷ XIII Campuchia tiếp nhận phật giáo nguyên thủy (PGNT) vì lý do chiu ảnh hưởng của người Môn theo PGNT được thực hành bởi hơn 95 % dân số. Phật giáo là tôn giáo phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các tỉnh. Đạo Phật tại Campuchia thường được xem là bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước(48).

4. Sau khi chế độ diệt chủng Polpot sụp đổ Phật giáo Campuchia gần như bị triệt tiêu may nhờ Đoàn Chư Tăng PGNT Việt Nam sang phục hồi lại và ngày nay PGNT được coi là quốc giáo của Campuchia và đây là một xứ sở dày đặc chùa chiền Phật giáo, với niềm kiêu hãnh về Angkor vĩ đại(49).

E.2 Đất nước & văn hóa

1. Biển Hồ (Ton lé Sap)

Sông Mê-kông, khi vào đến Campuchia nằm trọn vẹn trong lòng đất nước này như một trục xương sống xuyên suốt lãnh thổ và Biển Hồ (Tonle Sap) nằm ở vùng hạ lưu sông Mékong là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997(50). Hồ này cũng là nơi điều tiết lượng nước quan trọng cho vùng hạ lưu sông Mêkong. Nhờ Hồ Tonle Sap, nên lượng nước ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều tiết dòng chẩy vào mùa mưa (hạn chế lũ lụt). Biển Hồ nối với sông Mê-kông bởi một dòng sông cũng mang tên Tongle Sap. Sông Tonle Sap là dòng sông chảy từ vùng cố đô Angkor đến thủ đô Phnom Penh hiện tại. Sông Tonle Sap gặp sông Mê-kông tại Phnom Penh và tại Phnom Penh sông Mê-kông lại tách nhánh về phía hạ lưu. Nhánh nhỏ này mang tên Tonle Bassac. Hai nhánh này của Mê-kông chảy về phía Việt Nam có tên gọi Sông Tiền và Sông Hậu.

Do khởi thuỷ từ đạo Phật và nền văn minh lúa nước nên cuộc sống của người dân Campuchia gần gũi và gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Dòng sông Mê-kông cũng như hồ Tonle Sap có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với người dân nơi đây(51).

2. Văn học Campuchea

Phật giáo là một thành tố trong hệ tư tưởng Campuchia đã để lại dấu ấn trong văn học nghệ thuật(52). Dù chưa khẳng định được dòng văn học Phật giáo trong suốt lịch sử văn học Campuchia, nhưng thực ra vẫn có một bộ phận trong nền văn học Campuchia mang đậm dấu ấn của tư tưởng triết học Phật giáo theo ba hướng:

1. Những tác phẩm trực tiếp bàn giải về triết học về lý thuyết Phật giáo (khoảng thế kỷ XV trở đi) điển hình Traiphum là một tác phẩm bao quát những tư liệu về các quan điểm tôn giáo, triết lý và khoa học của các tín đồ đạo Phật. Cuốn sách trình bày có hệ thống giáo lý của đạo Phật, là cơ sở sự hình thành thế giới quan trung đại của người dân Campuchia.

2. Những khái niệm, những nội dung triết học sâu sắc của đạo Phật giúp cho thi sĩ Campuchia cảm hứng sáng tác văn học (bắt đầu ngay từ thời Angco). Truyện hoàng tử Vessandor, một truyện rất phổ biến trên khắp lục địa Đông Nam Á kể về đời Đức Phật vào trước kiếp sinh cuối cùng dưới trần thế, cuộc đời của hoàng tử là một lý tưởng cho lòng tin. Nhân dân thích nghe về cuộc đời của ông, vì lòng hỉ xả cao cả của hoàng tử đã làm  cho họ xúc động sâu sắc câu chuyện chứa đựng những cách mô tả hóm hỉnh và đẹp đẽ, nó trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và nghệ sĩ Campuchia. Tập truyện Pannansa Jataka (550 Jatakas)(53) về tiền kiếp của Phật xuất hiện ở Campuchia vào đầu thế kỷ XVIII và đã thâm nhập nhanh chóng vào nền văn học dân tộc, trở thành nguồn cảm hứng lớn đối với truyện thơ Campuchia v.v...

3. Các tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo. Ngọn gió từ bi thổi qua vườn văn học Campuchia thấm nhuần trong các tác phẩm, lấy Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo. Truyện thơ Tum Tiêu đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học truyền thống của Cam- puchia là một minh chứng rõ nét cho điều đó(54). Những truyện thuộc mạch tác phẩm thứ ba này không nằm ngoài sự chi phối của luật Kar- ma. Những tác phẩm như Chuyện Hans Yant (Thiên nga bằng máy), Chuyện Kyah Sankh (ốc biển) viết năm 1729 là những tác phẩm nói đến sự phiêu lưu.

Tóm lại văn học Campuchia vẫn là một đại hòa đồng, đại hỗn dung của tư tưởng Phật giáo với tư tưởng Ấn giáo, tư tưởng Phật giáo với tư tưởng tín ngưỡng bàn địa với các thuật phù thuỷ và các lễ nghi ma thuật, tư tưởng Phật giáo của các Tông phái. Ảnh hưởng đó đi vào văn thơ rất phong phú và phức tạp. Đạo Phật ở Campuchia là một tôn giáo có một triết học mạch lạc, không bao giờ thúc đẩy bạo lực, kích thích dục vọng. Các sắc luật thiêng liêng trình bày đạo lý Phật giáo nhấn mạnh vào lòng từ bi và sự nhẫn nhục. Đạo Phật Tiểu thừa chủ trương an phận tự giác, từ bi bác ái, chú trọng đến giới quy (những điều răn cấm) đối với bậc tu hành. Điều đó chứng tỏ Phật giáo đã trở thành một thành tố tâm hồn Campuchia, tự nó không tồn tại độc tôn, không hình thành một dòng văn thơ riêng biệt dù trong  một giai đoạn hay suốt chiều dài lịch sử văn học Campuchia. Tư tưởng từ bi bác ái, phi danh lợi, đầy tính nhân bản của Phật giáo đã thổi một làn gió làm dịu bớt tư tưởng khoa trương thái quá của Ấn Độ giáo (Hindouisme)(55).

F. Việt Nam

Các phân lưu của sông Mê-kông chảy vào lãnh thổ của Miền Nam

Việt Nam gọi tên là Cửu Long Giang. Vùng châu thổ (đồng bằng) sông Cửu Long là nơi hội tụ, nơi dừng chân của những dòng chảy văn hóa theo chiều lịch sử từ Bắc xuống Nam, theo đó, những giá trị văn hóa cùng kết tinh lắng tụ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (năm 2011), tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548.200 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người(56). Cộng đồng người Việt và Khmer đã sinh sống và phát triển tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước(57)  (Hironori Tanaka với đề tài nghiên cứu là “The Formation of a Multi-Ethnic Society and Religious Emigration in South Vietnam”) đã cho thấy “Sự hình thành của một cộng đồng đa dân tộc và quá trình du nhập tôn giáo tại miền Nam Việt Nam”.

F.1 Văn minh miệt vườn

Vẻ đẹp nơi đây không chỉ ở tâm hồn thuần hậu, chất phác của con người Nam bộ mà còn là sự quyến rũ của nền “Văn minh miệt vườn sông nước” với biết bao hoa trái mà thiên nhiên và dòng sông Mê- kông ban tặng. Cuộc sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dựa trên sông nước. Nhiều xóm làng có thể chỉ tới được bằng đường thủy thay vì đường bộ. Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và từ đó phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương(58).

Trong bạt ngàn nước và nước mọi người vẫn cảm nhận được sự dung dị, chân chất tràn đầy sự ngọt ngào tình cảm thân thương và năng động của cộng đồng người Việt lẫn Khmer cùng chung sống hòa bình qua sự đa dạng các lễ hội dân gian Việt Nam và Khmer .

F.2 Phật giáo Nam tông Khmer: Còn gọi là Phật giáo nguyên thủy được truyền vào Việt Nam ng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam(59). Về phương diện khảo cổ nhiều bia ký của Miến Điện như bi ký Mongon khắc nhiều câu Phật ngôn  Pali trên 2 phiến vàng lá có niên đại từ thế kỷ VI ở ngôi làng Hmawza , và nhiều phiến lá vàng được khai quật ở Long An bi ký Bình Tả, Việt Nam có niên đại từ rất sớm. Những di tích lịch sử văn học và khảo cổ có liên quan Phật giáo Nguyên thủy, đã chứng minh Phật giáo Nguyên thủy xuất hiện từ thế kỷ đầu Tây lịch tại các nước Đông Nam Á và Việt Nam tồn tại và phát triển đến nay(60).

Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật. Những cánh đồng lúa xanh ngát tận chân trời của một số tỉnh Miền Tây và du khách không khỏi kinh ngạc khi đến các tỉnh như Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang v.v... nơi có cộng đông người Khmer sinh sống dù biết hay chưa biết nhiều về tộc người này thì điểm nổi bật trên nền trời xanh thấp thoáng ẩn hiện trong rừng cây dầu, thốt nốt hay dừa là bộ mái cao vút rất ấn tượng của quần thề chùa Nam Tông Khmer với khuôn viên rất rộng đậm chất kiến trúc phong cách rất riêng và hầu như giống nhau hàng loạt về một số nét chung ở các tỉnh nơi họ ghé qua trong chuyến tham quan. Theo truyền thống từ xa xưa của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, tuyệt đại bộ phận người dân theo Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông (Theravàda). Do vậy Vùng Châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông Khmer(61).

IV. VAI TRÒ CỦA NGÔI CHÙA VÀ NHÀ SƯ TRONG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN LƯU VỰC SÔNG

Mê-kông và đồng bằng Sông Cửu Long

Ở tất cả 6 nước thuộc ĐNÁ nằm dọc theo sông Mê-kông và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc đời mỗi người dân trong cộng đồng đều gắn bó chặt chẽ với ngôi chùa(62). Người dân coi ngôi chùa là hình ảnh quan trọng nhất đối với họ điển hình trong kiến trúc của Cô Đô Luang Prabang (Lào), Đất nước chùa vàng (Miến) và chùa Tháp (Thailand và Cambodia). Ở Nam bộ cũng vậy Chùa cũng được coi như là trung tâm của các sinh hoạt cộng đồng và  là nơi chủ yếu bảo tồn truyền thống của dân tộc  Chùa Dơi, Chùa Kleang (Sóc Trăng).Chùa Nodol, chùa Hang, chùa Âng (Trà Vinh), chùa Vamray (Trà Cú) v.v…

A. Vai trò của ngôi chùa

1. Chùa là cơ sở tôn giáo

Điển hình vùng Nam bộ chùa là nơi tu học và tu hành của các vị sư sải, là nơi tôn nghiêm, ngưỡng vọng đạo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy cho Phật tử, là nơi làm lễ của đồng bào, đồng thời cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào sau khi mất(63). Chùa có Thư viện là nơi cất giữ Kinh sách, thư tịch Phật giáo và các sách vở, tài liệu văn hóa xã hội chung phục vụ việc tu học, tra cứu của mọi người. Trong Phum, Sóc mọi người vẫn dành thời gian để đến chùa trò chuyện cùng Sư, trao đổi về giáo lý, và các công việc liên quan đến Phum, Sóc. Tất cả đi xa dù bận sinh kế nhưng luôn nghĩ về ngôi chùa nơi quê  nhà(64).

2. Chùa là cơ sở giáo dục và dạy nghề

Trong lịch sử phát triển của dân tộc, nhà chùa luôn là nơi đào tạo những tri thức dân gian cho con em trong phum, sóc; là nơi giáo dục đào tạo dạy ngôn ngữ và chữ viết đồng thời dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc trong phum sóc. Người dân xem chùa như là trung tâm văn hóa của dân tộc và cũng từ lâu chùa đảm đương vai trò thánh thiện là ngôi trường dạy nhân cách, tri thức, đạo đức cho thanh, thiếu niên đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội và phong tục.(65)

3. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Chùa còn là bảo tàng văn hóa lưu giữ các hiện vật từ đồ thờ tế tự, điêu khắc, chạm trổ, ghe ngo (để dùng đua trong các lễ hội dân gian)….chùa là nơi sinh hoạt lễ hội lớn, là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo phong tục tập quán cổ truyền. Mỗi lễ hội có những ý nghĩa khác nhau, nhiều nghi thức độc đáo diễn ra, và luôn lấy chùa làm trung tâm tổ chức nghi thức lễ hội lớn như lễ hội Tết mừng năm mới

- Chôl snăm Thmây, lễ hội Ok Om Bốk – Đua ghe Ngo, Cúng trăng mừng lúa mới v.v... chùa còn là nơi tập trung đồng bào để bàn bạc các công việc chung của phum, sóc. Chùa còn là Từ đường cho cả Phum, Sóc(66). Các khu tháp, lò hỏa táng trong khuôn viên chùa dùng phục vụ các hoạt động liên quan đến việc ra đi của bất kỳ một người dân nào trong phum, sóc, như thiêu xác và hỏa táng các tín đồ, Phật tử khi qua đời vì thế người Khmer có câu “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt” nên hình ảnh ngôi chùa và sư sải gắn bó sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của họ(67).

4. Chùa là một đơn vị kinh tế

Nhà sư có tham gia làm ruộng nhưng với ý thức lao động công quả trên ruộng của chùa có được do 2  nguồn:

1. Các gia đình giầu có hay không con đem ruộng dâng cho chùa.

2. Người đi tu được chia ruộng nên gửi ruộng vào chùa và dần trở thành ruộng của chùa nếu tu luôn.

Ruộng nhà chùa ngoài phần làm chùa, làm sân vườn, số còn lại gần hoặc xa chùa được các phật tử hàng năm đến thời vụ cắt cử nhau sản xuất dưới sự điều động của Ban Quản trị chùa. Thóc và hoa lợi thu được nhà chùa dùng phân chia lại cho các gia đình trong phum,sóc. Sư trong chùa không dự trữ gạo bởi đã có bách gia trăm họ. Nhờ có nguồn ruộng chùa và lao động tự nguyện mà chùa có nguồn lương thực giúp lại các gia đình phật tử khó khăn những khi giáp hạt(68).

5. Chùa là một đơn vị hoạt động từ thiện

Do Sư dựa vào bách gia trăm họ để sinh sống và chùa từ xưa tới nay thường làm từ thiện giúp người già, trẻ em cơ nhỡ, cô nhi có cái ăn, chốn ở hay học cái chữ và được giáo dục theo nếp sống trong chùa. Việc làm nhân đạo của nhà chùa là hoàn toàn tự nguyện thực hiện giáo lý từ bi và phổ độ chúng sanh của Đức Phật Như Lai Thế tôn nên cả đôi bên giữa Phật tử cho và người nghèo nhận đều cảm thấy hoan hỷ(69).

Ảnh hưởng của nhà chùa và văn hóa Phật giáo tới cộng đồng người Khmer vùng ĐBSCL là rất sâu sắc(70). Có thể nói Chùa là tâm điểm kết tinh chân lý, chất nhân văn, thể hiện bản săc văn hóa dân tộc rõ nét nhất trong nền  văn hóa Khmer Nam Bộ từ xưa đến nay.

B. Vai trò của nhà sư

Đối với người Khmer, các vị sư là nhân vật thiêng liêng có vị trí và ảnh hưởng rất lớn không đơn thuần là một nếp sống tín ngưỡng, mà nó còn xuất phát từ thực tế đời sống trong cộng đồng. Nhà sư luôn là người thầy được tôn kính và tin tưởng. Các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc Khmer(71) và phải tu hành theo giới luật nghiêm ngặt do Phật chế định khi còn tại thế.

1. Sư là hiện thân, hiện tiền của Phật luôn được tôn trọng tuyệt đối.

2. Sư là người thực hiện sứ mệnh hóa đạo.

3. Sư là một mẫu hình của chuẩn mực đạo đức thực hành đo hạnh của Đức Phật.

4. Trong Phật giáo Nam tông Khmer, mọi tu sĩ phải luôn đề cao chức năng giáo dục, trong đó coi trọng việc giáo dục cho tín đồ Phật tử và con em trong cộng đồng. Vì thế, người tu hành trong Phật giáo Nam tông Khmer là người thầy thực sự. Vì vậy, các vị sư dạy học được cộng đồng kính trọng, cho nên tiếng nói, ý kiến của sư tăng về những công việc chung luôn có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi thành viên trong phum, sóc.

5. Sư còn là nhà tư vấn, người định hướng, tổ chức, hướng dẫn những hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục,... cho tín đồ, Phật tử, thậm chí tới các công việc cá nhân của mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, làm nhà…

6. Trong chừng mực nào đó, Các vị sư Khmer còn góp phần quan trọng vào việc duy trì, phát triển các giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp qua việc lấy chính đạo hạnh và đức độ của mình trong cuộc sống làm gương cho xã hội, mà trước hết là trong cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL(72).

V. KẾT LUẬN

Khảo sát tầm ảnh hưởng, sự lan truyền cùng sự hòa quyện của Phật giáo vào cộng đồng đa sắc tộc tại các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê-kông đặc biệt là vùng Châu thổ sông Cửu Long là đề cập đến tính chất linh hoạt của một phức hợp văn hoá tôn giáo vừa khá đa dạng vừa hòa hợp vào nhau. Phật giáo ở vùng sông Mê-kông không tồn tại một cách thuần khiết bởi nó thấm đượm những yếu tố của tín ngưỡng bản địa và các tiếp biến văn hóa của các tôn giáo trước đó. Sự đan xen hoà hợp dung nạp giữa của yếu tố văn hoá dân gian và tôn giáo trên đây đã tạo nên một chơn dung đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam Á(73). Việc khảo sát này ít nhiều mang tính lịch sử xã hội học giúp chúng ta hiểu được sự đa dạng tín ngưỡng bản địa của cộng đồng dân tộc của Đông dương mà Phật giáo đã song hành.và cũng chính vì vậy Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tôn giáo chính và có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hoá, xã hội Đông Nam Á. Những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Ấn, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo riêng. Các công trình Phật giáo tại

6 nước dọc theo sông Mê-kông cho thấy trong quá trình tiếp cận các miền lưu vực Mê-kông đạo Phật du nhập đã được bản địa hóa hết sức tài tình để trở thành tôn giáo của chính cư dân bản địa chứ không còn là một hệ thống triết lý du nhập nữa(74).

Chúng ta cần xét đến 2 khía cạnh sau của đạo Phật Nguyên thủy trong trang sử hoằng truyền giáo pháp của các tu sĩ PGNT tiên phong dấn thân thời xa xưa:

A. Trên phương diện tôn giáo PGNT đã dung nạp và hòa nhập với các tín ngưỡng dân gian để trở thành thiêng liêng và được sùng kính.

B. Trên phương diện triết học

PGNT đã kết hợp với các giá trị tinh túy của xã hội bản địa để trở thành một hệ tư tưởng ưu tú được xã hội chấp nhận, trở thành tinh hoa và truyền thống của nền văn hóa địa phương.

C. Ý nghĩa các Kỳ tích Phật giáo bên dòng Mê-kông

Hàng ngàn câu chuyện dân gian, hàng loạt truyền thuyết, sử thi được tô điểm bằng màu sắc Phật giáo. Hàng loạt nhân vật anh hùng, vĩ nhân hoặc thần thánh được nhìn nhận như những hóa thân của Đức Phật được thờ cúng trong chùa. Các hình ảnh của Cao nguyên Thanh Tạng ngập tràn bóng dáng đạo Phật dọc ven sông được tô điểm bằng những đoàn người hành hương đang tiến về Lhasa. Tháp vàng Shew Dagon ở Miến Điện, công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hóa khổng lồ của nhân loại lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ. Sông Irra Waddy huyền bí nơi mà tinh thần Phật giáo là linh hồn của cuộc sống với tiếng tụng kinh râm ran bất tận, lan tỏa khắp núi đồi, thảo nguyên, làng mạc, đô thị và mặt nước mênh mông. Cố đô Luang Prabang (Lào), một thắng cảnh du lịch bên bờ Mê-kông với những vẻ đẹp hơn tranh pha trộn với màu y vàng rực rỡ mỗi sớm mai của các đoàn sư đi bát. Những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng như cảnh quan “Vườn Phật” ở Xieng Khuan, và “Vườn Phật” ở Noọng Khai là những địa điểm sùng tín của dân chúng. Các công trình chùa chiền với nhiều tòa tháp và tượng Phật những ngôi chùa đẹp nhất hai bên bờ Mê-kông với các lễ hội “Rồng bắn pháo hoa”. Vùng Tam giác vàng dấu ấn tội ác xa xưa bây giờ trở nên một quần thể kiến trúc tôn giáo bề thế đủ cho thấy các công trình kiến trúc Phật giáo đều để lại những ấn tượng sâu sắc và thật sự êm đềm. Pho tượng Phật được tìm thấy ở Cạnh Dền 3 (ấp Trổi Mộc, xã Tân Phú, Huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) có niên đại thế kỷ 6, 7 CN(75) là bằng chứng khảo cổ học điển hình cho thấy những điểm dừng chân của đạo Phật Nguyên thủy và sức cảm hóa của đạo Phật đối với vùng sông nước này.

Ảnh hưởng Phật giáo rất sâu xắc có thể thay đổi bộ mặt của những vùng đất Đông Nam Á nơi dòng Mê-kông, con sông Phật giáo lững lờ trôi. Chân dung bất tử điển hình của nhà sư Thái Ajahn Chah để lại nhiều ảnh hưởng lớn lao trên thế giới và được xem là một trong các nhà sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Campuchea với nhiều sắc màu biến đổi trong quá trình hình thành nước đã cho chúng ta thấy tầm ảnh hưỡng của Phật giáo lan tỏa tại các quóc gia lưu vực sông Mê-kông.

Người dân do ảnh hưởng tư tưởng của PGNT đã biết bảo vê môi trường (Thái –Lào) nhằm kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ sông Mê-kông: “Hãy để dòng Mê-kông chảy tự nhiên”, “Sông Mê-kông là dành cho tất cả mọi người”(76).

Ảnh hưởng của Phật giáo sâu đậm hai bờ sông Mê-kông hình thành những nét văn hóa sông nước đặc thù cho từng vùng và cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.

Đây là một bằng chứng về hội nhập giữa Phật giáo và cuộc sống(77) của người dân vùng sông nước lưu vực sông Mê-kông và vùng châu thổ sông Cửu Long.

 


1. http://www.baomoi.com/Huong-ve-Me-Kong/122/4092211.epi

2. http://www.langadida.com/news/cong-vien-phat-o-vientiane/448/

3. http://vi.wikipedia.org/bandaodongduong/

4. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81

5.  http://tonthat-tonnu.blogspot.com/2014/08/vung-Mê-kông-song-cuu-long.html  (GS Tôn Thất Trình)

6. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_qu%E1%BB%91c_gia_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81

7. http://en.wikipedia.org/wiki/Conrad_Malte-Brun#References

8. http://en.wikipedia.org/wiki/John_Leyden

9. http://www.britannica.com/EBchecked/topic/373560/Mê-kông-River

10. http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BB%ADu_Long

11. http://vnmc.gov.vn/newsdetail/239/luu-vuc-song-me-cong.aspx

12. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/99542/hoi-gi-dap-nay/tim-hieu-ve- song-me-cong.html, (Gs TS Nguyễn Lân Dũng)

13. http://vnmc.gov.vn/newsdetail/239/luu-vuc-song-me-cong.aspx

14. http://www.youtube.com/watch?v=C7uI1z-KW4Y (Mê-kông ký sự tập 2)

15. voer.edu.vn/pdf/087bc4d8/1

16. http://en.wikipedia.org/wiki/Nagarjunakonda

17. http://en.wikipedia.org/wiki/Kanchipuram

18. http://cusi.free.fr/phl/TLTNQua/TLPGNT1.htm

19. http://chuaxaloi.vn/article/1351 (Phật giáo Tiểu thừa trong cộng đồng người Khmer Nam bộ) Lê Sơn Phương Ngọc.

20. Kinh Tương Ưng. I.( trang128)

21. http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-coban/phcb1-1-4.htm (Lịch sử Đức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn) Gia Tuệ (Mahavagga - Ðại Phẩm 19, 20).

22. Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam Thời hội nhập và Phát Triển (trg 614) Lê Khắc Chiếu Sách “Phật Giáo Nguyên Thủy từ truyền thống đến hiện đại”.

23. http://en.wikipedia.org/wiki/Han_dynasty#Western_Han

24. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o

25. http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nuoc/020-tnt-pgTrungQuoc.htm

26. https://www.youtube.com/watch?v=M1MJtAIQBO8 (Mê-kông ky sự tập 1,2,3)

27.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng

28. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/Mê-kông-dia- ries-tibet-plateau-GMinh 02222010174844.html

29. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o

30. http://tapchivanhoaphatgiao.com/blog/van-hoa/dat-nuoc-chua-vang.html

31. http://phatgiaonguyenthuy.com/dulich/hanh-huong-vung-dat-phat/ChơnMinh

32. http://tapchivanhoaphatgiao.com/blog/van-hoa/dat-nuoc-chua-vang.html

33. Phật giáo tổng quan trang 109-110 GS. Trần Quang Thuận.

34. http://vi.wikipedia.org/wiki/Luangprabang_(huy%E1%BB%87n)

35. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wat_Xieng_Thong

36. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wat_Phou

37. http://ww.langadida.com/news/cong-vien-phat-o-vientiane/448/ Phùng Khải

38. http://www.maivietbio.com.vn/print.php?id=373&t=n)

39. http://www.youtube.com/watch?v=C7uI1z-KW4Y Mê-kông Ky su tập 2

40. http://www.youtube.com/watch?v=C7uI1z-KW4Y Mê-kông Ky su tập 2

41. Phật giáo tổng quan, trang 104-107, GS. Trần Quang Thuận)

42.  http://www.lien-hoa.net/Tham%20cac%20Mien%20dat%20Phat.html  (Thăm  các miền đất Phật ở đôi bờ sông Mê-kông) Trần đức Tuấn.

43. http://www.vietnamtourism.com.vn/news/detail/34/11561

44. http://phatgiaonguyenthuy.com/news-4185/Hoi-dap-voi-nha-su-Ajahn-Chah.html

45. http://www.chuahauc.org/home/news_view.asp?threadid=43

46.  http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81

47. http://www.chuahauc.org/home/news_view.asp?threadid=43

48. http://vi.wikipedia.org/wiki/Campuchia#T.C3.B4n_gi.C3.A1o

49. Phật giáo tổng quan, trang 107-108, GS. Trần Quang Thuận.

50. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tonl%C3%A9_Sap

51. http://www.osmosetonlesap.net/www/english/tonlesap.php.

52.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc_Campuchia#V.C4.83n_ch.C6.B0.C6. A1ng_Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o.

53.

54. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tum_Ti%C3%AAu

55. http://www.phapquangtu.com/news-376/Van-hoc-Phat-giao-Campuchia.html

56. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_cửu_long

57. http://daophatkhatsi.vn/he-phai/tong-quan/2405-su-hinh-thanh-mot-cong-dong-da- dan-toc-va-qua-trinh-du-nhap-ton-giao-tai-mien-nam-viet-nam.html

58.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_C%E1%BB%ADu_Long

59.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_ Phat_giao_Nam_tong_Khmer

60. Sách Phật giáo nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại. Trg 613-614 (Tham luận PGNTVN thời Hội nhập và phát triển. (LG. Lê Khắc Chiếu)

61.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_ Phat_giao_Nam_tong_Khmer

62.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2080/Anh_huong_cua_Phat_giao_Nam_tong_voi_doi_song_van_hoa_dong_bao_Khmer_dong_bang_song_Cuu_Long.

63.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_ Phat_giao_Nam_tong_Khmer

64. Sách “Phật Giáo Khmer Nam Bộ. Nhũng vấn đề nhìn lại”, trang 134-135 do Nguyễn

Mạnh Cường NXB.Tôn Giáo (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo).

65. Sách “Phật Giáo Khmer Nam Bộ.Nhũng vấn đề nhìn lại” trang 140 do Nguyễn Mạnh Cường NXB.Tôn Giáo (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo).

66. Sách “ Phật Giáo Khmer Nam Bộ.Nhũng vấn đề nhìn lại” Trang 142 do Nguyễn Mạnh Cường NXB.Tôn Giáo (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo).

67.  http://sovhttdl.angiang.gov.vn/chitiettongquan.php?idcm=1&tqid=43:  (Khái lược về kiến trúc và vai trò của chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống người Khmer An Giang)

68. Sách “Phật Giáo Khmer Nam Bộ. Những vấn đề nhìn lại”, trang 143-144 do Nguyễn Mạnh Cường NXB.Tôn Giáo (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo).

69. Sách “Phật Giáo Khmer Nam Bộ.Nhũng vấn đề nhìn lại”, trang 144 do Nguyễn Mạnh

Cường NXB.Tôn Giáo (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo).

70.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2080/Anh_huong_cua_Phat_giao_Nam_tong_voi_doi_song_van_hoa_dong_bao_Khmer_dong_bang_song_Cuu_Long

71.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1290/Gioi_thieu_so_luoc_ve_ Phat_giao_Nam_tong_Khmer

72.http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2080/Anh_huong_cua_Phat_giao_Nam_tong_voi_doi_song_van_hoa_dong_bao_Khmer_dong_bang_song_Cuu_Long

73. http://phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=52464A

74.  http://www.lien-hoa.net/Tham%20cac%20Mien%20dat%20Phat.html  (Thăm  các miền đất Phật ở đôi bờ sông Mê-kông) Trần đức Tuấn.

75. http://www.chuahauc.org/home/news_view.asp?threadid=43

76. http://www.baomoi.com/Huong-ve-Me-Kong/122/4092211.epi

77. http://www.langadida.com/news/cong-vien-phat-o-vientiane/448/

Bình luận bài viết

    Tin sinh hoạt phật sự

    Video bài giảng

    Pháp âm

    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 13)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 12)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Tú Trinh
    • Tịnh Độ Đại Kinh (Tập 11)/ Giải, diễn nghĩa: Pháp sư Tịnh Không/ Trưởng ban biên dịch: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn/ Đọc: Thái Giải
    Pháp âm khác >>

    Thống kê truy cập

    • Online: 69
    • Số lượt truy cập : 6953945